Vào một đêm, Jim Castle thấy mệt mỏi khi lên chuyến bay của anh ở Cincinnati. Bốn mươi lăm năm với tư cách là người cố vấn quản trị, anh luôn bị giao phó hàng loạt những cuộc gặp gỡ và hội thảo kinh doanh trong suốt cả tuần, và giờ đây, với tâm trạng đầy thư thái, anh ngả mình trên ghế và sẵn sàng cho chuyến bay từ nhà tới thành phố Kansas.
Khi có nhiều hành khách lên, máy bay ồn ào vì những cuộc đối thoại hòa lẫn những tiếng động phát ra từ việc kéo hành lý. Rồi, bất chợt, mọi người im bặt. Sự tĩnh lặng nhẹ nhàng chuyển động qua các dãy ghế như làn sóng vô hình phía sau con thuyền. Jim vươn cổ để nhìn xem điều gì đang xảy ra và rồi anh cũng phải há hốc miệng ngạc nhiên.
Đang tiến lên lối giữa hai hàng ghế là hai nữ tu ăn mặc đơn giản với tu phục trắng có viền xanh. Ngay lập tức, anh nhận ra gương mặt quen, làn da với những nếp nhăn và đôi mắt ấm áp của một trong hai nữ tu. Đây là gương mặt anh thường xem trên truyền hình và trên bìa tạp chí The Times. Hai nữ tu dừng lại, và Jim nhận ra rằng ghế của người đồng hành với anh là của Mẹ Têrêsa.
Khi những hành khách cuối cùng ổn định, Mẹ Têrêsa và người đi cùng lôi tràng hạt ra. Jim chú ý và nhận thấy mỗi chục của tràng hạt có một màu khác nhau. Sau đó, Mẹ Têrêsa nói cho anh biết rằng các chục ấy thể hiện sự khác biệt của các vùng khác nhau trên thế giới, và Mẹ còn thêm: “Tôi cầu nguyện cho người nghèo và người hấp hối ở mỗi lục địa”.
Máy bay lăn bánh trên đường băng cũng là lúc hai người nữ ấy bắt đầu cầu nguyện với giọng đọc nhẹ nhàng và thầm thĩ. Dù rằng Jim thấy mình không phải là người thực sự gắn kết với Đạo Công Giáo, vì mình chỉ đến nhà thờ hầu như theo thói quen, nhưng chẳng hiểu sao anh lại thấy mình đang hòa nhập với họ. Khi họ đọc tới lời kinh cuối cùng, thì cũng là lúc máy bay giảm độ cao để hạ cánh.
Mẹ Têrêsa quay về anh ta. Lần đầu tiên trong cuộc đời, Jim hiểu được những con người ấy là gì khi họ nói về một con người có hào quang. Khi mẹ nhìn chằm chằm vào anh ta, một cảm giác an bình bao phủ anh; anh ta không thể nhận ra điều ấy nhiều hơn việc nhận ra ngọn gió, nhưng anh cảm được nó, chắc chắn như việc anh cảm được ngọn gió ấm áp mùa hè. “Anh bạn trẻ”, Mẹ hỏi, “anh có thường lần hạt không?”
“Không, thực sự không”, anh ta thú nhận.
Mẹ cầm lấy tay anh, và ánh mắt của mẹ nhìn anh trìu mến. Rồi mẹ mỉm cười. “Được, anh sẽ làm việc đó bây giờ”, và mẹ bỏ tràng hạt của mẹ vào lòng bàn tay anh.
Một giờ sau, Jim vào sân bay thành phố Kansas, anh được gặp Ruth, vợ của anh. “Điều gì trên thế giới vậy?” Ruth hỏi câu này khi chị nhìn thấy tràng hạt trên tay anh.
Họ hôn nhau và Jim miêu tả cuộc gặp gỡ bất ngờ. Lái xe về nhà, anh nói: “Anh có cảm tưởng như thể anh đã gặp người con gái của Thiên Chúa vậy”.
Chín tháng sau, Jim và Ruth tới thăm Connie, một người bạn lâu đời của họ. Connie kể cho họ biết rằng cô bị ung thư buồng trứng. “Bác sỹ nói đây là một trường hợp gay go”, Connie nói, “nhưng tôi sẽ chiến đấu với nó. Tôi sẽ không bỏ cuộc”.
