Niềm tri ân ! (Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam ) 2014

 

NIỀM TRI ÂN ! (Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam ) 2014

   “… Kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26, 52 ).

 

Thưa quý vị , và các bạn ! Tử  Vì Đạo là chia sẻ Đức Tin cho người khác. Vâng, một sự chia sẻ đầy ý nghĩa, một sự trao ban tuyệt vời ! Chúng ta đừng nghĩ rằng Tử Vì Đạo là chết cho Chúa, chết vì Chúa. Điều nầy không sai, nhưng chưa đầy đủ ý nghĩa với sứ mạng cao cả là “TỬ VÌ ĐẠO “.

 

Vâng, Tử Đạo là một sự đáp trả “TÌNH YÊU”, vì Chúa Giêsu nói : “ Không có tình yêu nào cao cả hơn kẻ hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu. “ ( Ga 15, 13) . Và :  “ Thầy không gọi anh em là tôi tớ, mà là bạn hữu. … ” ( Ga 15, 15).

 

Vâng, một Ngôi Vị Thiên Chúa muốn làm bạn hữu với phàm nhân. Một chân lý tình thương tuyệt vời, duy nhất , hiện hữu , nhưng đến từ trời cao. Vậy mà, chính Người bị “đem đi giết “. Như vậy, Chúa Giêsu “bị đem đi giết” không phải vì Chúa Cha, Thiên Chúa là Cha nhân từ, Ngài không cần  lấy đi “mạng sống” hữu hình  của nhân thế làm chi, Thiên Chúa càng không muốn lấy mạng phàm nhân làm gì? Kể cả người lành cũng như kẻ ác. Điều ấy là chân lý. Sự chết là của con người và do con người. Điều mà Thiên Chúa muốn là : “ tấm lòng từ bi nhân hậu”. Chúng ta nhớ lại câu chuyện tổ phụ Apraham xem. Tổ phụ Apraham được Thiên Chúa thử thách bằng việc hiến dâng người con trai duy nhất để làm lễ toàn thiêu cho Thiên Chúa. Nhưng, quả thật , Thiên Chúa chỉ thử thách ông. Và chúng ta thấy, Thiên Chúa lại dùng cách khác để cho Apraham tế lễ. Là có con dê rất tốt, mắc sừng bụi gai, tổ phụ Apraham đã dùng con dê ấy để tế lễ Thiên Chúa thay cho con mình.

 

Chúng ta thấy, việc làm của Thiên Chúa vô cùng nhân hậu và trọn vẹn nghĩa tình. Từ đó suy ra, Hy Tế cứu độ của Thiên Chúa qua Đức Giêsu- Kitô chính là một tình yêu tự hiến từ Thiên Chúa là Cha nhân từ, qua hình ảnh Đấng Cứu Thế mặc lấy nhân tính phàm nhân. Vì sao vậy ? Thưa quý vị. Thưa vì, Đấng Cứu thế chính là Thiên Chúa, nơi Người chỉ mặc nhân tính phàm nhân hữu hình đến khi Người Tử Nạn mà thôi. Vì Người là Thiên Chúa, nơi Người không có sự chết. Chỉ có giai đoạn hữu hình nơi Đấng Cứu Thế Giêsu- Kitô mà thôi. Không có sự chết nơi Thiên Tính của Người. Vì vậy, cái chết trên Thập Gía của Chúa Giêsu là một sự chết thuộc về phàm nhân. Để chia sẻ tình thương cứu độ bởi Thiên Chúa cho phàm nhân và vì phàm nhân. Hầu cho phàm nhân nhận ra tình yêu duy nhất đến từ Thiên Chúa là Cha. Đó là sự tự nguyện chia sẻ bản tính Thiên Chúa từ Ngôi Hai đối với nhân loại, chứ không phải Chúa Cha cần đến sự Tử Nạn quá bi thương của một Ngôi Vị Thiên Chúa làm Người, để mới nguôi cơn giận ( thịnh nộ ). Nhưng, sự gian dối, sự độc ác, sự quỷ quyệt mà satan đã gieo vào lòng người. Đó là những tội lỗi, sự phản nghịch, sự chống lại tình thương của Thiên Chúa là Cha nhân từ. Nên chi, từ đó, Hy Tế Thập Gía luôn diễn ra trên bàn thờ để trở nên Hy Lễ đền bù cho cân xứng. Đó là sự hy sinh vì tình yêu, còn các thánh Tử vì Đạo có nghĩa là HY SINH VÌ ĐỨC TIN . Để minh chứng niềm tin vào Chúa Giêsu- Kitô, Đấng làm Người , để cứu chuộc con người.

 

Sự cứu độ phàm nhân mà Con Một Thiên Chúa, tức Đấng tự nguyện làm Người phải chết đau thương, không phải là cách duy nhất, để cứu độ. Nhưng là tình thương duy nhất để thể hiện.  Vì Đường Lối Thiên Chúa muốn dùng đỉnh cao của đau khổ, để làm nên hy tế cứu độ loài người sa ngã. Vì chóp đỉnh của tình yêu chính là Thập Gía, vì Thập Gía mà Đấng cứu thế dùng chính là để diễn tả chóp đỉnh của tình yêu.

