Amazon, phòng thử nghiệm cải cách của Đức Phanxicô

Đức Giáo hoàng mong muốn thử nghiệm các biện pháp trong lãnh vực biểu tượng của các chuyện không tốt trong Giáo hội. Dù cho các người bảo thủ phải thất vọng.

Kết quả hình ảnh cho Amazon, phòng thử nghiệm cải cách của Đức Phanxicô
Các người bảo thủ, có nhiều trong Giáo hội, đứng lên chống lại các nỗ lực dù đã rất cẩn thận của Đức Phanxicô để thay đổi một số quy tắc trong Giáo hội công giáo. © Gregorio Borgia / AP / SIPA

Vùng Amazon bị cháy… “Căn nhà Giáo hội” cũng bị cháy, không phải do các thách thức sinh thái của “lá phổi” hành tinh nhưng còn do Đức Phanxicô muốn thử nghiệm cải cách của mình ở vùng Amazon, nơi có 9 nước với 25 triệu dân.

Thượng hội đồng Amazon bắt đầu ngày chúa nhật 6 tháng 10 sẽ nghe “tiếng kêu của trái đất” chống lại sự khai thác quá độ đất đai, sông ngòi, thảm thực vật. “Tiếng kêu của người nghèo”, của các dân tộc vùng Amazon, nạn nhân đầu tiên của nạn phá rừng, của sự không trừng phạt những kẻ giết người, những kẻ nuốt chửng mọi thứ, những kẻ tư nhân hóa tài nguyên thiên nhiên như nước, bất chấp mọi quy ưóc quốc tế.

Tại Vatican, chúng ta ca ngợi “vẻ đẹp bị thương” của vùng Amazon, nơi trở thành nơi đau thương và bạo lực của các dân tộc bản địa. Về chủ đề bạo lực xã hội, hủy hoại các mối quan hệ và văn hóa nguồn gốc, lời nói của Giáo hội đã bị phá vỡ từ lâu. Tuy ít nói về sinh thái, nhưng nhờ Thông điệp Chúc tụng Chúa, Laudato Si được công bố năm 2015, dù trễ nhưng nhưng Giáo hội công giáo đã bắt kịp so với các Giáo hội tin lành, chính thống có tiếng là “xanh” hơn.

Một vùng có tính biểu tượng

Nhưng thách thức chính của thượng hội đồng Amazon không phải ở đó. Với một vùng mênh mông (5,3 triệu cây số vuông rừng), với sự cô lập giữa các cộng đồng, với con số linh mục hiếm hoi, vùng này cũng là nguyên mẫu của một Giáo hội mà các vùng đất xa xôi ở Pháp, các vùng nông thôn hay sa mạc, cũng như ở châu Phi, đang chết dần chết mòn hoặc bị khô héo, bị đè nặng cũng cùng các chuyện không tốt. Sa mạc của con người, sa mạc của đức tin…

Đứng trước tình trạng này, Đức Giáo hoàng đẩy vùng Amazon vào phòng thử nghiệm để thí nghiệm các cải cách của mình, mang lại cho Giáo hội tầm mức truyền giáo, tái đặt lại vùng lãnh thổ và mạng lưới của mình. Và ngài nêu lên các vấn đề từ lâu thuộc hàng cấm kỵ trong hàng ngũ Giáo hội, như phong chức cho các ông đã lập gia đình hay mở ra cho phụ nữ vào các sứ vụ (phó tế, chức tư tế).  Có lẽ một cuộc cách mạng đang được chuẩn bị, nhờ một thượng hội đồng ở một vùng mà về mặt văn hóa cũng như địa lý ở xa Rôma. Các vị siêu bảo thủ ở Vatican hiểu rất rõ điều này, họ nghi giáo hoàng có các hoạch định đen tối nhất, họ buộc tội ngài muốn xóa bỏ các quy tắc thiêng liêng.

Nhờ đến các ông đã lập gia đình

Trong thực tế, đó là gì? Là mở chức thánh cho các ông đã lập gia đình, ưu tiên trong các dân tộc bản địa ở các vùng xa xôi hẻo lánh của chín nước vùng Amazon. Đây không phải là chuyện cho phép các linh mục sống độc thân được phép lập gia đình, nhưng là cho phép các giám mục khi cần thiết được nhờ cậy đến các ông đã lập gia đình, đức hạnh, có kinh nghiệm, có xác tín  gia đình đã ổn định (tiếng la tinh là viri probati), để họ có thể dâng thánh lễ, ban các phép bí tích, phục vụ cộng đồng của họ. Vấn đề gai góc và gây chia rẽ nhưng vì lợi ích cho giáo dân. Giáo dân không thể tiếp tục chờ vô thời hạn các linh mục độc thân, họ không còn đến đó nữa, họ không thể làm thêm trách vụ mới, họ đã lớn tuổi và cũng đã kiệt sức.

