Bài giảng trong Thánh Lễ Hành Huơng La Vang Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng 2/2015

Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xavie,

 

Kính thưa Đức Ông Jêrôm, Cha Giám Đốc Trung tâm Hành hương Toàn quốc La Vang, Các Cha Hạt trưởng, quý Cha trong ngoài Địa phận, cùng  quý Ông Bà Anh Chị Em gần xa, đến với Mẹ La Vang trong Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng 2/2015.

 

Hôm nay, trong tuần lễ Đức Mẹ Dâng Chúa vào Đền Thờ, và cũng  là Tuần lễ Quốc tế Thánh Hiến, con xin chia sẽ một vài tư tưởng nhỏ.

 

Các bài đọc trong phụng vụ Lễ Dâng mình hôm nay, Giáo Hội muốn nhấn mạnh đến sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đền Thánh để mọi người dân có thể đến với Ngài mà không phân biệt Giới tính hay phẩm cấp trong xã hội.Trong tất các tôn giáo, Đền Thờ là nơi mà con người trần tiếp cận dể dàng nhất với Thần Linh. Với dân Do Thái, khởi đầu đền thờ của họ là Lều Hội Ngộ, khi họ còn lang thang suốt 40 năm trường trong sa mạc. Sau khi vào được Đất Hứa,vua Salomon đã xây một đền thờ Jesusalem là nơi đặt Hòm Bia Thiên Chúa, sau nhiều lần bị  phá hủy toàn bộ. Sự hiện diện của TC không còn giới hạn tại Đền Thờ, nhưng lan tràn mọi nơi và mọi lúc, đâu có dân Thánh, ở đó có Thiên Chúa ngự trị.

 

Bài đọc I: Tiên Tri Malaki xuất hiện năm 515 trước TC Giáng Sinh, loan báo vị cứu tinh sẽ đến: “Này Ta sai sứ giả của ta đến dọn đường trước mặt Ta, và bỗng nhiên Chúa Thượng mà các ngươi tìm kiếm, đi vào thánh điện của ngươi kìa, vị sứ giả của giao ước mà các ngươi đợi trông đang đến, Đức Chúa các đạo binh phán.” Theo lời Malaki, một sứ giả sẽ đến trước để dọn đương, trước khi Đấng Thiên Sai đến, và khi dọn đường xong, Đấng Thiên sai sẽ đến bất cứ lúc nào.

 

1. Theo truyền thống người Do Thái đương thời, ngày Đấng Thiên Sai đến sẽ là ngày kinh hoàng cho kẻ dữ. Nhưng sẽ mang lại vinh quang cho những người Israel con sống sót, tiên tri nói về ngày nầy như sau: “Ai chịu nỗi ngày Người đến? Ai đứng được khi Ngài xuất hiện? Quả thật người như lửa của người luyện kim, như thuốc tẩy của người thợ giặt. Người sẽ ngồi để luyện kim tẩy bạc; Người sẽ thanh tẩy con cái Lêvi và tinh luyện chúng như vàng, như bạc. Đây là hai nhiệm vụ chính của của sứ giả dọn đường cho Đấng cứu Thế, là Thanh Tẩy và Tinh luyện tâm hồn dân chúng để họ sẳn sàng cho ngày Thiên Chúa đến.

 

2. Điều thứ hai, Tiên tri muôn nhắn gửi dân chúng là: Song song với  bổn phận của con người đối với Thiên Chúa, là sự tương quang giửa con người với nhau; nhất là những người trong gia tộc. Một khi sự tương quang với Thiên Chúa có vấn đề, thì tương quan kia bị thiệt hại. Vì thế, sứ giả dọn  đường cho TC phải chú trọng đến tương quang cả gia tộc tính hay xã hội.

 

Bài đọc II: Thư gửi tín hữu Do Thái: Khi cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội  sơ khai lan rộng đến vào thế giới Hy Lap, thì Giáo Hội gặp nhiều khó khăn, làm sao để giải thích cho họ hiểu được Thiên Chúa Nhập Thể.

 

1. Làm sao Thiên Chúa phải chịu Nhập Thể. Vì họ quan niện rằng Thiên Chúa  hoàn toàn là Thần khí, vì thế nơi ngài không có vật chất, nên khi con người muốn đến với Thiên Chúa thì phải làm sao thoát khỏi ngục tù thân xác đang giam hãm linh hồn con người, để con người chỉ còn Thần khí mà thôi, như thế con người mới đến với Thiên Chúa được. Trong khi đó, Giáo Hội lại đi ngược lại tư tưởng Hy Lạp,  là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, phải đi qua con đường Nhập Thể để cứu chuộc con người.

 

2. Người Hy Lạp và người Do Thái không chấp nhận việc Thiên Chúa chịu đau khổ như con người. Họ lý luận: Nếu Thiên Chúa không có uy quyền để vượt thoát đau khổ, thì làm sao giúp con người vượt qua đau khổ được.