Jim ngoắc tay cô ấy. Rồi, sau khi móc tay vào túi, anh ta lấy cỗ tràng hạt của Mẹ Têrêsa cuốn quanh các ngón tay của cô. Anh kể cho cô nghe câu chuyện và nói: “Connie, hãy giữ nó bên mình. Nó có thể sẽ trợ giúp bạn”.
Dù rằng Connie không phải là người Công Giáo, bàn tay cô cũng sẵn lòng cuốn chặt lấy những hạt chuỗi nhỏ bằng nhựa ấy. Cô nói thầm: “Cám ơn. Tôi hy vọng sẽ có thể hoàn lại tràng chuỗi này cho anh”.
Hơn một năm trôi qua, Jim gặp lại Connie. Lần này, với gương mặt rực sáng, cô vội vàng lao tới chỗ Jim và trao cho anh cỗ tràng hạt. “Tôi đã giữ nó suốt cả năm”, cô nói. “Tôi đã phẫu thuật và cũng đã thực hiện trị liệu hóa học. Tháng trước, bác sỹ phẫu thuật lần thứ hai và khối u tan biến. Hoàn toàn biết mất”. Mắt cô nhìn chằm chằm vào mắt Jim: “Tôi biết rằng đã đến lúc phải trả lại anh cỗ tràng hạt này”.
Mùa Thu năm sau, chị gái của Ruth suy sụp trầm trọng sau cuộc ly dị. Cô nói với Jim nếu có thể được cho cô mượn cỗ tràng hạt, và khi anh gửi cho cô cỗ tràng hạt, cô treo nó trên cột giường trong một túi nhung nhỏ.
“Vào ban đêm, tôi ôm tràng hạt, chỉ giữ cách bề ngoài thôi. Tôi thật cô đơn và lo sợ”, cô nói, “vậy mà khi ôm chặt tràng hạt, tôi cảm thấy như thể tôi đang nắm một bàn tay đầy yêu thương vậy”. Dần dần, Liz thoát khỏi sự suy sụp và tìm ra một viễn cảnh mới cho cuộc sống, và rồi gửi bưu phẩm trả lại cỗ tràng hạt. Trong bưu phẩm người ta đọc được lời ghi chú kèm theo: “Có thể, một vài người nào đó cũng cần tới nó”.
Rồi, vào đêm nọ, sau đó khoảng một hoặc hơn một năm, một người lạ gọi điện cho Ruth. Cô ta đã nghe nói về cỗ tràng hạt từ một người hàng xóm và hỏi xem cô ta có thể mượn cỗ tràng hạt để mang tới bệnh viện nơi mẹ cô ta đang trong tình trạng hôn mê không. Gia đình ấy mong muốn rằng cỗ tràng hạt có thể giúp mẹ của họ ra đi bình yên.
Một vài ngày sau, người nữ ấy hoàn lại cỗ tràng hạt. Cô ta nói: “Y tá nói rằng bệnh nhân hôn mê vẫn có thể nghe, vì thế tôi giải thích với mẹ tôi rằng tôi có tràng hạt của Mẹ Têrêsa và khi tôi trao tràng hạt cho mẹ tôi thì bà có thể ra đi. Điều ấy hoàn toàn đúng. Rồi tôi đặt tràng hạt vào tay mẹ. Trong vòng vài phút, chúng tôi thấy gương mặt mẹ buông lỏng ra! Những vết nhăn phẳng ra cho tới khi mẹ nhìn thật bình an và thật trẻ trung”. Giọng người nữ nghẹn lại. “Vài phút sau, mẹ tôi ra đi”. Cô ta nắm lấy tay Ruth, nhìn sâu vào mắt cô và nói: “Cám ơn”.
Phải chăng có một sức mạnh đặc biệt trong những hạt nhỏ bé ấy? Hay là tinh thần con người được hồi phục cách dễ dàng nơi mỗi người mượn cỗ tràng hạt ấy? Jim chỉ biết rằng, những yêu cầu tiếp tục được gửi đến, thường là bất ngờ. Anh luôn đáp ứng, dù vậy, bất cứ khi nào cho mượn cỗ tràng hạt, anh đều nói: “Khi bạn đã qua giai đoạn cần kíp, hãy gửi trả lại. Một số người khác có thể cần tới nó”.