Trong các cấp bậc cao của Giáo hội công giáo, không ai không biết bậc sống độc thân gọi là chức thánh không phải là giáo điều phải tuyệt đối tin. Đó đon thuần là một kỷ luật, một quy tắc đã tiến triển qua thời gian và không gian. Ngay từ các thế kỷ đầu lịch sử của mình, trong hàng ngũ Giáo hội đã có các linh mục lập gia đình. Và bây giờ trong các Giáo hội công giáo phương Đông vẫn còn và quyền cũng đã tiến triển khác nhau. Và ngay ở các nước la-tinh như ở Pháp cũng có các linh mục đã lập gia đình, trước đây họ thuộc Giáo hội anh giáo hay luther và bây giờ họ trở lại đạo công giáo, họ dâng thánh lễ mỗi chúa nhật. Các giám mục không bắt họ phải bỏ vợ khi họ trở lại!

Đạo đức giả

Như thế ở đây có một chút đạo đức giả trong các lời chống đối đã gây chấn động ngay trước khi thượng hội đồng Amazon bắt đầu. Một loại đạo đức giả do sợ… Sợ nhảy qua then khóa độc thân bất khả xâm phạm của các linh mục. Sợ có hai tình trạng, độc thân và lập gia đình. Sợ các chủng viện sẽ trống nếu không duy trì tình trạng độc thân. Và nếu ngày mai Giáo hội công giáo cho phép một tu sĩ kết hôn ở vùng Amazon thì tại sao lại từ chối ở các vùng khác cũng xa xôi hẻo lánh hay sa mạc? Tại sao lại từ chối ở Pháp, nơi cũng có các vùng thôn quê hay miền núi, các cộng đoàn thu nhỏ, các nhà thờ trống vắng, các linh mục chết không có người thay thế, các thánh lễ không còn được dâng? Làm thế nào chúng ta nói về đời sống kitô và “truyền giáo” khi sức mạnh kỹ thuật số thiếu khung và thiếu sinh động?

Then khóa thứ nhì là chỗ đứng của phụ nữ trong các “sứ vụ” của Giáo hội. Từ 6 năm nay, trong các bài diễn văn của Đức Phanxicô, cũng như trong tài liệu chuẩn bị Thượng hội đồng Amazon, phụ nữ càng ngày càng được kêu gọi để đảm nhận nhiều chức vụ hơn, trong phụng vụ, trong giảng dạy, trong nghiên cứu thần học, trong chính trị. Nhưng liệu ngày mai sẽ có nữ linh mục hay nữ phó tế đây không? Vấn đề này đã chia rẽ người công giáo trong một thời gian dài. Từ những năm 1990, với cái giá là tranh cãi gay gắt trong nội bộ và nguy cơ ly giáo nghiêm trọng, Giáo hội Anh giáo đã phong chức linh mục cho phụ nữ. Cũng thời đó, Đức Gioan-Phaolô II đã có quyết định ngược lại, ngài ra tự sắc “dứt khoát” cấm chức thánh cho phụ nữ trong Giáo hội công giáo. Theo ngài, chức thánh “phải đặc biệt dành cho đàn ông”. Ngài làm đây là một hành động đức tin, dựa trên lập luận truyền thống, Chúa Kitô là đàn ông và chỉ duy đàn ông mới được cử hành Bí tích Thánh Thể, khác với bậc sống độc thân của linh mục, chỉ là một quy tắc đơn giản, có thể xem lại bất cứ lúc nào.

Sự loại trừ phụ nữ không còn được thấu hiểu khi đứng trước các nhu cầu thảm thiết của các cộng đồng bị đau khổ ở Amazon cũng như ở các nơi khác. Nó khẳng định cho tiếng tăm phân biệt đối xử của một Giáo hội gia trưởng và phân biệt giới tính, chỉ dành các chức có quyền lực cho các ông độc thân. Đứng trước các tiến bộ mà nhiều nước đi theo chiều hướng nam nữ bình đẳng, với các chiến dịch báo chí cấm và trừng phạt các vụ sách nhiễu, bắt nạt phụ nữ và kỳ thị giới tính thì lập luận công giáo để hợp pháp hóa cho việc loại phụ nữ qua một bên trong các phụng tự, rao giảng, trong việc giảng dạy ở các vị trí cao là chuyện không còn có thể đứng vững được. Kể cả việc áp đặt luật độc thân. Đây là vấn đề-then chốt cho các Giáo hội cổ ở châu Âu hay Mỹ châu, nhưng cũng là vấn đề với các Giáo hội trẻ và phụ thuộc như Giáo hội châu Á và châu Phi. Đằng sau sự hoạt động của các cộng đồng, đó là vai trò xã hội của Giáo hội đang bị đe dọa, uy tín của lời và của hình ảnh các xã hội không còn tinh thần kitô, đã không mất đi hương vị cho các nghi thức và sự linh thiêng.

