Isabel Apawo Phiri, Phó Tổng thư ký của World Council of Churches (Wcc) đã đưa ra lời kêu gọi mọi người trên toàn thế giới nhận thức và cùng nhau cầu nguyện, tố cáo những hiện tượng thù hận phụ nữ, bà nói:
“Mỗi thứ năm bắt đầu từ ngày 31 tháng 5, Wcc sẽ công bố trên trang web và truyền thông xã hội một lời cầu nguyện được chia sẻ từ các thành viên “những người hành hương”, đó là những người mà trong những năm gần đây đã thực hiện các cuộc viếng thăm các cộng đồng khắp nơi trên thế giới đang ở trong tình trạng xung đột, ở những nơi này phụ nữ bị quấy rối tình dục, hãm hiếp, bạo lực gia đình và những bất công khác”.
Isabel Apawo Phiri giải thích: “Trong tất cả các quốc gia mà chúng tôi đã đến thăm, chúng tôi không được chuẩn bị để lắng nghe những câu chuyện của các chị em của chúng tôi; những câu chuyện về bạo lực, lạm dụng, đe dọa, quấy rối và bách hại. Những lời cầu nguyện của “những người hành hương” sẽ phản ánh, suy tư những kinh nghiệm thu thập từ các thành viên của nhóm làm việc vì công lý và hòa bình trong hai năm qua; những người đã quyết định gặp các phụ nữ bị quấy rối từ các cuộc xung đột”.
“Những người hành hương” đầu tiên viếng thăm Abuja, Jos và Yola ở Nigeria vào tháng 8 năm 2017 và Burundi vào tháng 12 năm 2017. Vào tháng 2 năm 2018, “đoàn khách hành hương và các người hành hương” đã viếng thăm Cauca, Uraba, bờ biển Đại Tây Dương, Bogotá, Barranquilla, Valledupar và Bolivar ở Colombia.
Phó Tổng thư ký của World Council of Churches nói: “Chị em của chúng tôi, họ đang mang trong thể xác và tinh thần những vết thương không thể nói ra. Sức mạnh của họ đến từ đức tin nơi Thiên Chúa có thể biến đổi xung đột thành công lý và hòa bình. Những lời cầu nguyện hàng tuần sẽ là một phần của chương trình “Thứ năm đen”, sáng kiến được sinh ra từ phong trào toàn cầu phản đối hiếp dâm và bạo lực như một thực hành có hệ thống trong các hoàn cảnh chiến tranh và xung đột trên thế giới”.
Một chiến dịch khác chống bạo lực đối với phụ nữ Kitô giáo ở Ấn Độ đã được thúc đẩy bởi Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ (Acs), trong một báo cáo, cũng nêu bật hàng ngàn phụ nữ tiếp tục bị thiệt thòi. Nhờ hoạt động của Giáo hội Công giáo, họ đã khám phá nhân phẩm của mình. Chính đức tin Kitô giáo đã mang lại nhiều sự phong phú cho cuộc sống của họ, sự phong phú mà đã từng bị thoái hóa từ phía của xã hội và đặc biệt là những người theo trào lưu chính thống Hindu, những người thường thể hiện sự thù địch đối với họ và thậm chí có thái độ đe dọa. Alessandro Monteduro, giám đốc của Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ giải thích: “Những người anh em dũng cảm của chúng tôi. Chúng tôi muốn cống hiến một chiến dịch để suy nghĩ cách đặc biệt cho những phụ nữ sống trong tình trạng còn tồi tệ hơn, bị ba lần phân biệt đối xử: bởi vì là phụ nữ, bởi vì là Dalit và bởi vì họ là Kitô hữu.
Hai dự án mà các nhà hảo tâm của Acs ở Ý sẽ hỗ trợ cho giáo phận nghèo của Rayagada ở bang Orissa, giống như cách đây 10 năm đã xảy ra bạo lực tàn sát chống Kitô giáo. Monteduro nói: “Dự án đầu tiên đó là một quá trình huấn luyện Kitô giáo, trong đó có ba trăm phụ nữ có thể học hỏi một cách nền tảng giáo lý của Giáo Hội về tôn trọng nhân phẩm phụ nữ và gia đình. Và dự án khác dự tính xây dựng hai nhà thờ, trong các làng Chithrakote và Chetanpur, mà cuối cùng sẽ cung cấp hai cộng đồng bao gồm 512 và 239 tín hữu một nơi để cầu nguyện và tham dự thánh lễ. Giáo hội ở Ấn Độ thực hiện một công việc phi thường trong việc chuộc lại người Dalit, cho phép họ bắt đầu một cuộc sống mới với nhận thức rằng họ không thua kém người khác; bởi vì trước đây hệ thống phân cấp xã hội muốn họ tin rằng họ ở vị trí thua kém người khác.
Đức cha William D’Souza, Tổng giám mục Patna nói thêm: «Chúng tôi muốn hình thành một xã hội mới được thiết lập trên các giá trị của Tin Mừng: tình yêu, sự bình đẳng và phẩm giá con người và chúng tôi làm điều đó trước hết thông qua các trường của chúng tôi, nơi có hơn 90% học sinh theo đạo Hindu. Ngoài các trường học, Giáo hội địa phương điều hành các trung tâm chăm sóc sức khỏe, các chương trình tín dụng vi mô, các trường cao đẳng”. Vị giám chức kết luận: “Với các việc phục vụ này, cùng với sự hỗ trợ liên tục và không thể thiếu của các nhà hảo tâm của Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ là những đối tác của chúng tôi trong sứ mệnh của Chúa Giêsu; đó là cách chúng tôi loan báo và phục vụ Tin Mừng”.(L’Osservatore Romano 31-5-2018)
Ngọc Yến
(RadioVaticana 01.06.2018)