Cuộc sống của Jim cũng đã đổi thay từ cuộc gặp gỡ bất ngờ trên máy bay. Khi anh nhận ra Mẹ Têrêsa mang mọi thứ của mình trong một chiếc túi nhỏ, anh cũng cố gắng làm cho cuộc sống của mình trở nên giản đơn. Anh nói: “Tôi cố gắng để nhớ điều gì đáng giá – không phải tiền, hay tước vị, hay tài sản, nhưng là cách thức chúng ta yêu thương tha nhân”.
Khi có nhiều hành khách lên, máy bay ồn ào vì những cuộc đối thoại hòa lẫn những tiếng động phát ra từ việc kéo hành lý. Rồi, bất chợt, mọi người im bặt. Sự tĩnh lặng nhẹ nhàng chuyển động qua các dãy ghế như làn sóng vô hình phía sau con thuyền. Jim vươn cổ để nhìn xem điều gì đang xảy ra và rồi anh cũng phải há hốc miệng ngạc nhiên.
Đang tiến lên lối giữa hai hàng ghế là hai nữ tu ăn mặc đơn giản với tu phục trắng có viền xanh. Ngay lập tức, anh nhận ra gương mặt quen, làn da với những nếp nhăn và đôi mắt ấm áp của một trong hai nữ tu. Đây là gương mặt anh thường xem trên truyền hình và trên bìa tạp chí The Times. Hai nữ tu dừng lại, và Jim nhận ra rằng ghế của người đồng hành với anh là của Mẹ Têrêsa.
Khi những hành khách cuối cùng ổn định, Mẹ Têrêsa và người đi cùng lôi tràng hạt ra. Jim chú ý và nhận thấy mỗi chục của tràng hạt có một màu khác nhau. Sau đó, Mẹ Têrêsa nói cho anh biết rằng các chục ấy thể hiện sự khác biệt của các vùng khác nhau trên thế giới, và Mẹ còn thêm: “Tôi cầu nguyện cho người nghèo và người hấp hối ở mỗi lục địa”.
Máy bay lăn bánh trên đường băng cũng là lúc hai người nữ ấy bắt đầu cầu nguyện với giọng đọc nhẹ nhàng và thầm thĩ. Dù rằng Jim thấy mình không phải là người thực sự gắn kết với Đạo Công Giáo, vì mình chỉ đến nhà thờ hầu như theo thói quen, nhưng chẳng hiểu sao anh lại thấy mình đang hòa nhập với họ. Khi họ đọc tới lời kinh cuối cùng, thì cũng là lúc máy bay giảm độ cao để hạ cánh.
Mẹ Têrêsa quay về anh ta. Lần đầu tiên trong cuộc đời, Jim hiểu được những con người ấy là gì khi họ nói về một con người có hào quang. Khi mẹ nhìn chằm chằm vào anh ta, một cảm giác an bình bao phủ anh; anh ta không thể nhận ra điều ấy nhiều hơn việc nhận ra ngọn gió, nhưng anh cảm được nó, chắc chắn như việc anh cảm được ngọn gió ấm áp mùa hè. “Anh bạn trẻ”, Mẹ hỏi, “anh có thường lần hạt không?”
“Không, thực sự không”, anh ta thú nhận.
Mẹ cầm lấy tay anh, và ánh mắt của mẹ nhìn anh trìu mến. Rồi mẹ mỉm cười. “Được, anh sẽ làm việc đó bây giờ”, và mẹ bỏ tràng hạt của mẹ vào lòng bàn tay anh.
Một giờ sau, Jim vào sân bay thành phố Kansas, anh được gặp Ruth, vợ của anh. “Điều gì trên thế giới vậy?” Ruth hỏi câu này khi chị nhìn thấy tràng hạt trên tay anh.
Họ hôn nhau và Jim miêu tả cuộc gặp gỡ bất ngờ. Lái xe về nhà, anh nói: “Anh có cảm tưởng như thể anh đã gặp người con gái của Thiên Chúa vậy”.
Chín tháng sau, Jim và Ruth tới thăm Connie, một người bạn lâu đời của họ. Connie kể cho họ biết rằng cô bị ung thư buồng trứng. “Bác sỹ nói đây là một trường hợp gay go”, Connie nói, “nhưng tôi sẽ chiến đấu với nó. Tôi sẽ không bỏ cuộc”.
