Thần Tài, chủ nghĩa khủng bố đầu tiên» theo Đức Phanxicô

Đối diện với sự quá hãi sợ các vụ tấn công khủng bố hồi giáo, Đức Phanxicô chọn tố cáo chủ nghĩa khủng bố kinh tế.

Ngày 1 tháng 8, khi từ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Krakow về, bị đánh động bởi vụ ám sát linh mục người Pháp Jacques Hamel trong nhà thờ Saint-Etienne-du-Rouvray, Đức Phanxicô đã tuyên bố trên máy bay: “Nơi trọng tâm nền kinh tế thế giới là Thần Tài, chứ không phải con người, người đàn ông và người đàn bà, và đó là chủ nghĩa khủng bố đầu tiên”.

Cần làm sáng tỏ câu tuyên bố khủng khiếp này. Chúng tôi đã nhờ triết gia kitô hữu Rémi Brague, chuyên gia về tư tưởng thời Trung Cổ của Ả Rập và Do Thái giải thích.

Triết gia Kitô hữu Rémi Brague gặp Đức Benedict

“Thế giới đang có chiến tranh. Một cuộc chiến tranh của những lợi ích, không phải của các tôn giáo”

Chuyện Giáo hội tố cáo tiền bạc có phải là một sự kiện thường xuyên trong lịch sử Kitô giáo từ thời Chúa Kitô đuổi những người buôn bán trong Đền thờ, cũng như hình ảnh sự nghèo khó của Thánh Phanxicô Axixi không?

Có và không. Các sự kiện bà nhắc đến có một ý nghĩa về mặt tôn giáo; ý nghĩa về mặt kinh tế và/hay chính trị của nó thì ít rõ hơn. Trước hết hành động của Chúa Giêsu là hành động mang tính ngôn sứ. Về mặt vật chất, có thể Ngài chỉ muốn lật một hoặc hai cái bàn. Nếu Ngài làm nhiều hơn, quân đội La Mã sẽ đến can thiệp!

Phải đặt sự kiện vào thời Palestina thế kỷ đầu tiên. Đền thờ là nơi dân chúng thường xuyên đến để tế lễ các con vật, từ con bò đến bồ câu, một kiểu lò hạ thịt khổng lồ, nơi người Do Thái mang tiền bạc đến trao đổi, tiền bạc mà họ dùng ở xứ của họ để mua bán. Ở đây vừa là một trại súc vật lớn vừa là nơi trao đổi tiền bạc. Những «con buôn» bị đuổi khỏi Đền thờ không phải vì họ trao đổi hay mua bán súc vật, nhưng vì nơi họ hành nghề, nơi này có những chức vụ khác.

Chúa Kitô không lên án việc dùng tiền, nhưng việc thờ tiền, mà bản chất là thờ ngẫu tượng. Như thế Ngài tố cáo việc mua bán ơn Chúa, và đặt lại chỗ đứng của nó trong truyền thống các ngôn sứ, các ngôn sứ tố cáo các việc tế lễ vì nó không thay thế được sự hoán cải các tâm hồn.

Phản ứng của những người Do Thái ở vùng Giuđêa rất đáng kể: họ không chống đối, họ không bị sốc nhưng họ chỉ đòi hỏi có một “dấu hiệu” – một cái gì hợp thức để Chúa Giêsu hành động như vậy – chứng tỏ Ngài đúng là một ngôn sứ (Ga, 2, 18).

Con về sự nghèo khó của Thánh Phanxicô Axixi, thì trước hết, ngài muốn bắt chước đời sống của mười hai tông đồ, một đời sống đi đây đi đó, ngược xuôi trong vùng Palestina, bỏ nghề đánh cá là nghề kiếm ra tiền. Họ sống cuộc đời bấp bênh, theo Chúa Kitô để đi rao giảng và sống nhờ sự giúp đỡ của những người họ gặp. Cũng một cách đó, sự nghèo khó của các tu viện cũng không có giá trị tiêu biểu. Nó không phải là một gương mẫu cho kinh tế.

Đối với giáo hội công giáo, người ta có cảm tưởng như tiền bạc là xấu…

Đúng hơn tiền bạc thể hiện một khía cạnh có thể đụng đến được của cái xấu đích thực, phải biết trong Tân ước gọi là «giàu có». Giàu có không phải chỉ là vật chất, dù vật chất là cái thấy rõ nhất.

