Nhân dịp bế mạc THĐGM ngoại thường về Gia đình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một bài huấn từ cám ơn đến tất các Nghị phụ cũng những tham dự viên khác về những nỗ lực của họ cho Kỳ họp THĐ, đồng thời ngài khích lệ hãy tiếp tục nỗ lực cho hành trình THĐ thường kỳ sẽ diễn ra vào tháng 10 năm tới.
Sau đây là toàn văn bài huấn từ của ngài:
Với một tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi muốn tạ ơn Thiên Chúa, Đâng đã đồng hành và hướng dẫn chúng ta trong những ngày qua, với ánh sáng của Chúa Thánh Thần.
Tôi cũng cảm ơn Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng, Đức Giám Mục Fabio Fabene, Phó thư ký, Đức Hồng y Peter Erdo, Tổng tường trình viên, người đã nỗ lực làm việc cật lực trong những ngày qua, và đặc biệt Chủ tịch THĐ Đức Giám mục Bruno Forte, cùng ba vị Chủ tịch đại biểu, các người ghi chép, các các cố vấn, các dịch giả và tất cả những ai đã góp công làm việc với độ chính xác và cống hiến cách âm thầm sau hậu trường. Cảm ơn tất các anh chị em nhiều!
Tôi muốn gởi lời cảm ơn thân thương đến tất cả các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng, Các Giám mục của Giáo hội Đông Phương, các Điều tra viên, và Hội thẩm viên đã tham gia tích cực và đạt những hiệu quả trong công việc. Tôi cầu cùng Thiên Chúa ban ân thưởng dồi dào của Ngài cho anh chị em!
Tôi hạnh phúc để nói rằng – với tinh thần đồng đoàn của THĐ – chúng ta đã thực sự sống kinh nghiệm của “Thượng Hội Đồng,” đó là con đường của tình đoàn kết, “cuộc hành trình cùng nhau.”
Vì là một hành trình – và cũng như mọi cuộc hành trình, đã có những lúc chạy nhanh, hầu như một vượt thắng thời gian và đạt tới đích sớm nhất có thể; có những lúc khác mệt mỏi, hầu như muốn nói ‘đủ rồi’; có những lúc hăng say phấn khởi. Có những lúc nhận được niềm an ủi sâu xa khi nghe chứng từ của các vị mục tử đích thực, những người mang trong con tim sự khôn ngoan và những vui mừng, nước mắt của các tín hữu. Những lúc an ủi và ân phúc khi được khích lệ vì nghe thấy những chứng từ của cac gia đình đã tham gia THĐGM và đã chia sẻ với chúng ta vẻ đẹp và niềm vui đời sống hôn nhân của họ. Một hành trình trong đó người mạnh nhất cảm thấy nghĩa vụ phải giúp đỡ những người yếu nhất, trong đó người đoạt giải nhất sẵn sàng giúp đỡ những người khác, kể cả qua những lúc đụng độ với nhau. Và vì là một hành trình của con người, có những an ủi nhưng cũng có những lúc buồn chán, căng thẳng và cám dỗ.
Thứ I là cám dỗ cứng nhắc đố kỵ, nghĩa là muốn khép kín (trong chữ viết) chứ không để cho mình được ngạc nhiên trrước Thiên Chúa, Thiên Chúa của những ngạc nhiên (là tinh thần); khép kín trong luật lệ, trong sự chắc chắn về những gì chúng ta biết chứ không phải về những điều mà chúng ta còn phải học và đạt tới. Từ thời Chúa Giêsu, đó là cám dỗ của những người nhiệt thành, những người bối rối, những người ân cần và của những người ngày nay gọi là duy truyền thống -“traditionalists”- và cả những người duy trí thức.
Cám dỗ của khuynh hướng hủy hoại, nhân danh lòng từ bi đánh lừa, băng bó các vết thương trước khi chữa trị, xức thuốc cho nó; họ chữa trị các triệu chứng mà không chữa nguyên nhân và những gốc rễ. Đó là cám dỗ của những người dễ dãi, những người ”cấp tiến”, của những kẻ nhát sợ và cả những người gọi là và “duy tự do”.
Cám dỗ muốn biến đá thành bánh, để chấm dứt cuộc ăn chay lâu dài, nặng nề và đau thương (x.Lc 4,1-4) và biến bánh thành đá, để ném vào những người tội lỗi, những người yếu đuối và bệnh nhân (x.Ga 8,7) nghĩa là biến nó thành ”những gánh nặng không thể vác nổi” (Lc 10,27).