Jim ngoắc tay cô ấy. Rồi, sau khi móc tay vào túi, anh ta lấy cỗ tràng hạt của Mẹ Têrêsa cuốn quanh các ngón tay của cô. Anh kể cho cô nghe câu chuyện và nói: “Connie, hãy giữ nó bên mình. Nó có thể sẽ trợ giúp bạn”.
Dù rằng Connie không phải là người Công Giáo, bàn tay cô cũng sẵn lòng cuốn chặt lấy những hạt chuỗi nhỏ bằng nhựa ấy. Cô nói thầm: “Cám ơn. Tôi hy vọng sẽ có thể hoàn lại tràng chuỗi này cho anh”.
Hơn một năm trôi qua, Jim gặp lại Connie. Lần này, với gương mặt rực sáng, cô vội vàng lao tới chỗ Jim và trao cho anh cỗ tràng hạt. “Tôi đã giữ nó suốt cả năm”, cô nói. “Tôi đã phẫu thuật và cũng đã thực hiện trị liệu hóa học. Tháng trước, bác sỹ phẫu thuật lần thứ hai và khối u tan biến. Hoàn toàn biết mất”. Mắt cô nhìn chằm chằm vào mắt Jim: “Tôi biết rằng đã đến lúc phải trả lại anh cỗ tràng hạt này”.
Mùa Thu năm sau, chị gái của Ruth suy sụp trầm trọng sau cuộc ly dị. Cô nói với Jim nếu có thể được cho cô mượn cỗ tràng hạt, và khi anh gửi cho cô cỗ tràng hạt, cô treo nó trên cột giường trong một túi nhung nhỏ.
“Vào ban đêm, tôi ôm tràng hạt, chỉ giữ cách bề ngoài thôi. Tôi thật cô đơn và lo sợ”, cô nói, “vậy mà khi ôm chặt tràng hạt, tôi cảm thấy như thể tôi đang nắm một bàn tay đầy yêu thương vậy”. Dần dần, Liz thoát khỏi sự suy sụp và tìm ra một viễn cảnh mới cho cuộc sống, và rồi gửi bưu phẩm trả lại cỗ tràng hạt. Trong bưu phẩm người ta đọc được lời ghi chú kèm theo: “Có thể, một vài người nào đó cũng cần tới nó”.
Rồi, vào đêm nọ, sau đó khoảng một hoặc hơn một năm, một người lạ gọi điện cho Ruth. Cô ta đã nghe nói về cỗ tràng hạt từ một người hàng xóm và hỏi xem cô ta có thể mượn cỗ tràng hạt để mang tới bệnh viện nơi mẹ cô ta đang trong tình trạng hôn mê không. Gia đình ấy mong muốn rằng cỗ tràng hạt có thể giúp mẹ của họ ra đi bình yên.
Một vài ngày sau, người nữ ấy hoàn lại cỗ tràng hạt. Cô ta nói: “Y tá nói rằng bệnh nhân hôn mê vẫn có thể nghe, vì thế tôi giải thích với mẹ tôi rằng tôi có tràng hạt của Mẹ Têrêsa và khi tôi trao tràng hạt cho mẹ tôi thì bà có thể ra đi. Điều ấy hoàn toàn đúng. Rồi tôi đặt tràng hạt vào tay mẹ. Trong vòng vài phút, chúng tôi thấy gương mặt mẹ buông lỏng ra! Những vết nhăn phẳng ra cho tới khi mẹ nhìn thật bình an và thật trẻ trung”. Giọng người nữ nghẹn lại. “Vài phút sau, mẹ tôi ra đi”. Cô ta nắm lấy tay Ruth, nhìn sâu vào mắt cô và nói: “Cám ơn”.
Phải chăng có một sức mạnh đặc biệt trong những hạt nhỏ bé ấy? Hay là tinh thần con người được hồi phục cách dễ dàng nơi mỗi người mượn cỗ tràng hạt ấy? Jim chỉ biết rằng, những yêu cầu tiếp tục được gửi đến, thường là bất ngờ. Anh luôn đáp ứng, dù vậy, bất cứ khi nào cho mượn cỗ tràng hạt, anh đều nói: “Khi bạn đã qua giai đoạn cần kíp, hãy gửi trả lại. Một số người khác có thể cần tới nó”.
