Trong Căn phòng lưu giữ những kỷ vật của Tôi tớ Chúa cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận ở Koeln có một kỷ vật đặt trong lồng kính trông như một chiếc cặp da mầu nâu. Nhưng không, đó là một tấm bằng da mầu nâu trông giống như một cái cặp. Tấm đó là tấm lót ở bàn giấy chỗ viết cho giấy nằm yên không bị xê dịch.Tấm lót mầu nâu này ngày xưa ở nơi bàn giấy làm việc của cố Hồng Y Phanxico Nguyễn văn Thuận bên Văn phòng Công lý Hòa Bình trong giáo triều Roma.
Đức cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận, khi còn là Tổng giám mục, ngày 09.04.1994 đã được cắt cử làm Phó chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công lý Hòa bình. Và từ ngày 24.06.1998 được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội Đồng Giáo hoàng về Công lý Hòa bình ở giáo triều Roma.
Trong suốt thời gian làm việc trong giáo triều ở Hội Đồng giáo Hoàng về Công lý Hoà bình, tấm lót da mầu nâu này đã là tấm kê trên bàn giấy của ngài. Hầu như hằng ngày mỗi khi ngồi vào bàn làm việc viết lách hay đọc sách, tay ngài, đều đặt trên tấm da lót dưới bàn giấy. Và biết đâu có khi mệt qúa, ngài cũng đã có lúc gục mặt trên đó ngủ thiếp đi một khoảnh khác.
Nói tóm lại, tấm da lót bàn giấy đó đã theo sát ngài trong trong suốt thời kỳ từ 1994 đến khi qua đời ngày 16.09.2002.
Tấm da lót đó tuy là một vật thể được dùng cho các bàn giấy trong Giáo triều Roma để lót dưới bàn giấy văn phòng. Nhưng nó lại đã trở thành một món đồ vật gắn bó với người đã xử dụng nó một thời gian dài.
Tấm da lót đó lại không phải là bất kỳ tấm da lót nào mua ngoài cửa hàng. Nhưng tấm da lót đó do giáo triều Roma đặt làm dùng cho các văn phòng bàn giấy của giáo triều Roma. Trên tấm da lót đó có khắc vẽ huy hiệu của Tòa Thánh Roma, Vì thế nó có một gía trị riêng khác biệt, như một di tích văn hóa lịch sử.
Và tấm lót da đó của riêng dùng trong các bàn giấy ở giáo triều Roma cũng nói lên sự liên quan gắn bó với đời sống trong giáo triều của Hội Thánh Công Giáo Roma. Hình ảnh này cùng ý nghĩa như thế chúng ta cũng thấy ở nơi các cơ quan chính quyền các quốc gia, các hãng xưởng, bàn giấy.
Lẽ dĩ nhiên, ngày xưa, khi được bổ nhiệm cắt cử vào làm việc trong Văn phòng Hội đồng giáo hoàng về công lý Hoà bình, có lẽ Đức cố Hồng Y đã không chú ý đặt nặng đến tâm da lót nơi bàn làm việc của mình. Ngài đã chấp nhận dùng nó như phương tiện, cùng là lề lối làm việc ở nơi đây thôi.
Ngài sống và cung cúc làm việc „như một đầy tớ vô dụng“ được Thiên Chúa và Hội Thánh tin tưởng trao phó với niềm hy vọng cậy trông.
Khi được Thiên Chúa gọi trở về với Ngài, Đức cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận chắc chắn không hề để tâm nghĩ tới những vật dụng trong đời mình bao giờ. Nhưng những người thân thiết cùng làm việc chung kề cận với ngài, nhất là em gái ngài Bà Elisabeth Nguyễn thị Thu Hồng, đã thu dọn cất những vật dụng đời ngài như những kỷ niệm tình thân thiết trong gia đình.
Không ngờ, những vật dụng kỷ niệm cho gia đình về đời cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận lại trở nên những kỷ vật nhân chứng về đời ngài cho nhiều người. Vì từ 2007 Hội Thánh Công Giáo đã đang trong tiến trình mở dự án phong Chân phước cho ngài.
Ngài đã được nâng lên hàng Tôi Tớ Chúa, và rồi đây sẽ được tôn phong lên hàng Á Thánh trong Hội Thánh, để mọi người tín hữu Chúa Kitô tôn kính.
Chỉ mình ngài vì những nhân đức, những hy sinh cho tình yêu Chúa, được tôn phong lên hàng anh hùng các Thánh trong Hội Thánh. Còn những vật dụng ngày xưa ngài đã dùng trong đời sống lúc còn sinh thời, chỉ là những kỷ vật, những „nhân chứng“ thôi, cho đời để chiêm ngắm, và có thể nhắc nhớ đến con người, cùng rút ra bài học gương sáng sống nhân đức anh hùng của vị Thánh.
Tấm da lót nơi bàn giấy của vị Tôi tớ Chúa, cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận, hiện còn lưu giữ trong Căn phòng ở Koeln là một trong những kỷ vật của đời ngài còn được lưu giữ bảo quản cũng nằm trong ý nghĩa đó.
