François Laborde: “Tôi gặp Chúa Giêsu trong các thành phố ổ chuột”

Linh mục truyền giáo ở Ấn Độ từ 51 năm nay, cha hiến đời mình cho người nghèo, người phung cùi, cho các trẻ em ở các thành phố ổ chuột ở Calcutta. Hành trình của một tu sĩ chiêm niệm trong hành động ở tuổi 89.

FrançoisLaborde.jpgĐó là slum, thành phố ổ chuột ở Ấn Độ, cách Nam Calcutta 240 cây số, bên cạnh một làng cùi. Một người đàn bà mặc sari màu vàng đỏ ngồi ở đó, rất chỉnh tề. Tôi cúi xuống cầm tay bà: bà đưa hai mỏm tay cụt ra. Ngay lập tức, tôi biết người đàn bà hinđu này bị mù. Bà cho tôi biết, nếu muốn có gì ăn thì phải chờ hàng xóm chia đồ ăn họ ăn xin trong ngày về cho bà. Điều làm cho tôi xúc động trên khuôn mặt không tuổi này là tôi không thấy một dấu vết nào của sự phẫn nộ. Bà sống thật âm thầm, nhận cơm gạo hàng ngày từ tay người khác, mong chờ tất cả từ Chúa và từ những người bà sống nhờ. Với tâm hồn bình thản.

Tôi đến Ấn Độ năm 1965, 14 năm sau khi tôi chịu
chức linh mục truyền giáo ở Prado. Trong 51 năm truyền giáo, tôi đã thấy những chuyện vô nhân đạo. Trong thành phố ổ chuột có đủ cảnh địa ngục. Nhưng cũng ở đó tôi chiêm ngắm được Trời. Bởi vì ở đây, mỗi ngày, gia đình nào cũng cầu nguyện, họ cầm trên tay cây nhang cầu nguyện trước ngọn nến, trước tượng Đức Mẹ hay trước tượng Brahma, dù họ thuộc gia đình ấn giáo, hinđu giáo hay kitô giáo. Các tín hữu này dâng lên Chúa mọi khốn cùng, mọi đấu tranh, mọi niềm vui của họ. Và từ đó, tôi muốn nói, tôi biết hai tu viện trong đời tôi: Một tu viện Dòng Chartre nơi tôi sống 5 tháng vào năm 1945 để nhận định xem tôi có sống đời sống cầu nguyện đơn độc và thinh lặng hay không, và tu viện thứ nhì là các thành phố ổ chuột, nơi các lời cầu nguyện của người nghèo dâng lên Chúa một cách vô hình.


Khi đặt va-li lần đầu tiên ở Madras
(miền Nam nước Ấn), khi đứng trước sự nghèo nàn khốn cùng này, tôi tự hỏi: “Mình có thể nào là anh em với những người này không?”. Nếu trả lời có, thì tôi phải chấp nhận chia sẻ đời sống của họ. Vào thời đó, tôi sống trong cái chòi với anh  Harikadas, một tín hữu kitô. Anh đi chân không đạp xe kéo risckshaw.


Tôi không hoàn toàn tin tưởng ở anh Harikadas
, tôi biết anh ăn cắp một ít tiền và anh uống rượu. Vậy mà anh đã cho tôi một bài học. Trước mỗi bữa ăn, anh cầu nguyện, anh chắp hai tay trước ngực và ngữa mặt lên trời. Một buổi chiều nọ có một người ăn mày gõ cửa khi chúng tôi đang ăn tối. Thấy vậy, anh đứng dậy cho chén cơm mình đang ăn ngay lập tức. Tôi thấy hành vi của anh rất đẹp, tôi nói với anh, mình chia nhau chén cơm của tôi, để mỗi người có phần ăn của mình… Anh vỗ vai tôi và nói: “Cha, cha là linh mục, cha không biết thế nào là đói.” Chiều hôm đó, anh  Harikadas đã cho tôi một bài học “thần học thực hành” mà tôi sẽ không bao giờ quên: trước hết cám ơn Chúa, luôn luôn cám ơn Chúa. Rồi phải biết giá trị của ơn ban. Ơn ban này không thuộc về tôi hoàn toàn, vì nó nó được cho để chia sẻ lại.  Giai đoạn này cũng làm cho tôi phải trả lời về nỗi đau khổ và sự dữ. Sự khốn cùng của con người, cho dù thế nào, nó cũng mang một ý nghĩa nếu mình để ý đến nó. Không có câu trả lời cho thế gian về huyền bí này. Nhưng chúng ta phải đối diện với nó.

Các người nghèo mà tôi tiếp xúc là những ví dụ: họ không bao giờ buông bỏ. Họ cầu nguyện, họ nói với Chúa: “Xin Chúa giúp con”, họ đưa tay lên trong cử chỉ đón nhận và dâng lên. Không có chuyện đầu hàng nhưng với quyết tâm và nhờ ơn Chúa, họ chấp nhận các đau khổ của mình và biến nó thành hành động, để con cái của họ, ít nhất có thể có một tương lai tốt hơn họ. Bây giờ, trong chức năng truyền giáo, thăm viếng các gia đình này, chia sẻ lời cầu nguyện của họ, đối với tôi vẫn là một niềm vui lớn. Đức tin của họ rất mạnh, lời cầu nguyện của họ giúp tôi đứng vững trong các thành phố ổ chuột này.

