Vào một buổi sáng đẹp trời, hai ông miệt vườn hàng xóm chí thân chí cốt vốn có thói quen uống cà phê chung với nhau. Dù bận rộn đến đâu, họ cũng dành ra chút thời gian để cà kê hết chuyện trong xóm ngoài đến cả quốc nội và quốc tế nữa. Nhất là vào thời điểm này khi mà công việc đồng áng chân tay đã bớt phần bận rộn. Sáng hôm nay, ông Sáu với tư cách là chủ nhà, ông đã được bà xã chuẩn bị chu đáo đâu ra đấy. Ở vào độ tuổi lục tuần, bây giờ ông bà xem ra đã trút được gánh nặng vì con cái đứa nào cũng đã yên bề gia thất và chúng lại rất có hiếu với cha mẹ. Do đó, ông cũng có được nhiều thuận lợi để tham gia vào công việc chung của giáo xứ. Thời gian dài vừa qua, ông rất tích cực trong công việc sửa sang lại khu vực khuôn viên nhà thờ, nhất là trong đó giáo xứ ông có thêm được 14 chặng đàng thánh giá rất uy nghi để phục vụ cho chiều Thứ Sáu Tuần Thánh. Thêm vào đó lại còn có cả một đài Đức Mẹ La Vang không kém phần bề thế. Tại đây mỗi buổi tối sau thánh lễ, mọi người già trẻ lớn bé đều dành một thời gian ngắn để cầu nguyện và ca hát bên Mẹ rất sốt sắng.
Về phần mình, ông Tư cũng trạc tuổi đó nhưng xem ra khuôn mặt của ông có vẻ già hơn trước tuổi. Số là vợ ông không được khỏe cho lắm. Bệnh tình của bà tới lui như cơm bữa. Tháng trước ông đã phải lận đận chăm sóc cho bà suốt bốn tuần lễ tại bệnh viện tuyến trên. Hơn nữa con cái của ông cưới vợ gả chồng đều ở những làng thuộc các huyện khác. Thành ra khi bà xã đau yếu, ông kiêm luôn công việc nội trợ bếp núc. Tuy thế, ông vẫn dành được chút thời gian uống cà phê để điểm tình hình khắp đó đây trong và ngoài nước, đạo cũng như đời.
Miệng vừa nhâm nhi giọt cà phê, sau đó tay khẽ đặt ly xuống cái đĩa nhỏ, ông Tư mở đầu câu chuyện thời sự bằng việc bình luận sự kiện vừa mới xảy ra trong Giáo Hội tại Vatican trong vòng hơn một tháng vừa qua hãy còn sốt dẻo.
– Cái thời buổi internet ngày nay tiện ghê. Chuyện xảy ra ở đẩu ở đâu mà mình cũng biết hết trơn. Thậm chí thông tin được cập nhật rất nhanh chóng là đàng khác. Kể cũng lạ khi thấy Việt Nam và Rôma ngàn trùng xa cách vì mỗi nơi ở một phía của địa cầu với sự chênh lệch múi giờ từ năm đến sáu giờ nữa. Ấy thế mà chúng ta lại có thể theo dõi chi tiết được những gì diễn ra trong dịp cơ mật viện bầu giáo hoàng tận bên kinh đô của Giáo Hội là như vậy.
Rít một hơi thuốc thật dài sau đó từ từ nhả khói lan tỏa chung quanh, đôi mắt tư lự nhìn theo làn khói mỗi lút bay xa và khuất dần trong tầm nhìn, trầm ngâm trong giây lát, ông Sáu ông tiếp lời.
– Đúng như vậy. Ngay hôm Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vừa đưa ra quyết định thoái vị trước mật nghị Hồng Y, chỉ ít phút không lâu sau đó tin này đã lan đi trên toàn thế giới. Nghe đâu cả trên dưới 600 năm nay trong Giáo Hội mới có thêm một vị giáo hoàng làm điều này.
– Ồ nếu quả như thế thì chúng ta là những người có phước vì được chứng kiến một sự kiện hy hữu có một không hai vừa mới xảy ra, ông Tư buông lời bình luận đoạn nói tiếp :
– Mà cái vụ cơ mật viện cũng thu hút dư luận quốc tế ghê thiệt. Vatican là một quốc gia nhỏ bé nhất trên thế giới mà có tới hơn 5000 ký giả đến xin đăng ký tác nghiệp đưa tin. Đấy là chưa kể hơn 600 hãng thông tấn khác đặt văn phòng thường trực tại Rôma.
Ông Sáu hồ hởi thêm vào :
– Nghe đâu trước khi cơ mật viện diễn ra. Đức Hồng Y Việt Nam chúng mình từng là chủ đề chính của cánh nhà báo. Ngài có chân trong số 115 Hồng Y có quyền bầu giáo hoàng nên vắng mặt ngài là không xong. Chả thế mà Hồng Y đoàn chưa có thể đưa ra quyết định ngày khai mạc cơ mật viện được.
– Cái khó khăn mà Hồng Y gặp phải ở đây là không có chuyến bay trực tiếp giữa Ta và Rôma. Do đó, ngài không thể chủ động trong việc đi lại được. Hơn nữa, trong suốt hành trình còn phải chuyển sang các chuyến bay khác. Như vậy thời gian chờ đợi tại mỗi san bay không phải là ít. Đấy là chưa tính đến sự thay đổi đột xuất vì lý do kỹ thuật, thời tiết hoặc an toàn nào đó nữa kia, ông Tư nói với vẻ đầy tâm tắc về sự am hiểu ngọn nguồn của mình, đoạn nói tiếp.
