Tôn giáo góp phần quan trọng trong cuộc đối thoại Nam Bắc Hàn

Đức cha Peter Lee Ki-heon, Giám mục Uijeongbu, Chủ tịch Ủy ban hòa giải của HĐGM Nam Hàn, đã nói như trên. Giáo phận của ngài nằm gần biên giới Bắc Hàn. Theo Đức cha, con đường hòa giải hai miền Nam Bắc Hàn là một ưu tiên hàng đầu cũng như việc đoàn tụ các gia đình bị phân rẽ. Đức cha nhớ lại hồi năm 1951 khi ngài lên 4 tuổi, đã phải cùng mẹ và một chị gái bỏ Pongyang là quê sinh để chạy loạn chiến tranh, và theo cha đã đến Busan bên Nam Hàn cùng với nhiều người tỵ nạn trước đó vài tháng. Nhưng 2 chị gái khác còn ở lại Pyongyang, và từ ngày đó, mẹ ngài sống trong nỗi âu lo khắc khoải trước cảnh gia đình phân rẽ. Tại Bắc Hàn, các Kitô hữu đã bị bách hại khốc liệt. Năm 1949, mọi linh mục ở Pongyang đều bị bắt, và nhà thờ chính tòa bị đóng cửa. “Mẹ tôi kể rằng trong số những người bị bắt và bị giết cũng có bác tôi là linh mục Jae-ho Lee, chánh xứ Kirim-ri. Hiện nay bác cũng đang trong tiến trình được phong chân phước cùng với Đức cha Francis Hong Yong-ho và các vị khác”, Đức cha nói. Ngài cũng cho biết thêm là sau cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ – Bắc Hàn và cuộc gặp gỡ giữa các vị lãnh đạo của hai miền Nam Bắc, toàn dân hai miền đã rất sung sướng.

Các hình ảnh này cho thấy có thể tìm ra một giải pháp giải quyết sự thù nghịch kéo dài từ 60 năm qua. Việc đối thoại giữa hai miền Nam Bắc cũng cho phép các gia đình đoàn tụ. Đa số họ đã chết hầu hết vì đã già hơn 90 tuổi. Thế hệ hồi đó chỉ còn lại 4-5 ngàn người. Hai bà chị của Đức cha cũng đã qua đời. Tuyên ngôn Panmunjom có thể đem lại hoa trái, nếu hàng lãnh đạo của cả hai miền kiên nhẫn đối thoại với nhau, với sự tôn trọng và tin tưởng. Tổng thống Nam Hàn đã từng khẳng định vai trò quan trọng mà tôn giáo có thể có đối với tương quan giữa hai miền. Nó không chỉ có nhiệm vụ thăng tiến ý chí trực tiếp mà còn tạo ra bầu khí hòa hợp và một môi trường cởi mở cho sự cộng tác nữa. (REI 17-7-2018)

(Nguồn: Vatican News)