Tấm da lót nơi bàn giấy làm việc của ngài thời xa xưa từ 1994 – 2002 còn nói lên mối tương quan lòng gắn bó của vị tôi tớ Chúa Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận với Hội Thánh Công Giáo Roma rất nhiều. Nhìn tấm da lót chúng ta nhớ đến ngài, nhớ đến lòng dấn thân gắn bó của ngài với Giáo Hội. Nhưng không phải chỉ trong thời kỳ làm việc trong Gíao triều Roma, trong Văn phòng Công lý Hòa bình, lòng gắn bó với Giáo Hội mới sống động, mới mật thiết keo sơn. Mà còn hơn thế nữa trong lao tù thời trước đó hằng chục năm rồi.
Trong tuần giảng tĩnh tâm cho Giáo triều Vatican mùa chay 2000, Đức cố Hồng Y đã nói lên tình gắn bó keo sơn, mật thiết thế nào của đời một Giám mục trong lao tù với Hội Thánh Chúa Kitô:
„Tôi muốn kết luận bài suy niệm sáng nay với câu chuyện về một kinh nghiệm rất đơn sơ cũng trong thời gian tôi bị cầm tù.
Thật khó tưởng tượng nổi sự kiện: trong những năm tôi bị thở thách cam go (từ sau năm 1975 trở đi), các tín hữu chúng tôi lo âu dường nào, vẫn tìm cách nghe lén Đài Vatican để cảm nghe nhịp đập trái tim của Gíao hội hoàn vũ và liên kết với Đấng kế vị Thánh Phero. Họ làm như thế bất chấp nguy cơ có thể bị phạt hoặc bị tù, vì như thế là nghe „ sự tuyên truyền của ngoại quốc phản động“.
Về sau, chính tôi cũng cảm thấy cùng một kinh nghiệm như vậy. Trong khi tôi bị cô lập ở Hà Nội, thì một ngày kia, một nữ công an mang cho tôi một con cá nhỏ để tôi nấu ăn. Vừa khi tôi thấy tờ giấy bọc con cá, tôi cảm thấy rất vui mừng, nhưng tôi cố nến lòng không biểu lộ ra bên ngoài. Tôi vui mừng không phải vì con cá, nhưng là vì tờ báo bọc con cá: đó là hai trang báo „ Quan sát Viên Roma – Osservatore Romano“.
Trong những năm ấy, báo này mỗi khi được gửi qua bưu điện Hà Nội, thì thường bị tịch thu và đêm đi cân bán ở quày mua giấy cũ ở chợ. Hai trong báo ấy được dùng để gói con cá nhỏ. Tôi bình tĩnh, không để cho ai thấy, và rửa sạch những trang báo đó để tẩy sạch hết mùi tanh, rồi phơi khô và giữ nó như một thánh tích.
Đối với tôi, trong khi vị biệt giam, những trang báo ấy là một dấu chỉ tình hiệp thông với Roma, với Thánh Phero, với Hội Thánh, và đó là một vòng tay ôm từ Roma. Giả sử không ý thức mình là thành phần của Hội Thánh, có lẽ tôi đã không sống sót nổi.
Ngày nay, chúng ta sống trong một thế giới đang tìm cách loại bỏ những gía trị của văn minh sự sống, tình thương, và sự thật. Hy vọng của chúng ta chính là Giáo Hội vốn là hình ảnh Chúa Ba Ngôi. (ĐHY Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận, Chứng nhân Hy vọng, Dân Chúa 2001, tr. 194-195)
Keo sơn mật thiết cùng tràn đầy hình ảnh sống động và thâm sâu hơn nữa, tưởng khó có thể hơn được.
„ Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng có đời đời,
là Cha và Con và Thánh Thần, con cảm tạ Chúa vì đã ban cho Hội Thánh gương chứng tá anh dũng của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận.
Kinh nghiệm khổ đau trong ngục tù, được ngài sống liên kết với Chúa Kitô chịu đóng đinh, dưới bóng che chở hiền mẫu của Mẹ Maria, đã rèn luyện ngài nên một chứng nhân sáng ngời cho Hội Thánh và toàn thế giới, về sự hiệp nhất và tha thứ, cũng như về công lý và hòa bình.
Con ngưòi dễ thương mến cùng với sứ vụ mục tử giám mục của ngài tỏa chiếu rạng ngời ánh sáng của đức tin, nhiệt tâm của niềm hy vọng và sức sống nồng ấm của đức ái.
Giờ đây, nhờ lời bầu cử của ngài và theo thánh ý Chúa, xin Chúa ban cho con được ơn đang cầu khẩn,với niềm hy vọng thấy ngài sớm được vinh hiển trên bàn thờ. Amen!“
Địa chỉ liên lạc tới thăm Căn phòng
Stiftung der Celittinen zur hl. Maria
Graseggerstrasse 105 – 50737 Koeln- Longerich
Tel. 0049 (0) 221-974514-51 Email: info@cellitinnen.de
Herr Diakon W. Allhorn: 0221- 97451420
Mùa Chay 2014
Lm. Daminh nguyễn ngọc Long