 

KiTô giáo cũng không chấp nhận cách lý luận của Hy Lạp. Theo KITÔ giáo, “Không thể có Ơn Cứu Độ nếu Con Thiên Chúa không Nhập Thể làm người (Chết trên Thập Giá). Tác giả Thư Do Thái đã cố giải thích hai vấn nạn nầy cho thế giới Hy lạp và Do Thái. Tin Mừng Luca hôm nay nói lên ý nghĩa của cuộc gặp gỡ giửa Thiên Chúa và con người qua sự kiện gia đình Thánh Gia đưa con vào đền thờ theo luật Maisen, một biểu hiệu trong công trình thiên nhiên. Ngài đi vào thiên nhiên để gặp gở và cùng đồng hành với nhân loại.

 

1. Vì thế trẻ em sơ sinh trong thời hạn luật định, phải mang đến đền thờ dâng cho Thiên Chúa (Xh 13,2) và từ Ai Cập, Ta đã gọi con Ta (Hs 11,1). Khi dâng Hài Nhi cho Thiên Chúa, Đức Mẹ và Thánh Giuse nhận biết Người là con Thiên Chúa  đã được tuyển chọn (Lc 9,35) và là một dân tộc được ưu tuyển để thánh Hiến cho Thiên Chúa (Đnl 7,6), để giải phóng nhân loại khỏi lầm than xích xiềng tội lỗi.

 

2. Theo luật Maisen, phụ nử khi sinh con được coi là không thanh sạch trong 40 ngày nếu là con trai, và trong 80 ngày nếu là con gái. Trong những ngày đó, họ không được vào đền thờ và không được đụng chạm đến đồ thánh hiến cho Thiên Chúa. Hết ngày kiêng cữ trên, các ngài vào đền thờ để được thanh tẩy và chuộc lại con trai đầu lòng theo luật dạy (Lv 12,8).

 

3. Người con đầu lòng là tài sản của Thiên Chúa. Vì thế có tục lệ dâng con và dâng lễ vật để chuộc lại (Xh 13,2). Lễ vật là một con chiên nếu gia đình có điều kiện hay hai con chim gáy làm lễ vật. Hai ông bà trong cảnh nghèo khổ, nên chỉ dâng vào đền thánh một cặp chim gáy. Như thế sự kiện dâng Chúa vào đền thánh diễn ra bình thương dưới mắt người đời, nhưng trong lịch sử Cứu Độ, đây là việc thực hiện lời tiên báo của Tiên tri Malaki 3,1: “Vị Chúa Tể mà các ngươi đòi hỏi và thần sứ mà các ngươi ước nguyện, nay vị ấy đến”.

 

4. Khi hai ông bà vào đền thánh theo luật dạy thì có cuộc gặp gở giửa Cựu và Tân Ước, già và trẻ gặp nhau, hai vị trưởng lão Simêon và Anna gặp gỡ trẻ Giêsu. cuộc gặp gỡ tình người nầy, là cuộc trao đổi. Thế hệ cao tuổi trao lại cho thế hệ trẻ, kinh nghiệm sống đã thu lượm được, những giá trị của đời sống, niềm hy vọng, cùng lời chúc lành mong chờ đợi trông của mình. Giới trẻ đón nhận những trối trăn của lớp trưởng thượng trao lại. Thế hệ lớn tuổi, qua lời ông Simêon, mời gọi chúng ta hãy nhìn ngắm hành vi lân tuất của Thiên Chúa, Đấng đã đổ tràn hồng ân Thánh Thần trên các tín hữu của mình ngõ hầu hoàn tất dự án huyền nhiệm tinh yêu của Ngài. Ông cũng là mẫu gương của người mở rộng lòng tới tác động của Thiên Chúa.  Ông bồng Hài Nhi và chúc tụng Thiên Chúa:  “Lạy Chúa, giờ đây theo Lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ nầy ra đi bình an. Vì chính mắt tôi đã thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân, đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,là vinh quang của Israel dân Ngài.”

 

Để kết thúc bài suy niêm hôm nay, con xin trích lại lời của Đức Giáo Hoàng  Phanxicô trong bài chia sẽ Ngày Quốc tế Thánh hiến 2/2 vừa qua tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô: Ngài nói sự vâng phục của Đức Maria và thánh Giuse trước “quy luật của Chúa” và sự vâng phục của Simêon và Anna với Chúa Thánh Thần: “Tôn giáo đạt được trí tuệ thông qua sự vâng phục.”

 

Ngài nói tiếp: “Phục thiện và vâng lời là phù hợp với “logic” của Ngôi Lời Nhập Thể: phục thiện và vâng lời đối với người sáng lập, phục thiện và vâng lời theo một quy tắc cụ thể, phục thiện và vâng lời đối với cấp trên, phục thiện và vâng lời đối với Giáo Hội. Đó là sự phục thiện và vâng lời cụ thể.”

 

“Đổi mới đích thực về đời sống tu sĩ – Ngài nói thêm – bao gồm một “tình yêu tuyệt vời cho luật lệ này” và lắng nghe những người lớn tuổi trong cộng đoàn, để các đặc sủng của học viện tôn giáo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.”

 

Lm Antôn Huỳnh Đầy, Bề trên Tổng quyền Dòng Thánh Tâm-Huế