Cuộc sống của Jim cũng đã đổi thay từ cuộc gặp gỡ bất ngờ trên máy bay. Khi anh nhận ra Mẹ Têrêsa mang mọi thứ của mình trong một chiếc túi nhỏ, anh cũng cố gắng làm cho cuộc sống của mình trở nên giản đơn. Anh nói: “Tôi cố gắng để nhớ điều gì đáng giá – không phải tiền, hay tước vị, hay tài sản, nhưng là cách thức chúng ta yêu thương tha nhân”.
Tại sao chúng ta từ bỏ việc lần hạt?
Có lẽ, có rất nhiều lý do trả lời câu hỏi tại sao người Công Giáo ngày nay đã từ bỏ việc lần hạt. Có một lý do, không chút hoài nghi, là sự nhấn mạnh quá mức của một số người dành cho Đức Maria và tràng hạt Mân Côi. Nhưng tôi thực sự ngờ vực việc cho rằng đây là toàn bộ lý do khiến những người Công Giáo thôi lần chuỗi và dừng việc dạy con em họ cầu nguyện với bằng tràng hạt tại gia đình cũng như học đường. Và, như tôi đã vạch ra khi bàn thảo về các thánh, giải pháp cho tình trạng méo mó và sự nhấn mạnh quá mức một điều gì đó tốt thì không khi nào thủ tiêu điều tốt trong vấn nạn ấy.
Tôi cho rằng, một trong những nguyên do khiến tràng hạt không còn phổ biến trong thời hiện đại là bởi vì nó được coi như là kiểu đọc kinh của các bà sùng đạo già nua ít học và rảnh rỗi chẳng có việc gì làm. Trong một thế giới mà người ta sùng bái tri thức và bằng cấp, học vị, thì sự sùng đạo ấy bị xem như là một loại mê tín. Nhưng sự thực thì, sự sùng đạo là một sự tôn sùng dành cho Thiên Chúa và trung thành tận tụy với Ngài. Hiến mình cho Thiên Chúa như thế chẳng phải là sự tham phần vào đích điểm của đời sống mỗi người Kitô hữu đó sao?
Người Công Giáo hôm nay đã từ bỏ kinh Mân Côi là bởi vì chúng ta đã bị lôi cuốn bởi những điều phức tạp. Chúng ta dâng lòng trung thành và sự tôn kính cho những điều phức tạp, trong khi đó sự giản dị mới là chìa khóa của sự hoàn thiện. Sự bình an trong tâm hồn chúng ta nảy sinh từ những điều dung dị trong cuộc sống mình. Tất cả những nhà lãnh đạo vĩ đại trong suốt dòng lịch sử đều đồng ý rằng, thường thì những giải pháp giản đơn nhất lại là giải pháp tốt nhất. Công năng tuyệt diệu của Thiên Chúa chính là sự đơn giản. Nếu bạn muốn đắm mình trong những kỳ quan và vinh quang Thiên Chúa, thì hãy thực hành đức đơn sơ trong cuộc sống và lời cầu nguyện của bạn.
Cuộc sống của chúng ta đang chịu đau khổ dưới sức nặng quá mức của những phức tạp không ngừng tăng lên. Chúng ta phức tạp hóa mọi thứ. Và khi thói ham thích điều phức tạp đã nhập nhiễm khắp nền văn hóa hiện đại, nó cũng ảnh hướng tới cách thức chúng ta đến với việc cầu nguyện. Rồi chính trong chiều hướng ấy, những người Công Giáo hiện đại chúng ta cho rằng tràng hạt là vô ích. Đừng coi thường điều đơn sơ. Có một sức mạnh thực sự trong điều đơn sơ ấy.
Kinh Mân Côi không phải là lời kinh chỉ dành cho những quý bà đầu bạc như vôi và ăn không ngồi rồi. Đó là một thực hành cầu nguyện phong phú mà tất cả chúng ta đều rút tỉa được những ơn ích từ đó.