Đó cũng là sự sinh ra, các quan hệ, địa vị xã hội, ảnh hưởng, sự hiểu biết thật hay ảo, chiếm hữu một tầm nhìn thế giới «vững chắc», theo nghĩa mà người ta nghĩ: “Tôi hiểu, tôi không cần phải học nữa».

Tự cho mình đủ cũng là một cách thể hiện sự «giàu có» dù ít rõ rệt hơn, nhưng cũng nguy hiểm không kém. Ngắn gọn, sự giàu có bao gồm tất cả những gì ngăn chúng ta nhận biết mình còn cần người khác và một cái gì khác ngoài mình, cái gì Khác lớn lao, đó là Chúa.

Đức Giáo hoàng có biệt tài đưa ra những câu đánh động. Thật sự có thể nào nói một «nạn khủng bố của tiền bạc» không? 

Có khi ngài vượt quá suy nghĩ riêng của mình. Đương nhiên không là vấn đề đối với ngài để đặt trên cùng một mặt bằng sự ám sát theo nghĩa đen và các hệ quả của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, tôi cũng nhắc lại, không bao giờ có một nền kinh tế nào khác. «Chủ nghĩa xã hội thực sự» (thực tế của những nước xã hội chủ nghĩa) dựa trên một nền kinh tế ngầm, song song. Đâu đâu người ta cũng trao đổi của cải và dịch vụ, như thế đâu đâu cũng đo theo giá trị những gì được trao đổi để cho sự trao đổi này được minh chính, người ta có hoặc thị trường, hoặc thị trường đen.

Như thế, điều này có thể nói, có một điểm chung những bạo hành thể lý và sự độc tài của thị trường. Tất cả cũng như các tên khủng bố đi tìm những người nằm trước mặt họ, không tự vệ, các hiện tượng kinh tế có một tác động tê liệt giống như tác động của sự kinh hoàng. Chúng cho cảm tưởng không có một chọn lựa nào khác, rằng thứ trật này là không tránh được.

Mặt khác, những người gieo sự kinh hoàng này họ rất ý thức, họ đi tìm tác động của sự tê liệt này, một sự tê liệt gây ra sự tuần phục. Sự tê liệt làm cho người khác nghĩ, ai gây ra điều này là rất mạnh mà thật sự thì họ không mạnh như vậy; nó làm cho người khác nghĩ tình trạng gây ra này là điều không tránh được; nó buộc phải im lặng đến mức mà người ta không còn biết gọi đúng tên kẻ thù.

Ông có cho rằng các lời nói của Đức Giáo hoàng là cắt đứt với các thực hành của Vatican không?

Các thực hành nào? Đây là cho thấy con người của Đức Giáo hoàng với ít nghi thức hơn, từ vài chục năm nay, các giáo hoàng dần dần từ bỏ các dấu hiệu phô trương quyền lực, chẳng hạn bỏ ngôi di động được khiêng để có thể thấy giáo dân dễ dàng hơn trong các buổi lễ trước công chúng ở Rôma. Tôi nhắc lại, chiếc «xe giáo hoàng» thay cái ngôi di động này là hậu quả trực tiếp cho việc âm mưu ám sát Đức Gioan-Phaolô II.

Nếu đây là cách mà Vatican quản trị tài sản của mình, tôi nhắc lại, nó không có gì là lớn lao bên cạnh cái nhỏ nhất của các vua dầu hỏa, tôi sợ vấn đề trước hết là sự bất tài của những người có trách nhiệm, để rồi phó mặc cho đủ loại người lừa đảo. Người ta hình dung Vatican theo mẫu Ngũ Giác Đài; thật ra đúng hơn là một hình thức phó doãn hạt.

Đức Giáo hoàng có biện hộ cho một sự quay về với tinh thần nghèo khó, về một nền kinh tế ít tham lam hơn, điều độ hơn không?

Sự nghèo khó không phải là khốn cùng, nó có thể là tự ý, chúng ta đã thấy. Nhưng sự khốn cùng là một khía cạnh phải gánh chịu. Ngược lại, tôi thích chữ «điều độ». Nó ngược lại với say sưa. Điều độ, tiếng Anh là “sober”, có nghĩa là tránh rượu hay tránh ma túy, dẫn đến một hạnh kiểm có chừng mực hơn.

