Ấu trĩ hay dễ tính? Các nhà cầm quyền tôn giáo ở Ba Lan dứt khoát: không dùng các nút cười smiley trong các văn bản của giáo xứ.
Một thông cáo của linh mục Maciej Szczepaniak, phát ngôn viên của Tòa Giám mục công giáo giáo phận Poznan, nêu lên khía cạnh “trẻ con” khi dùng các nút cười trong các văn bản của giáo xứ đăng trên internet”. Chúng tôi xin các linh mục không nên dùng các “nút cảm xúc” trong các văn thư liên lạc của giáo xứ trên mạng. Cách dùng này thường được xem như cách ứng xử trẻ con”. Để thư giãn bầu khí và để bản tin được loan đi tốt hơn, chính bản tin đầu tháng cũng đã dùng nút này.
Phát ngôn viên của Tòa Giám mục công giáo giáo phận Poznan không đùa. Rất bực mình, linh mục nhấn mạnh, theo cha, đây là một sự “mất kiểm soát, trong một vài trường hợp, các linh mục dùng các nút cảm xúc này trong từng hàng”.
Trên thực tế, các nút cảm xúc này càng ngày càng thấy nhiều trên mạng, nó được dùng để việc thông tin dễ dàng hơn, rất nhiều người dùng nó. Các linh mục cũng hiểu điều này, và họ thường dùng để biểu lộ cảm xúc, vui cười, tâm trạng và các quan hệ viễn liên. Dù vậy, loại diễn tả cảm xúc này nên dùng trong khuôn khổ riêng tư, giữa bạn bè với nhau, khi viết SMS hay trên các trang mạng xã hội. Từ các biểu lộ cảm xúc đa dạng, với năm tháng, các “hình dạng cười màu vàng” đã có rất nhiều chọn lựa để được dùng trong rất nhiều trường hợp. Qua hình ảnh, có những nút cảm xúc giúp nhấn mạnh một lời nhắn, hai tay chắp lại, một nhà thờ, một ngọn nến, một khuôn mặt thiên thần đưa ra các biểu tượng cảm xúc tôn giáo.
Linh mục Ba Lan nhấn mạnh về việc công bố các bản tin sinh hoạt giáo xứ “có nội dung tôn giáo và không được làm cho thành tầm thường” để nói lên tính đặc biệt của Giáo hội công giáo. Nhưng rốt cùng, có phải linh mục phát ngôn viên giáo phận Ponan muốn nhắc lại: “Anh em không thuộc về thế gian này” (Ga, 15, 19) hay “Anh em đừng rập theo đời này” (Rm, 12) không?
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch