Năm 1184, Đức Giáo hoàng Lucius III khởi sự “Tòa án của Bộ Thẩm tra và Bộ Giáo lý (Đức tin).” Sau đó, vào năm 1542, phải đối mặt với sự đe dọa của Tin Lành, Đức Giáo hoàng Phaolô III đã thành lập Tòa Thẩm tra Roma kéo dài đến bán thế kỷ 19.
Các hồng y, được gọi là điều tra viên, có quyền phán xét và lên án, thậm chí án tử hình, những người được coi là dị giáo. Bằng chứng về những thời đại đó được bảo tồn rất kỹ càng ở Vatican.
Alejandro Cifres, Thánh bộ Giáo lý Đức tin:
“Tòa Thẩm tra Roma đã được bắt đầu như một tòa án để ngăn chặn sự bất đồng tôn giáo, dị giáo, và vì thế, như mọi tòa án, người ta đều khiếp sợ” “Kiểm tra tập tài liệu này bạn có thể thấy những gì từ bên trong Tòa Thẩm tra. Bạn thấy tòa án là gì, bạn thấy nó hoạt động như thế nào. Tòa Thẩm tra dị giáo không chỉ là một tòa án. Nó chủ yếu là một nơi để kiểm soát các ý tưởng và hành vi nói chung.”
Cũng trong tòa nhà này, những kẻ dị giáo đã bị cầm tù 500 năm trước. Nhà thiên văn học Giordano Bruno bị kết án tử hình, và Galileo Galilei bị phán xét vì lý thuyết nhật tâm của ông.
Alejandro Cifres, Thánh bộ Giáo lý Đức tin:
“Ở đây bạn có thể thấy một số xà lim nhà tù được xây dựng, nhưng 100 năm này những xà lim này không được sử dụng.. Năm 1925, Đức Giáo hoàng Piô XI ra lệnh phá hủy phần này và xây dựng những gì mà bây giờ là mặt tiền hiện tại của tòa nhà này.”
Những cử chỉ hoặc bản vẽ về Chúa Giêsu Kitô được coi là chống đối hoặc xúi giục bởi ma quỷ chống lại Kitô giáo, bị Giáo Hội trừng phạt và tịch thu.
Alejandro Cifres, Thánh bộ Giáo lý Đức tin:
“Ở đây chúng ta có một mẫu gương không phải là cách duy nhất mà Tòa Thẩm tra điều tra mọi người, mà còn là cách để họ cố gắng kiểm duyệt những ý tưởng và thậm chí cả hình ảnh. Ở đây chúng ta thấy một số trưng bày thú vị về Đức Kitô rằng, theo truyền thuyết nổi tiếng, đã được thực hiện bởi ma quỷ.”
Trong một bức thư gửi cho các hồng y, Thánh Gioan Phaolô II đã yêu cầu Giáo Hội ghi nhận những sai lầm của “những người của Giáo hội, trong danh nghĩa Giáo hội,” và khuyến khích họ ăn năn.
Năm 2000, Thánh Gioan Phaolô II đã xin lỗi vì Tòa Thẩm tra Dị giáo và mở những tài liệu lưu trữ của của nó cho công chúng. Đây là một sáng kiến không chỉ của mình ngài, mà còn là của Bộ trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger.
Alejandro Cifres, Thánh bộ Giáo lý Đức tin:
“Chính là Ratzinger, trên hết, ngài đã nhắc nhở chúng ta mở ra. Ở đây ngài rất lượng lự, ngài sợ, ‘Ai biết được những gì mình sẽ tìm thấy trong kho lưu trữ.’ và nói, ‘Đủ rồi, tranh luận đủ rồi, do dự đủ rồi, chúng ta phải mở ra thôi. Chúng ta không được sợ sự thật.’”
Theo Henry Kamen, người gốc Tây Ban Nha, người ta ước tính rằng hơn 40.000 người đã bị Tòa Thẩm tra Dị giáo hành hình khắp Âu châu .
Bây giờ, bất kỳ người nào, của bất kỳ tôn giáo hay tư tưởng nào đều có thể yêu cầu tham khảo các tài liệu lịch sử này bằng cách trình bày một chứng chỉ viện sỹ. Cái gì đó đã được coi là không thể tưởng tượng được 500 năm trước, khi Tòa Thẩm tra Dị giáo Roma bất đầu.
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn