Thủ Bản Hội Mân Côi

 

praytomary

 

Xin Click vào đây để xem nguyên bản

 
Dưới đây là Nội dung Thủ bản: 

KINH MÂN CÔI DÒNG ĐA MINH VIỆT NAM

THỦ BẢN HIỆP HỘI RẤT THÁNH ĐỨC MẸ MÂN CÔI

NỘI DUNG

LỜI GIỚI THIỆU

KÝ HIỆU TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

HIỆP HỘI RẤT THÁNH ĐỨC MẸ MÂN CÔI

CHƯƠNG I: LUẬT CHUNG

I. DANH XƯNG

II. TÔN CHỈ

III. MỤC ĐÍCH

IV. TINH THẦN

V. SỰ ƯU VIỆT

VI. GIÁO HOÀNG VÀ HỘI MÂN CÔI

VII. QUYỀN THÀNH LẬP

VIII. TỔ CHỨC

IX. HỘI VIÊN

X. ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP

XI. GHI DANH GIA NHẬP

CHƯƠNG II: QUY CHẾ RIÊNG

I. TỔ CHỨC

II. SINH HOẠT

PHỤ LỤC: NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT

PHỤ LỤC 1: ĐỨC TIN

PHỤ LỤC 2: SỐNG ĐỨC TIN

PHỤ LỤC 3: ĐÔI NÉT VỀ KINH MÂN CÔI

PHỤ LỤC 4: HƯỚNG DẪN CẦU NGUYỆN

PHỤ LỤC 5: ĐIỀU CẦN KHI ĐỌC KINH MÂN CÔI

PHỤ LỤC 6: PHƯƠNG THỨC LẦN HẠT MÂN CÔI

PHỤ LỤC 7: CÁC KINH THƯỜNG ĐỌC

PHỤ LỤC 8: NHỮNG NGÀY LỄ VỀ MẸ MARIA

PHỤ LỤC 9: NHỮNG LỜI MẸ MARIA HỨA

PHỤ LỤC 10: MẪU GHI DANH GIA NHẬP 

 

LỜI GIỚI THIỆU

Theo thánh Louis Marie Grignion de Montfort (xc. Le Secret Admirable du Très Saint Rosaire, 10-17) và Đức Lêô XIII (xc.Augustissimae Virginis Mariae, 7), thánh Đa Minh được coi là người thành lập Hội Mân Côi. Sau thời thánh Đa Minh, Kinh Mân Côi và Hội Mân Côi hầu như bị lãng quên. Sau này, một tu sĩ Đa Minh là chân phước Alain de la Roche bắt đầu tái rao giảng về Kinh Mân Côi và tái lập Hội Mân Côi; từ đó, Hội Mân Côi phát triển ra ở nhiều nơi (xc. Secret Admirable du Très Saint Rosaire, 18-20).

Kể từ thời thánh giáo hoàng Piô V, các vị giáo hoàng khác và đặc biệt là Đức Lêô XIII đã uỷ thác độc quyền thành lập, cổ võ và phổ biến Hội Mân Côi cho Dòng Đa Minh (xc. Đức Sixtô V, Dum Inefabilia,20/06/1586; Đức Phaolô V, Cum Olim, 20/09/1608; Đức Innocentiô XI,Nuper Pro Parte, 31/07/1679; Đức Bênêđictô XIII, Pretiosus,23/05/1727;  Đức Lêô XIII, Ubi Primum, 02/10/1898).

Tại Việt Nam, các vị thừa sai đã phổ biến Hội Mân Côi từ rất lâu tại các giáo phận do Dòng Đa Minh đảm trách (Bùi Chu, Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn). Từ giữa thế kỷ XX, khi giáo dân từ các giáo phận này di cư vào Miền Nam, Hội Mân Côi cũng được thành lập tại nhiều giáo xứ di cư. Đứng trước nhu cầu mục vụ đó, cha Giuse Nguyễn Tri Ân, OP. đã dày công biên soạn cuốn “Hội Mân Côi” bằng tiếng Việt (Chân Lý Xuất Bản, 1958), và ngài cũng ra sức thành lập Hội Mân Côi nhiều nơi.

Sau năm 1975, các mối liên hệ giữa Tỉnh dòng và các Hội Mân Côi, giữa các Hội với nhau hầu như bị cắt đứt. Các sinh hoạt của Hội Mân Côi hầu như chỉ còn âm thầm và riêng tư. Tỉnh hội năm 2007 đã chỉ thị tái lập Hội Mân Côi. Sau năm 2007, công việc cổ võ Kinh Mân Côi bắt đầu được tái khởi động; nhiều Hội Mân Côi tái sinh hoạt và nhiều Hội Mân Côi được thành lập.

Cuốn Thủ Bản này ra mắt nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tín hữu muốn ghi danh gia nhập Hội Mân Côi; và đồng thời nhằm khuyến khích người tín hữu siêng năng lần hạt Mân Côi theo mệnh lệnh của Mẹ Maria tại Fatima năm 1917 và lời mời gọi tái khám phá Kinh Mân Côi của Đức Gioan Phaolô II (xc. Rosarium Virginis Mariae, 43).

Tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn Thủ Bản này như một nỗ lực làm sống lại thói quen lần hạt Mân Côi nơi mỗi cá nhân, nơi gia đình cũng như nơi cộng đoàn sống đạo nhằm nuôi dưỡng và củng cố đức tin trong cuộc sống hằng ngày. 

Trụ sở Tỉnh dòng, ngày 15/09/2013

Tu sĩ Giuse Ngô Sĩ Đình, OP.

 Giám tỉnh

KÝ HIỆU TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

AD        Đức Lêô XIII, Adiutricem, 05/09/1895

AOP     Annuales Ordinis Praedicatorum I, col. 212

AVM    Đức Lêô XIII, Augustissimae Virginis Mariae, 12/09/1897

BOP      Bullarium Ordinis Praedicatorum, IV, 392

CM       Đức Phaolô VI, Christi Matri, 15/09/1966

CO        Đức Phaolô V, Cum Olim, 20/09/1608

CRP      Đức Piô V, Consueverunt Romani Pontifices, 17/09/1569

DI          Đức Sixtô V, Dum Inefabilia, 20/06/1586

DT         Đức Lêô XIII, Diuturni Temporis, 05/09/1898