Michel Rocard: “Đức Phanxicô có thể thay đổi thế giới”

Cựu thủ tướng Pháp tin Đức Giáo hoàng sẽ cải cách Giáo hội và sứ điệp của Giáo hội

Michel-Rocard.jpgParis Match. Là người theo đạo Tin lành, ông nghĩ gì về tân giáo hoàng?

Michel Rocard. Ngài nồng hậu, ngài có những lời đơn giản hơn Đức Bênêđictô XVI. Phải có ngày một tu sĩ Dòng Tên được bầu, và các tu sĩ Dòng Tên, ngoài việc họ khấn trung thành với giáo hoàng (cười), họ có một đầu óc thoáng rộng, với tầm nhìn thế giới của vũ trụ! Argentina, Đức Phanxicô sẽ cảm nhận ít các trọng lực Âu châu hơn. Sự đào tạo của ngài, quyển sổ địa chỉ khác nhau sẽ giúp ngài. Sự quốc tế của đức tin sẽ giúp nhân lên nhiều mục tiêu. Ba trong số các sứ điệp của ngài đối với tôi rất hay: “Một Giáo hội nghèo cho người nghèo” là một lời nói quảng đại; “Lòng thương xót làm cho thế giới ít lạnh lùng và công chính hơn” đưa ra một chủ đề ngàn năm để chuẩn bị cho nước trời, nhưng câu “công chính hơn” là đưa về một nguyên tắc. Câu này là riêng cho công giáo hay cho cả toàn nhân loại? Nhưng nhất là “phải bảo vệ người nghèo và tạo dựng” là câu làm tôi hài lòng nhất. Ngôn ngữ phi thường này có nghĩa là, đối với Đức Giáo hoàng, tương lai của con người không phải là mục tiêu duy nhất của ngài, nhưng ngài còn thấy giới sinh vật sống mà những xáo trộn môi sinh, theo ngài, là một đe dọa cho tạo dựng. Như thế Đức Phanxicô sẽ dễ tiếp nhận vấn đề này. Cả một thay đổi! Vậy là cả một đại dương được mở ra, vì năm 2013, hành tinh không được tốt. Ngạc nhiên về vấn đề khí hậu, và nếu Đức Thánh Cha nhắc đến việc phải bảo vệ giống loài, nói về vấn đề cân bằng hóa học kéo theo việc khí hậu nóng lên, và giải thích rằng, sự tôn trọng tối thượng quyền của các quốc gia thường vi phạm lợi ích chung, ngài có thể chận lại thời suy tàn của nền văn minh chúng ta và, tại sao không, đề nghị cả việc đánh thuế các-bon cho thế giới!

Làm thế nào?

Đức Giáo hoàng là liên lục địa; giúp ngài bảo vệ các giá trị tập thể… Tôi không đi vào vấn đề tôn giáo; phần còn lại, sẽ là tuyệt vời khi ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đa sinh thái, đấu tranh chống vũ khí giết người hàng loạt và tố cáo sự điên cuồng của các hệ thống kinh tế ăn cướp. Với sự tự do lớn lao của ngài, ngài có thể làm cho cả tỷ giáo dân của mình khám phá được điều này và ngài sẽ là đối tác cho sự sống còn của thế giới, không chỉ ca tụng hòa bình và bác ái, nhưng khơi động lên sự tiến hóa xã hội và khoa học. Điều này sẽ cho thấy giáo hoàng có một ngôn ngữ mới.

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 03.07.2016/
Paris Match, Caroline Pigozzi, 2013-05-07)