lavie.fr, Laurence Desjoyaux
Bằng chứng cho chủ đề được nhiều người ưa chuộng: chỉ trong vòng 24 giờ ghi tên, tất cả các chỗ đã hết! Các người tổ chức buổi hội thảo “Tintin ở Vatican” đã phải tổ chức thêm một ngày (19 tháng 1) ở Notre-Dame d’Auteuil. Còn buổi nói chuyện ngày 18 tháng 1 sẽ được tổ chức ở Trường của các tu sĩ Bernardin. Phải nói là chủ đề cũng như ban thuyết trình chỉ làm cho các người công giáo hâm mộ Tintin kéo nhau đi mà thôi: ông Giovanni Maria Vian, giám đốc báo Osservatore Romano, ông Jean-Luc Marion, Viện hàn lâm Pháp, ông Rémi Brague, Viện hàn lâm Luân lý, Chính trị. Trọng tâm cuộc thảo luận của họ là câu hỏi: Tintin có phải là một anh hùng kitô giáo không?
Ông Giovanni Maria Vian cho biết: “Người ta không tìm thấy một họa tiết hay đoạn nào cho thấy Tintin tỏ ra mộ đạo, điều duy nhất gần với việc mộ đạo là năm 1948, Hergé vẽ hình bìa một phóng trẻ quỳ trước máng cỏ với các ông Dupondt, đại úy Haddock và giáo sư Tournesol. Nhưng rõ ràng Tintin là tín hữu kitô dù tác giả không nói ra. Một cách tự nhiên, Tintin là tín hữu kitô”, ông ông giám đốc nhật báo Osservatore Romano của Vatican tin chắc. Ông có bộ sưu tập các ảnh chưng liên quan đến các cuộc phiêu lưu của Tintin.
Trong mười năm gần đây, tờ báo này ít nhất đã có hai hình bìa cho nhân vật Tintin. Ngoài ra theo ông Giovanni Maria Vian, còn có cả khía cạnh Đức Phanxicô nơi Tintin, người chiến đấu chống các đa quốc gia trong Tai Vỡ (Oreille cassée), không chịu tin mặc cảm tội lỗi của người du mục trong các chuyện Nữ trang của Castafiore và, trong mọi hoàn cảnh, đó là lời vinh danh sống động cho tình huynh đệ và cho việc đi tìm sự thật và công chính. Nhà báo nhấn mạnh: “Tintin là chuẩn mực của sự thiện, một tấm gương đáng được mến chuộng trong xã hội phân tán của chúng ta”.
Tintin, là đức bác ái, Milou là hy vọng và đại úy Haddock là đức tin!
Triết gia và nhà hàn lâm công giáo Jean-Luc Marion bảo vệ cho đề tài “sự hiện diện của thần học ẩn ngầm trong tác phẩm của nhà văn Hergé” trong một tiểu tác phẩm, được nhà xuất bản Hachette xuất bản năm 1996 “Tintin người Kinh khủng”, bình thường triết gia làm việc với các đề tài “nghiêm túc” hơn như hiện tượng học của sự hiến tặng. Triết gia Jean-Luc Marion triển khai: “Tintin bắt đầu vào cuối những năm 1920 ở nước Bỉ thuộc địa với tập Tintin ở Congo. Trong cuộc phiêu lưu này, hiện tượng tôn giáo mang tính xã hội, được cụ thể hóa bằng sự hiện diện của các nhà truyền giáo. Và chúng ta ở trong một tầm nhìn theo cơ chế kitô giáo”.
Theo triết gia, trong thời Thế chiến Thứ hai, các cuộc phiêu lưu của Tintin phản ảnh một “thần học của sự vắng bóng Thiên Chúa, của tiêu cực và của phê phán”. Trong tập Ngôi sao Huyền bí (1942), “điều đầu tiên được trình bày như tận thế thì thật ra chỉ là một trận động đất, nhà tiên tri là nhà tiên tri giả bị Tintin chỉ trích, cho ông ta là “phạm phượng” khi nói với ông “Đây là Chúa Cha” để kéo ông ra khỏi cơn ngông cuồng của ông ”.
Trong những năm 1950 và 1960, Hergé trải qua một cơn khủng hoảng cá nhân. Ông tái sinh trong tập Tintin ở Tibet (1960), đó là tập thứ 20 của ông, một thời kỳ theo hình thức của cuộc phiêu lưu nội tâm, để phóng viên nói lên tình bạn thì mạnh hơn là cái chết. Tất cả câu chuyện kết nối chung quanh đức tin của Tintin, dù cho có nhiều yếu tố, Tintin vẫn tin bạn Tchang của mình còn sống. Triết gia Jean-Luc Marion ghi nhận: “Trong cảnh cuối cùng, khi các tu sĩ đi gặp Tintin mang Tchang về và nói bạn mình là ‘giữ lòng sạch sẽ’, một cụm từ được dùng trong Tám mối phước thật, ‘Phúc thay cho ai có lòng sạch sẽ’. Theo tôi, chúng ta thấy ba nhân đức đối thần trong các nhân vật. Tintin là đức ái, Milou, chạy theo bên cạnh Tintin và cự lại mọi cám dỗ là tượng trưng cho hy vọng, còn đại úy Haddock, khi nào cũng nói tôi sẽ không đi nhưng cuối cùng đi theo Tintin, thì đó là đức tin!”
Hergé nói với tôi, rằng tôi đã cho ông biết rất nhiều về chính ông! (Jean-Luc Marion)
Theo nhà hàn lâm, sự tiến hóa của thần học ẩn ngầm trong Tintin cũng là phản ảnh cho sự tiến hóa của thế kỷ. “Như các tiểu thuyết gia lớn, Hergé đã biết đưa thời của mình vào sự thật của nó. Nếu độc giả muốn biết về thế kỷ 20 thì họ phải đọc các tác phẩm của Proust và Céline, và cả Hergé nữa!”
Nhưng tác giả của nhân vật Tintin nghĩ gì về tác phẩm của ông? Triết gia Jean-Luc Marion đã may mắn gặp tác giả trong những năm 1970 để đặt câu hỏi này. “Ông nói với tôi hai chuyện: trước hết ông không bao giờ nghĩ tới, nhưng sau đó ông nói, tôi đã cho ông biết rất nhiều về chính ông!” Từ cuộc gặp gỡ này, triết gia ở trong số người ưu tiên mà nhà văn Hergé mỗi năm gởi thiệp chúc là một bức vẽ không ai có…
Marta An Nguyễn chuyển dịch
Nguồn tin: Phanxico