Cám dỗ xuống khỏi thập giá, để làm hài lòng dân, chứ không ở lại trên thập gia để thi hành thánh ý Chúa Cha; khuất phục tinh thần thế tục thay vì thanh tẩy nó và làm cho nó tùng phục Thần Khí của Thiên Chúa.
Cám dỗ lơ là đối với kho tàng đức tin- “depositum fidei” – coi mình không phải là người bảo quản nhưng là sở hữu chủ và là chủ nhân, hoặc đàng khác, là cám dỗ lơ là thực tại, dùng một ngôn ngữ tỷ mỉ, và một ngôn ngữ ba hoa để nói bao nhiêu sự mà chẳng nói gì cả! Những thứ đó, người ta gọi là “bàn giấy” -bizantinisms-…
và càng không được làm cho chúng ta nản chí, vì không môn đệ nào lớn hơn thầy mình; vì thế nếu Chúa Giêsu đã bị cám dỗ – thậm chí Ngài bị gọi là tướng quỉ Beelzebul (x. Mt 12,24) – thì các môn đệ của Chúa không thể mong đợi được đối xử tốt đẹp hơn.
Bản thân tôi, tôi sẽ rất lo lắng và buồn: nếu không có những cám dỗ ấy và những cuộc tranh luận sôi nổi; nếu không có sự chuyển động tinh thần như thánh Ignatio đã gọi (Linh đạo số 6); nếu tất cả đều đồng ý và im lặng trong một thứ an bình giả tạo. Trái lại tôi đã thấy và đã nghe – với niềm vui và biết ơn – những diễn văn và những phát biểu đầy niềm tin, lòng nhiệt thành mục vụ và đạo lý, khôn ngoan, thẳng thắn, can đảm và tự do ngôn luận. Và tôi đã cảm thấy những gì đang diễn ra trước mắt chúng ta là thiện ích của Giáo Hội, của các gia đình và quy luật tối hậu là phần rỗi các linh hồn (x. GLHTCG 1752). Và điều này – như chúng ta đã nói ở Hội trường này – không bao giờ đặt lại vấn đề các chân lý nền tảng của bí tích Hôn phối là tính chất bất khả phân ly, một vợ một chồng, chung thủy, sinh sản con cái hay là cởi mở đối với sự sống (x. GLGTCG 1055, 1056 và Tông Huấn Vui Mừng và Hy Vọng 48).
“Giáo Hội là như thế, là vườn nho của Chúa, là Mẹ đông đảo con cái và là Thầy dạy ân cần, không sợ phải xắn tay áo lên để đổ dầu và rượu vào vết thương của con người (x. Lc 10, 25-37); Giáo hội không nhìn nhân loại từ một lâu đài bằng kiếng để phán xét và xếp loại con người….
Đây là Giáo Hội, Duy nhất, Thánh, Công Giáo, và Tông truyền, gồm những tội nhân, những người cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Đây là Giáo Hội, Hiền thê thực sự của Chúa Kitô, đang nỗ lực trung thành với người bạn đời của mình và với giáo lý của mình. Đây là Giáo Hội không phải là sợ đồng bàn cùng ăn và uống với gái mại dâm và kẻ thu thuế. Giáo Hội có những cánh cửa rộng mở để đón nhận những người nghèo, những người sám hối, chứ không chỉ là những người hoàn hảo! Giáo Hội không xấu hổ với những anh chị em sa ngã nhưng trái lại cảm thấy có liên quan với họ và có bổn phận nâng người sa ngã đứng lên và khuyến khích họ quay lại hành trình và đồng hành cùng họ tiến về mút cùng lịch sử để gặp gỡ với vị Hôn Phu của mình nơi thành thánh Giêrusalem trên trời.
Giáo Hội là Mẹ của chúng ta! Và Giáo Hội, trong sự đa dạng của các đặc sủng, thể hiện bản thân mình trong sự hiệp thông, Giáo hội như thế thì không thể phạm sai lầm: đó là vẻ đẹp và sức mạnh của cảm thức đức tin (sensus fidei), trong đó có cảm thức siêu nhiên của đức tin được Chúa Thánh Thần ban để cùng nhau tất cả chúng ta đi vào trung tâm của Tin Mừng và học cách bước theo Chúa Giêsu trong cuộc sống của chúng ta. Và như thế Giáo Hội không bao giờ sai lầm.
