Nhân ngày Đại Hội Giới Trẻ sẽ khai mạc ngày thứ ba 26 tháng 7, báo Thánh giá đã cùng với tổ chức Mục vụ quốc gia để Rao giảng phúc âm cho người trẻ đã có một cuộc thăm dò ý kiến OpinionWay. Cuộc thăm dò cho biết, đã có một cuộc hồi sức về mặt tôn giáo nơi người trẻ từ 18 đến 30 tuổi. Nhưng đối với hơn một nửa người trẻ, vấn đề tôn giáo vẫn còn là một yếu tố chia rẽ.
Các người trẻ Pháp sẽ làm hòa lại với Chúa? Dù sao, ngược với cha ông mình, họ không còn chống đối. Theo cuộc thăm dò OpinionWay độc quyền cho báo Thánh giá thì chân dung của những người trẻ từ 18 đến 30 tuổi cho thấy, đây là một thế hệ tin hơn, có tinh thần tôn giáo hơn thế hệ cha ông.
Chắc chắn, những người trẻ nói rằng họ tin vào sự hiện hữu của Chúa (46 %) thì vẫn là thiểu số so với xã hội Pháp đại đa số theo thuyết bất khả tri. Nhưng, nếu so các con số này với các con số của các cuộc thăm dò khác, thì chung chung so với dân số Pháp, người trẻ tin hơn: theo một cuộc thăm dò cách đây một năm của Hội đồng nam nữ tu sĩ Pháp (Corref) thì chỉ có 38 % người Pháp nói họ tin vào sự hiện hữu của Chúa.
Công giáo (42 %), hồi giáo (4 %), tin lành (3 %)… Vượt ngoài tín ngưỡng, người trẻ Pháp nhận căn tính mình thuộc về một tôn giáo mạnh hơn là cách đây mười năm: theo một cuộc thăm dò cùng năm ở tầm mức Âu châu, năm 2008 chỉ 34 % những người từ 18 đến 29 tuổi vào một tôn giáo, so với bây giờ là 53 %.
Biên giới dịu hơn giữa người tin và người theo thuyết bất khả tri
Tác động của tuổi? Không chỉ có vậy. Theo nữ tu Nathalie Becquart, người đảm trách mục vụ người trẻ của Hội đồng Giám mục Pháp, thì ở đây có «tác động của thế hệ». «Một sự cắt đứt rõ với thế hệ 1968, xơ giải thích, sau năm 1968 việc giữ đạo sụt hẳn. Nhưng sau đó nó đã không được tăng lên.»
Từ đó có một sự quay về với nước Pháp theo kitô giáo ngày xưa… chắc chắn là không. Sự quay về này mang tính di động và tỏa lan qua các hình thức thiêng liêng khác hơn là hình thức thờ phượng theo truyền thống: «40 % cầu nguyện, 30 % cho rằng chiều kích thiêng liêng quan trọng trong cuộc sống của họ, một trên năm đã từng đi họp mặt hay hành hương: còn tốt hơn là đi lễ ngày chúa nhật», nữ tu Nathalie Becquart cho biết. Các biên giới cũng dịu hơn giữa những người tin và người theo thuyết bất khả tri, một trên bốn người trẻ không tôn giáo cho biết mình có cầu nguyện trong đời.
Điều này phù hợp với các cuộc thăm dò gần đây của các nhà xã hội học, từ cuối những năm 1980, đã có một sự thấy rõ về căn tính của các tôn giáo ở các nơi công cộng, trong khi căn tính này theo truyền thống Pháp thường chỉ thấy trong lãnh vực riêng tư và thân tình, theo phân tích của ông Charles Mercier, nhà xã hội học ở Đại học Bordeaux thì căn tình này thể hiện qua: y phục (khăn voan của các cô gái trẻ hồi giáo, áo có in các câu Phúc Âm của các thanh niên trẻ kitô giáo), các lời nói, các trang trang mạng xã hội, các thực hành đạo như giữ chay tháng ramadan của hồi giáo, ngày JMJ của công giáo.
Càng giữ đạo thì càng dễ sống đức tin
Tuy nhiên cách mà người trẻ thực thi tín ngưỡng của mình tỏ lộ cho thấy những kinh nghiệm rất đối chọi nhau. Gần (50 % chống với 49 %) nói dễ hoặc khó để có đức tin ở Pháp bây giờ, dù ở bất cứ đạo nào. «Người thì gia nhập trọn vẹn, người thì cảm thấy bị loại trừ, người thì thấy khó để có một căn tính tôn giáo trong xã hội Pháp: nhưng cảm nhận này có mặt trong tất cả các tôn giáo; trong mỗi tôn giáo, luôn có người cảm thấy mình bị bức bách hay đối xử tệ», ông Charles Mercier phân tích.