Có khi sự chống đối của bạn lại bắt nguồn từ nguyên do là bạn đã bị ép phải đọc kinh Mân Côi khi còn là một đứa trẻ. Nếu đúng như vậy, thì bạn hãy vượt lên trên ác cảm ấy và một lần nữa, hãy khám phá lời kinh tuyệt mỹ này cho chính bản thân bạn. Đừng để cho quá khứ cướp đi tương lai của bạn.
Những lợi ích
Khác hẳn với những gì người ta thường nghĩ, cuốn sách đầu tiên tôi xuất bản có tựa đề Cầu nguyện & Chuỗi Mân Côi. Thực tế là, người nào đó xuất bản một cuốn sách về kinh Mân Côi ở độ tuổi 19 có thể làm cho mọi người cho rằng chắc hẳn tôi đã trưởng thành từ một gia đình thường xuyên lần hạt mỗi buổi tối. Tôi không như vậy. Trên thực tế, tôi chưa bao giờ đọc kinh Mân Côi cùng gia đình mình – một lần cũng chưa.
Vậy làm thế nào mà tôi có được sự tôn kính cao cả dành cho lời kinh đơn sơ vốn đã bị thế giới hiện đại và phức tạp chối từ cách mãnh liệt ấy?
Khi tôi học lớp bốn, Cô Rutter dạy chúng tôi cách thức đọc kinh Mân Côi và trao cho mỗi chúng tôi một cặp tràng hạt. Tôi không chú ý nhiều và cũng chẳng hứng thú, nhưng vì lý do nào đó, tôi đã cất giữ những tràng hạt ấy cùng một chỗ với những kỷ vật của tuổi thơ.
Ở lớp năm, thầy Greck nói nhiều về Lộ Đức. Con trai của thầy đã được cứu chữa cách nhiệm mầu ở đó và mỗi thứ Sáu thầy đều làm chủ sự giờ đọc kinh Mân Côi tại nguyện đường vào giờ kinh trưa. Nếu bạn bị phạt, bạn phải đến lần hạt Mân Côi. Tôi thỉnh thoảng cũng bị phạt, nhưng hình thức ép đọc kinh Mân Côi không tạo cho tôi một thiện cảm với công việc cầu nguyện đạo đức này.
Ở tuổi mười sáu, tôi gặp một người đàn ông rất quý giá trong hành trình thiêng liêng của tôi. Ông dạy khóa kỹ năng học tập mà tôi đang theo học sau giờ lên lớp, và là người đã mời tôi tới thăm bệnh xá địa phương vào một buổi thứ Bảy nọ. Chúng tôi đi bộ tới bệnh xá mà nói về rất nhiều điều, hầu hết là nói về tôi, về các môn thể thao của tôi, về công việc làm thêm của tôi, những khát vọng của tôi trong đời, và về bạn gái của tôi. Kinh nghiệm chiều hôm ấy là lần gặp gỡ đầu tiên làm nền tảng cho những lần tiếp theo tôi tới những bệnh xá trong vùng, kinh nghiệm ấy cũng bắt đầu đánh thức những cảm thức đạo đức trong tôi. Khi chúng tôi đi bộ về nhà hôm ấy, ông hỏi tôi rằng có muốn lần hạt không. Tôi đồng ý. Ý tôi là, ngoài việc đồng ý, trong tình thế đó, tôi có thể làm gì khác? Nhưng vì lý do nào đó, những lời kinh ấy đã xoa dịu tôi, và tôi bắt đầu tự đọc kinh Mân Côi trong những ngày và những tuần tiếp theo. Không lâu sau đó, tôi bắt đầu lần hạt thường xuyên hơn với một người bạn tốt bụng của tôi là Luca.
Tôi bắt đầu lần hạt Mân Côi bởi vì đó là một hình thức cầu nguyện tôi tìm được sự êm dịu, cả về tinh thần lẫn thể lý. Hôm nay, tôi đọc kinh Mân Côi bởi vì tôi tin rằng đó là cách thức giản đơn nhất để suy tư về cuộc đời vào những giáo huấn của Đức Giêsu Kitô. Để đặt điều này trong bối cảnh của hành trình thiêng liêng của chúng ta, tôi tin rằng với tư cách là những người Kitô hữu, chúng ta được kêu mời noi gương Đức Giêsu. Thật là điều không thể để noi gương ai đó mà bạn không biết. Chúng ta đi đến nhận biết Ngài trong Thánh Kinh, trong các Bí tích, qua rất nhiều người và nhiều địa điểm khác nhau. Kinh Mân Côi là một cách thế khác. Nhờ việc đọc kinh Mân Côi, chúng ta có thể suy tư về rất nhiều khía cạnh của Đức Giêsu và cuộc đời của Ngài trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Và, như chúng ta đã thảo luận trước, những hành động trong cuộc sống của chúng ta bị quyết định bởi những ý tưởng chủ đạo nhất. Nếu những hành động của chúng ta giống với những hành động của Đức Kitô thì nó sẽ giúp chúng ta suy tư về cuộc đời và giáo huấn của Ngài cách thường xuyên.