Dĩ nhiên cũng có lúc tôi cảm thấy tuyệt vọng
khi đứng trước một vài hoàn cảnh trong sứ mệnh của tôi ở các thành phố ổ chuột miền Nam nước Ấn, ở thành phố Calcutta, ở thành phố nghèo đông dân Pilkhana, ở trại cùi Shantinagar (phía Bắc-Tây Calcutta). Hay trong các trung tâm cho các trẻ em khuyết tật nghèo mà cùng với gia đình của họ, chúng tôi đã thành lập và hiện nay tôi sống với họ.


Tôi vẫn còn nhớ năm 1971 khi tôi ở Pilkhana
, khi đó có một làn sóng người tị nạn từ Bangladesh đến Calcutta. Họ ở chung sát cạnh nhau. Trong lòng tôi kêu lên: “Lạy Chúa, vì sao Chúa lại để chuyện này xảy ra?”. Đứng trước vấn đề này, chúng tôi chỉ có thể chiêm ngắm sự Thương Khó của Chúa Kitô, trên Thập giá Ngài cũng đã kêu lên: “Tại sao?”… Và theo hình ảnh này,  tôi chấp nhận đau khổ với xác tín Chúa Cha sẽ nghe lời cầu nguyện của chúng tôi. Chúng ta hãy tin chắc Chúa sẽ cho chúng ta câu trả lời, nhưng không hẳn là câu trả lời mà chúng ta mong chờ. Câu trả lời của Chúa luôn đẹp hơn, cao hơn là câu trả lời chúng ta có thể tưởng tượng. Ở Tây phương, chúng ta lý luận quá. Bởi vì huyền nhiệm của đau khổ vượt quá suy nghĩ của chúng ta, chúng ta muốn tìm giải pháp, muốn loại hẳn nó bằng sức của mình, chúng ta muốn thay thế Chúa. Nhưng chính ở sự bất lực của chúng ta làm chúng ta trở thành anh em với người khuyết tật, về mặt thể xác cũng như về mặt xã hội.


Tôi nghĩ đến em bé gái khuyết tật 4 tuổi
mà chúng tôi vừa đem em về nuôi trong một trung tâm chuyên khoa. Khi mới đến, em rất khó và khóc rất nhiều. Các nhà giáo không muốn giữ em. Cuối cùng chúng tôi dỗ được em, em thế nào, chúng tôi yêu thương em như thế đó. Dần dần em dịu xuống. Thật ra, qua các xung năng của em, em đã đặt một câu hỏi cho tất cả chúng ta: “Con thế nào, quý vị có thương con như thế đó không?”. Vậy chúng ta chỉ còn phải trả lời theo con người của mình. Với tội lỗi của mình, chúng ta tất cả đều có phần nào trách nhiệm với sự dữ chung quanh mình. Chúng ta không thể nào chỉ cáo buộc Chúa cho sự dữ này. Đứng trước sự dữ, chúng ta cần Ngai.

Dù chúng ta có thiết lập mọi hệ thống xã hội để có “một thế giới công chính hơn” mà quả tim chúng ta không mở ra với Tình yêu, thì vẫn còn thiếu một cái gì chính yếu trong hành động của mình. Chúng ta được gọi để hoán cải tâm hồn, để mang trọn ý nghĩa vào cuối Năm Thánh Lòng thương xót này. Chúa đã chỉ cho chúng ta con đường, bằng sự dịu dàng và nhân hậu của Ngài cho mỗi người chúng ta.

François-Laborde.jpg


Arindam Mukherjee/Agency Genesis

Tiểu sử của Linh mục François Laborde

1927 Sinh tại Paris.

1946-1951 Chủng sinh ở chủng viện Prado (ngoại ô thành phố Lyon, nước Pháp), sau đó chủng sinh ở chủng viện Gap.

1951-1953 Chịu chức, theo học thần học và triết lý ở Rôma, sau đó ở Lyon. Từ năm 1954 đến 1963 là giáo sư và cha thiêng liêng ở chủng viện Prado.

1965 Đến thành phố ổ chuột Pilkhana, ngoại ô Calcutta.

1975-2010 Mở chín trung tâm cho trẻ em khuyết tật. Sứ vụ viên giáo xứ ở Bengale Tây phương, sau đó ở Đại chủng viện Calcutta.

2005-2010 Sứ vụ viên ở trại cùi Shantinagar.

2010 Sống ở nhiều trung tâm của Howrah South Point.

Công trình của Tổ chức Howrah South Point

Trong những năm 1970, sau khi thành lập một hội đồng hỗ trợ cho thành phố ổ chuột  Pilkhana, gần Calcutta, cùng với người dân ở đây, linh mục François Laborde rời sứ vụ mà cha đã làm việc trong vòng 10 năm. Cha giải thích trong quyển sách Tôi gặp Chúa Giêsu trong các thành phố ổ chuột, “Chúa muốn tôi tách ra khỏi đây”. Năm 1975, theo lời yêu cầu của Đức Hồng y Lawrence Picachy, Tổng Giám mục Calcutta, cha mở một trung tâm đầu tiên dành cho trẻ em khuyết tật ở Howrah, ngoại ô Calcutta. Hiện nay, tổ chức này giúp cho hơn 2600 trẻ em khuyết tật hoặc các em kém may mắn nhờ chín trung tâm được thành lập ở Bengale Tây phương.

 (Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 27.11.2016/
lavie.fr, Laurence Faure ghi lại, 2016-11-23)