Tuy nhiên, một cách chung chung, khi tín hữu càng giữ đạo thì họ càng thấy dễ sống với đức tin của mình (56 %). «Trên lãnh vực này, người ta nhận thấy mọi chuyện không đến nỗi tệ», ông Jean-François Bruneaud cho biết, ông cũng là nhà xã hội học ở Đại học Bordeaux, ông quan tâm đến cách mà các người trẻ, nhất là người hồi giáo, sống đời sống thế tục của mình. Ông giải thích, «đa số không có vấn đề với thế tục. Đòi hỏi của họ là một đòi hỏi có tính cách hội nhập trong một xã hội thế tục, một xã hội được đào tạo theo công giáo.»
Theo ông, chính trong bối cảnh này, cần phải sắp đặt lại các cách diễn tả của một hồi giáo có căn tính hơn. «Đối với những người trẻ hồi giáo, tôn giáo nằm trong đời sống của họ, và khó để tách thiêng liêng ra khỏi căn tính hơn là nơi người kitô về mặt “văn hóa”, họ xa việc giữ đạo hơn. Rất nhiều người sẽ uống rượu nhưng lại đứng chân trong chân ngoài với việc ăn thịt halal: chúng ta đứng trước một căn tính được người trẻ tái dựng lại, họ không thật sự được cha mẹ trao truyền đức tin, họ tự tìm hiểu qua sách báo, bạn bè hoặc Internet.» 48 % các người trẻ thuộc các tôn giáo khác (chính yếu là hồi giáo) nói họ xem các trang mạng nói về tôn giáo, trong khi chỉ có 15% thanh niên trẻ kitô giáo xem.
Tôn giáo, yếu tố của chiến tranh và của chia rẽ
Tuy nhiên, và đây là điều học hỏi quan trọng thứ nhì của cuộc thăm dò, hơn một nửa người trẻ Pháp cho rằng tôn giáo là một yếu tố của chiến tranh và chia rẽ. Một con số khủng khiếp, nhưng phải đặt trong tương quan của một thực tế bị lay động bởi các cuộc tấn công của hồi giáo ở nhiều vùng trên thế giới. Không phải chỉ duy nhất, ông Charles Mercier uyển chuyển: «Đó là một khái niệm ăn sâu trong tâm tưởng người Pháp có từ thời các cuộc chiến tranh tôn giáo, sự thế tục hóa trường học của thế kỷ 19.»
Một tiến hóa khác, các người trẻ có lòng tin thường ở các thành phố lớn hơn là thôn quê. Người ta thường nghĩ giữ đạo ở Pháp là qua nóc chuông và nhà thờ ở làng quê. Nhưng bây giờ thì ngược lại.
Cuộc thăm dò cho thấy, «sa mạc thiêng liêng ở vùng quê» là đặc nét của các tôn giáo ở nước Pháp ngày nay, nó nêu rõ tính cách tôn giáo ở đô thị theo một cách mới: theo truyền thống là ít tính cách tôn giáo, đảo Yle-de-France trở thành một vùng rất đông (56 %), so với 46 % ở vùng Nam-Tây, vùng có tính cách lịch sử của việc bài giáo sĩ và sự tận căn ở Pháp. Điều này khẳng định sự quan trọng của phái đoàn vùng Paris đi dự ngày JMJ chẳng hạn. «Sự kiện mang tính cách tôn giáo được thấy rõ hơn ở các thành phố lớn hơn là ở các vùng quê», ông Charles Mercier nhấn mạnh.
Các phụ nữ trẻ ít tin hơn
Một điểm lý thú khác cần lưu ý: trong khi từ thế kỷ 18, theo truyền thống, người ta ghi nhận phụ nữ giữ đạo nhiều hơn, bây giờ không còn đúng nơi những người trẻ: ngày nay các cô gái (51 %) tuyên bố không tin hơn là con trai (55 %).
Các con số này có góp phần vào ảnh hưởng của hồi giáo trên các thanh niên nam không? Không chỉ vậy. «Tại Mỹ cũng vậy, chúng ta cũng thấy cùng hiện tượng: các cô gái trẻ ít đồng ý với các quan điểm của Giáo hội công giáo», xơ Nathalie Becquart cho biết, theo xơ «điều này cũng đụng đến vấn đề phụ nữ trong Giáo hội».
Cũng được đào tạo và có cùng việc làm như nam giới, bây giờ các phụ nữ trẻ cũng bị tác động theo cùng một cách của sự thế tục hóa. Thế mà, khi chỉ nhắm đến các các bé trai để nói đến ơn gọi cho các linh mục tương lai, Giáo hội đôi khi cho cảm tưởng chuyển hướng về các cô gái.
Cuộc thăm dó được làm từ ngày 9 đến 17 tháng 6-2016
(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 26.07.2016/
la-croix.com, Céline Hoyeau và Nicolas Senèze, 2016-07-24)