 

Vâng, tình yêu tự hiến là bản chất đích thực của tình yêu. Tâm trạng của Chúa Giêsu trong bối cảnh trước khi chịu tử nạn, trong vườn Cây Dầu, khi quân dữ xông đến bắt Người, cũng là tâm trạng mà các thánh Tử Đạo muốn noi theo. Chúng ta, nhớ lại Lời nói mà Chúa Giêsu đã nói với thánh Phê-rô : “Hãy xỏ gươm vào vỏ. Vì kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm.” ( Mt 26, 52). Có nghĩa là “gieo gió, thì gặt bão”, hay “gieo giống nào , thì gặt giống đó”. Nếu chúng ta hiểu theo nghĩa đen, thì dường như thật “nghịch lý “. Vì chính Chúa Giêsu không dùng gươm, nhưng Người cũng bị “lưỡi đòng đâm thâu “. Và các thánh Tử Vì Đạo cũng không hề dùng gươm, nhưng các ngài phải chết vì gươm. Vậy, chúng ta hiểu câu Lời Chúa trên như thế nào ?  Trước tiên, chúng ta minh định rằng, Lời nói của Chúa Giêsu hoàn toàn chính xác. Nhưng điều chính xác ấy nằm ở đâu? Thưa, xin đưa ra một ví dụ cụ thể : Nếu một người thợ đang làm việc, một công việc thường nhật của anh ta. Nhưng một hôm, anh ta chủ quan, hoặc sơ ý, anh ta tự làm bị thương mình bằng dụng cụ nghề của anh ta. Làm cho một ngón tay của anh ta bị thương nhẹ , chảy máu, làm cho anh ta đau đớn. Như vậy, có phải người thợ ấy muốn làm cho mình bị thương, hoặc đổ thừa do xui xẻo, hoặc bị Chúa phạt, hoặc bị báo ứng? Như vậy, chúng ta thấy có nhiều ý nghĩa, nhiều vấn đề trong một sự rủi ro xảy ra một tai nạn nhỏ, và hằng ngày những việc như thế dường như là thường tình. Như vậy, có thể hiểu Lời nói của Chúa Giêsu ở trên như thế nào ? Thưa, “ Kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm “ : Đó là : Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta : Đừng trả thù và đừng dùng sự bạo lực, độc ác.. Vì không thể nào kẻ ác mà trường thọ. Chính điều ác mà kẻ ấy gây ra sẽ quả báo trên kẻ ấy. Điều đó có nghĩa là “Gậy ông đập lưng ông “.

 

Cụ thể đi vào câu Lời Chúa nói với thánh Phê-rô” Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm “ ( Mt 26 , 52). Có hai ý chính :

 

1/ Chúa nhắc nhở cho thánh Phê-rô biết, đó là sự tự nguyện nộp mình chịu tử nạn để hoàn thành chương trình cứu độ của Người.

 

2/ Dạy cho con người biết dùng sức mạnh, hay vũ khí để hại tha nhân, thì sẽ bị chính những thứ ấy hủy diệt. Đó là triết lý không thay đổi, đồng thời cũng là bài học luân lý.

 

Còn chính Đức Kitô và các thánh Tử Vì Đạo là những người không dùng gươm , những vẫn chết vì gươm. Điều đó có nghĩa là các ngài đã hy sinh vì tình yêu và hy sinh vì đức tin.

 

Chúa Giêsu chính là Đấng đã hy sinh vì TÌNH YÊU, còn các thánh Tử Đạo hy sinh vì ĐỨC TIN. Như vậy, để làm rõ vấn đề :  Không phải nhất thiết sống ở đời một các hiền lành, mà không thể không gặp tai ương. Cũng có những lúc chúng ta không thể tự chọn cái chết cho mình được. Điều quan trọng là, khi chúng ta còn sống trong thân xác, chúng ta chọn hương nào ? Và khi giờ chết đến đến chúng ta sẵn sàng theo hướng nào? Chính những điều nầy mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta hãy sẵn sàng, vì “ Không biết ngày giờ nào Chúa đến trong cuộc đời chúng ta”.

 

Các thánh Tử Vì Đạo, chính là những người được ơn biết trước giờ chết của mình, là những người không dùng “gươm mà chết vì gươm “. Có nghĩa là : “ HY SINH VÌ ĐỨC TIN “. Vâng, các thánh Tử Đạo nói chung và các thánh Tử Đạo Việt Nam nói riêng chính là các vị “HY SINH VÌ ĐỨC TIN “, hầu đáp trả tình yêu của Chúa Giêsu, Đấng dã “ HY SINH VÌ TÌNH YÊU ”.

 

Lạy Chúa Giêsu, Đấng đã HY SINH VÌ TÌNH YÊU. Vì vậy, các thánh Tử Đạo đã tự nguyện đáp trả, hầu minh chứng ĐỨC TIN của mình. Xin ban ơn cho chúng con biết sống vì ĐỨC TIN , hầu chính là HY SINH VÌ ĐỨC TIN như các ngài, để cùng chung hưởng vinh quang mai sau với các ngài trên Thiên Quốc . /. Amen

 

15/11/2014

P.Trần Đình Phan Tiến