Vatican, một chiến trường của các bãi mình

Ở Rôma, trước khi có các cuộc thảo luận của thượng hội đồng Amazon thì những người chống đối Đức Phanxicô như hồng y người Mỹ Burke hay hồng y người Đức Brandmüller đã đưa ra các lời cảnh báo và lên tiếng phẫn nộ. Họ tố cáo các “sai lầm” và các “dị giáo”, họ xin Đức Giáo hoàng đừng bỏ bậc sống độc thân của linh mục – điều hoàn toàn không có trong chương trình nghị sự. Lại còn không muốn phụ nữ ở các chức vụ sứ vụ.

Vatican ngày càng giống như một chiến trường của các bãi mình. Vatican bị chấn động bời các vụ tai tiếng tình dục mà chưa hẳn đã xong, các tiết lộ hành vi đồng tình luyến ái trong tận các bức tường Vatican, các vụ kiện đè nặng trên Đức Phanxicô. Theo các người chống đối ngài, giáo hoàng Dòng Tên người Argentina tiến bộ, giáo hoàng cánh tả, phò môi sinh, chống tư bản chủ nghĩa, thậm chí còn thân thiện với người đồng tính, muốn mở rộng biên giới châu Âu cho người tị nạn châu Phi, sẽ sẵn sàng, nếu không muốn nói là từ bỏ, ít nhất là ngưng nhiệt thành bảo vệ các nguyên tắc hay kỷ luật công giáo ngày ngày càng bị xã hội hiện đại hiểu lầm.

Tôi không sợ ly giáo. Tôi cầu nguyện để để điều này đừng xảy ra.

Thật ra Thượng hội đồng về gia đình (kéo dài 2 năm 2014-2015) cũng đã là thương trường của các vụ tranh cãi – và cũng chưa xong – về việc bất khả phân ly hôn nhân, từ chối không cho các người ly dị tái hôn được rước lễ, cấm các phương tiện ngừa thai nhân tạo (dùng thuốc, dùng bao, đặt vòng..v.v) có từ Tông huấn Sự sống Con người (Humanae Vitae) của Đức Phaolô-VI năm 1968. Các dự án cải cách của Đức Phanxicô nhằm làm nhúc nhích bộ máy quan liêu cứng đơ xung quanh ngài, và tiếp đó là một tầm nhìn Giáo hội khoan dung hơn, thay vì xét đoán và lên án thì tiếp nhận người đồng tính, người ly dị tái hôn, phụ nữ đã phá thai đều bị giới bảo thủ chống đối, tuy đây là một nhóm hạn chế nhưng rất có ảnh hưởng ở Rôma. Chúng ta đã thấy các hồng y đứng hàng đầu công khai bày tỏ “hoài nghi” (dubia) của họ về đường lối của Đức Giáo hoàng.

Mọi thứ đều trở thành đề tài để tranh cãi. Như cải cách mùa hè vừa qua ở Viện Rôma mà Đức Gioan-Phaolô II đã thành lập để bảo vệ hôn nhân truyền thống và gia đình kitô đã bị xem là một thách thức nguy hiểm cho di sản của thánh giáo hoàng để lại. Và cũng thế với thượng hội đồng Amazon bây giờ. Một quyển sách tuyệt vời của ký giả Nicolas Senèze báo La Croix Làm thế nào mà nước Mỹ muốn thay đổi giáo hoàng? (Comment l’Amérique veut changer de pape? Nxb. Bayard) đã nói lên âm mưu chống Đức Phanxicô mà ông nắm rõ vấn đề và nguồn gốc phát xuất từ Mỹ.

Một ngày nào đó âm mưu này có tạo “ly giáo” trong Giáo hội không? Câu hỏi đã được đặt ra và ngày 10 tháng 9, trên chuyến bay từ Madagascar về Rôma, Đức Phanxicô đã trả lời: “Tôi không sợ những chuyện ly giáo. Tôi cầu nguyện để điều này đừng xảy ra.” Thượng hội đồng Amazon được xem như một thử nghiệm mới cho khả năng cự lại sự chống đối này và chiến thắng cánh cực kỳ bảo thủ.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

(phanxico.vn 07.10.2019/ lepoint.fr, Henri Tincq, 2019-10-05)