Say sưa làm biến dạng tầm nhìn thực tại của chúng ta; điều độ có thể giúp chúng ta thấy thực tại này. Một nền kinh tế điều độ bắt đầu bằng việc chú trọng đến các nhu cầu thực tế của chúng ta, và tìm cách thỏa mãn nó thay vì bực mình nó, xem nó như một nguyên nhân.

Có thể nào luân lý hóa các trao đổi kinh tế và đặt kinh tế phục vụ con người? Làm thế nào? Các thay đổi nào có thể đưa vào?

Người ta thử làm đủ loại với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Đức sau chiến tranh, ở đó vẫn còn giữ lại những điều tốt. Dù vậy khuynh hướng vẫn là ít nhấn mạnh đến tính từ “xã hội”…

Vẫn còn tồn tại một giáo huấn (hay “giáo điều”) xã hội của Giáo hội. Nó được khai triển từ thế kỷ 19 để đáp ứng cho các điều kiện mới do Cách mạng Kỹ nghệ và sự nổi lên các tương quan xã hội mới.

Nhưng nó lại dựa trên các nguyên tắc được hình thành từ thời Trung Cổ và Phục Hưng. Khác với các tôn giáo khác đi vào từng chi tiết của các luật về ăn uống, áo quần, đời sống hàng ngày, giáo huấn Giáo hội vẫn để tự nguyện ở mức độ các nguyên tắc chung (tôn trọng con người, bổ trợ, vv.) và để cho sự khôn ngoan của con người tự liệu dùng các phương pháp để áp dụng. Giáo huấn xã hội của Giáo hội tin tưởng vào sự khôn ngoan của con người để khước từ các nguyên tắc lớn trong việc ứng dụng của nó, rốt cùng cẩm nang sống còn của nhân loại tóm gọn ở Mười điều răn.

Vì thế, chẳng hạn, giáo huấn xã hội của Giáo hội có thể khẳng định, không phải vì liệt người dân vào cảnh khốn cùng để bắt họ phải làm việc với bất cứ giá nào. Đó là công việc của mỗi người phải tự lo lấy.

Ông có cho rằng không thể tránh được các bất bình đẳng tạo ra trong xã hội vì kinh tế không?

Các bất bình đẳng do kinh tế tạo ra không phải là những bất bình đẳng duy nhất có trong xã hội. Nhưng trong các xã hội dân chủ, hiện đại của chúng ta, chúng càng ngày càng thay thế các bất bình đẳng trong xã hội quý tộc của Chế Độ Cũ, như ưu tiên về dòng dõi. Không nói đến các giai cấp trong xã hội hinđu…

Còn về các bất bình đẳng xã hội-kinh tế, nó có thể dung thứ được một khi tính chuyển động của xã hội khá đủ lớn để cho những bất bình đẳng này chỉ là vấn đề tạm thời.

Nếu kinh tế không thể cầm lại nạn khủng bố của thần tài thì ai có thể đảm trách vai trò này? Luật pháp? Quốc gia?

Luật pháp? Chắc chắn, với điều kiện nó phải được hỗ trợ bởi một tinh thần quần chúng đủ minh bạch trên các ưu tiên của đời sống. Một mình nó, luật pháp không làm gì lớn chuyện được, nếu nó không hòa nhịp với các khunh hướng xã hội nặng ký.

Quốc gia? Điều phiền phức là, trên một điểm chủ yếu, nó cũng rút ra cùng ý nghĩa như thị trường: có được các đương sự riêng rẽ, dễ bảo như các công dân hay như những người tiêu thụ.

Làm sao một cá nhân trong đời sống hàng ngày của mình có thể tố cáo nạn khủng bố tiền bạc này?

Có thật khó khăn khi không tìm được ý nghĩa cho đời sống của mình trong sự tối đa hóa của sức nặng đồng tiền không? Là không hướng về các nghề có lợi nhất không? Là không cho người khác hưởng sự giàu có của mình không? Là không thay xe hay thay máy tính trước khi những vật này không dùng được không? Là không đối xử với con người theo cách đối xử với đồ vật mà người ta có thể mua, thuê, vứt khi chúng lỗi thời không?

Áp dụng thói quen «điều độ» chắc chắn dễ cho các cá nhân hơn là cho các thể chế. Để làm cho các thể chế tiến hóa, thì các chọn lựa cán nhân phải có ảnh hưởng để đạt đến «khối phê phán». Bà xem đó, tôi khá cẩn thận…

Marta An Nguyễn chuyển dịch(phanxico.vn)