Nhiều cánh nhà báo họ tưởng tượng là thấy một Giáo Hội tranh chấp, người này chống người kia thậm chí còn nghi ngờ về sự hoạt động của Thánh Thần trong Giáo Hội để làm cho Giáo Hội nên hài hòa và hiệp nhất. Chúa Thánh Thần trong lịch sử luôn luôn hướng dẫn Giáo Hội qua các vị mục tử, ngay cả khi chúng ta thấy có những vị mục tử bất trung và i tội lỗi.
Và như tôi đã khẳng định với anh chị em ngay khi khai mạc Thượng Hội Đồng rằng, điều cần thiết là sống an bình và chững chạc mà Thượng Hội Đồng sẽ diễn ra dưới quyền lãnh đạo tiếp nối của Thánh Phêrô Tông đồ, Đức Thánh Cha sẽ bảo đảm cho tất cả.
Chúng ta sẽ nói một chút về trách nhiệm Đức Giáo Hoàng trong việc liên hệ với các giám mục [ĐTC cười]. Vì vậy, nhiệm vụ của Đức Giáo Hoàng là các bảo đảm sự hiệp nhất của Giáo Hội; là nhắc nhở các tín hữu bổn phận phải trung thành theo Tin Mừng của Chúa Kitô; là nhắc nhở các mục tử nhiệm vụ ưu tiên của họ là chăm sóc đàn chiên mà Chúa đã giao phó cho họ, và tìm tiếp đón những con chiên lạc với tình thương phụ tử đầy lòng thương xót. Tôi nói nhầm ở đây đây. Tôi nói “tiếp đón” đúng hơn là “đi ra ngoài” và tìm kiếm những con chiên lạc.
Nhiệm vụ của ĐGH là nhắc nhở mọi người rằng thẩm quyền trong Giáo Hội là phục vụ, như Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích rõ ràng, với những lời tôi trích dẫn nguyên văn: “Giáo Hội được kêu gọi để thực hiện hiện quyền bính của mình bằng việc phục vụ không phải làm cho chính mình nhưng thực hiện trong danh của Chúa Giêsu Kitô … (x. Presbyterorum Ordinis, 6)
Vì vậy Giáo Hội là của Chúa Kitô – Giáo Hội là Hiền Thê của Ngài – và tất cả các giám mục, trong sự hiệp thông với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, có nhiệm vụ và trách nhiệm bảo vệ mình và phục vụ không phải như là những bậc thầy nhưng là như các tôi tớ. Đức Giáo Hoàng, trong khóe nhìn này, không phải là chúa tể tối cao mà là đầy tớ tối cao – “đầy tớ của các đây tớ Thiên Chúa”; người bảo vệ sự vâng phụ và ý hướng của Giáo Hội theo ý định của Thiên Chúa, cho Tin Mừng của Chúa Kitô, và truyền thống của Giáo Hội. Vì vậy, Giáo Hoàng đặt sang một bên tất cả các ý thích cá nhân để theo ý muốn của Chúa Kitô – là “Mục tử Tối Cao và là Thầy của tất cả các tín hữu” (x.GLHTCG. 749).
Anh chị em thân mến, giờ đây chúng ta còn một năm để làm cho những ý tưởng đề nghị được chín mùi, với sự phân định tinh thần đích thực, để tìm ra những giải pháp cụ thể cho bao nhiêu khó khăn và vô số các thách đố mà các gia đình phải đương đầu, mang lại câu trả lời cho bao nhiêu nản chí vây bủa và bóp nghẹt các gia đình.
Một năm để làm việc về “bản Tường trình của Thượng HĐGM” là bản tóm lược trung thành và rõ ràng về tất cả những gì đã được nói và thảo luận tại Hội trường này và trong các nhóm nhỏ. Và bản này được trình bày cho các HĐGM như tài liệu hướng dẫn “Lineamenta”.
Xin Chúa đồng hành với chúng ta, hướng dẫn chúng ta trong hành trình này để làm vinh danh Chúa nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Thánh Giuse! Xin anh chị em vui lòng đừng quên cầu nguyện cho tôi! Xin cám ơn!
Hoàng Minh