Ở phần trước, chúng ta đã nói về sức mạnh của những câu chuyện. Không có câu chuyện nào có tác động mạnh hơn câu chuyện của Đức Giêsu Kitô. Đây là câu chuyện đã tạo lập và tập trung toàn bộ lịch sử nhân loại, và điều nền tảng cho sứ mệnh của chúng ta, với tư cách là những Kitô hữu, là phải biết tường tận về câu chuyện ấy. Kinh Mân Côi giúp chúng ta biết câu chuyện của Ngài và dạy chúng ta cách hòa hợp câu chuyện ấy vào trong đời sống của mỗi chúng ta.
Trưởng thành về nhân đức
Một trong những ích lợi thiêng liêng cụ thể của kinh Mân Côi là năng lực của nó có thể giúp chúng ta tăng triển về nhân đức. Khi học những người thầy vĩ đại về đời sống thiêng liêng trong truyền thống Công Giáo của chúng ta, tôi đã khám phá ra nhân đức cần thiết biết chừng nào với hành trình thiêng liêng của chúng ta. Khi chúng ta nối kết những hành động tốt và cao cả bề ngoài của đời sống chúng ta với những thái độ và ý hướng nội tâm tích cực, chúng ta tăng triển về nhân đức. Khi chúng ta bắt đầu chú tâm thực hành một nhân đức, nó sẽ triển nở thành một nhân đức quen thuộc. Nhưng tôi cũng học biết rằng khi bạn chủ tâm tập trung những sức lực của mình tới việc tăng triển một nhân đức cụ thể, ngay lập tức, bạn tăng triển ở mọi nhân đức khác. Nhân đức sinh ra nhân đức. Và cuối cùng, tác động rất riêng của việc thực hành một nhân đức là, một cách tự phát, trổ sinh hành động đúng đắn. Tôi đã nhận thấy kinh Mân Côi có hữu ích rất riêng trong những nỗ lực của tôi để tăng triển việc thực hành các nhân đức khác nhau trong đời sống của tôi.
Hoa trái của tất cả các thực hành thiêng liêng là một sự tăng tiến những nhân đức siêu nhiên: Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. Thánh Phaolô nói về những điều ấy trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô: “Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến, cả ba đều tồn tại; nhưng cao trọng hơn cả là Đức Mến” (1Cr 13,13). Vào thời điểm mà thế giới ngập đầy những ngờ vực và chủ nghĩa hoài nghi, vẻ đẹp của Đức Tin vẫn chiếu sáng. Ở nơi tâm trí nhiều người đang đau khổ với tình trạng suy sụp và nỗi tuyệt vọng, ánh sáng của Hy vọng vẫn rạng soi. Trong một nền văn hóa đầy dẫy những khoái lạc và chiếm hữu ích kỷ, một chân lý vĩnh hằng vẫn rất rõ ràng cho tất cả: Tình yêu là con đường duy nhất.
Vượt lên trên những nhân đức siêu nhiên ấy, mỗi chục kinh Mân Côi đều giới thiệu những gương mẫu thực tế về các nhân đức và dạy chúng ta thực hành các nhân đức ấy trong đời sống riêng của mình. Giờ đây, chúng ta hãy học hỏi những nhân đức ấy, mỗi chục riêng biệt.
ĐCV Bùi Chu chuyển dịch
Nguồn: Matthew KELLY, Rediscover Catholicism [Tái khám phá Đạo Công Giáo], Beacon Publishing, 2010, tr. 271-277
– See more at: http://gpbuichu.org/news/Goc-dich-thuat/Y-nghia-cua-Kinh-Man-Coi-1827.html#sthash.jBl80lmU.dpuf