– Mà kết quả bầu cũng hấp dẫn ghê lắm chứ. Trước đó, có biết bao nhiêu dự đoán với một danh sách hàng loạt các hồng y có khả năng làm giáo hoàng mà giới báo chí đưa ra dài dằng dặc mà cuối cùng bị trật khấc hết trơn. Đúng là trước khi vào cơ mật viện, vị nào được xem là có máu mặt thì khi ra vẫn là hồng y chớ có sai.
– Ồ đúng như vậy, tôi cũng thấy ngạc nhiên với kết quả cơ mật viện. Đấy thì ông thấy đấy, vị giáo hoàng mới này phá kỷ lục rất nhiều thứ, này nhé ngài là giáo hoàng đầu tiên chọn tên hiệu Phanxicô, nào là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên làm giáo hoàng, nào là giáo hoàng đầu tiên đến từ Châu Mỹ. Nghe đâu trên hơn một ngàn năm nay mới có một vị giáo hoàng ngoài Châu Âu, ông Sáu tỏ ra là người am tường lịch sử.
Ông Tư cũng muốn chứng minh mình là người hiểu biết không kém bèn bình luận :
– Tuy ngài là người Á-căn-đình nhưng cả cha lẫn mẹ đều là người Ý đại lợi. Dù sao ngài quả là sự lựa chọn tối ưu vì vừa mang lại niềm vui cho Châu Mỹ nhưng cũng không làm cho Châu Âu thất vọng vì ngài vẫn còn gốc gác Tây Phương của mình. Đặc biệt người Ý đại lợi cũng tự hào vì ngài mang 100% dòng máu của dân tộc này và như thế con số làm giáo hoàng thuộc chủng tộc của họ bao giờ cũng là phần đa. Vả lại ngài còn nói được lưu loát tiếng Ý là tiếng mẹ đẻ của cha mẹ ông bà mình nữa kia. Mà đây cũng là điều kiện rất thuận lợi để làm việc tại Vatican.
Một ý tưởng vụt lên trong đầu, ông Sáu hào hứng nói :
– Thế thì trong tương lai, sao lại không nghĩ đến một vị giáo hoàng Á Đông. Cơ mật viện vừa rồi dư luận cũng để ý đến Đức Hồng Y trẻ trung người Phi luật tân đấy là gì. Sau này càng có thể sẽ là người Việt Nam chúng ta.
Số là bà vợ của ông Sáu có một anh trai làm giám mục. Trước đây khi ngài còn làm chủng sinh thì được đức cha giáo phận gửi đi tu học bên Rôma. Sau khi chịu chức linh mục, người anh trai ấy còn theo học thêm vài năm nữa để có được văn bằng tiến sĩ thần học. Đúng là đi một ngày đàng học sàng khôn. Hơn cả thế, người linh mục này đi rất nhiều ngày đàng và còn được học hỏi tận bên kinh đô Rôma. Do đó ngài có quan hệ rất rộng và cách tổ chức mục vụ khi trở về giáo phận rất bài bản đâu ra đấy. Chỉ ít lâu sau ngài được chọn làm giám mục. Cũng nhờ thế mà danh từ Rôma đã dần dần hình thành trong đầu của ông. Thế là chủ đề bầu giáo hoàng bên thành Rôma lần này được ông theo dõi rất sát sao cũng là vì vậy.
– Sao ông ước mơ hão huyền thế. Không nói đâu xa xôi, ngay tại Việt Nam từ khi vị thừa sai Tây Phương có cái tên I- ni- khu mang Tin Mừng vào làng Ninh Cường và Trà Lũ nước mình năm 1533 cho đến khi có được đấng vít vồ tiên khởi là người An nam Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng năm 1933 thì tính sơ sơ vị chi cũng phải mất đúng 400 năm. Vậy thì làm sao dám nghĩ có vị giáo hoàng mãi bên Rôma là người Việt mình được, ông Tư lập luận.
Chẳng là khi tham gia ban mục vụ giáo xứ, ông cũng được học hỏi đôi chút. Khi thì cha sở mời cha giáo của chủng viện về hướng dẫn cho một khóa Thánh Kinh, khi thì khóa Giáo Lý, và còn thêm cả khái quát lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Thế nên cái mốc thời gian mà ông vừa nói trên vẫn còn nhớ như in trong đầu của ông.
– Không có gì là không thể, ông Sáu tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình. Trước đây Giuse trong Cựu Ước bị anh em thù ghét suýt nữa bị mất mạng. Ấy thế mà sau đó vẫn làm quan to bên nước I-chi-tô và cứu cả gia đình khỏi nạn đói. Cũng vậy, một đứa bé trôi sông Môsê lại được nuôi dưỡng trong triều đình vua Pharaôn để sau này lãnh đạo dân thoát khỏi ách nô lệ. Lại nữa mới đây trường hợp Đức Giáo Hoàng Phanxicô là bằng chứng rành rành ra đấy thôi. Bây giờ tại Việt Nam đã có Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, vị đại diện Tòa Thánh không thường trực người Ý đại lợi. Rồi bên Rôma kinh đô của Giáo Hội có vô số các linh mục Việt Nam du học từ trước đến nay. Với điều kiện thuận lợi này, rồi đây sẽ có sự kết thân giữa hai Giáo Hội. Từ đó sẽ có những gia đình đạo đức đông con người Ý đại lợi sang lập nghiệp tại nước ta. Biết đâu con cái họ sau này có người đi tu làm linh mục sau đó lại đi du học rồi được cất nhắc làm giám mục, tổng giám mục, hồng y. Cứ như tình trạng hiện nay do không còn nhiều ơn gọi, Châu Âu thiếu hụt linh mục trầm trọng, thì lúc đó hồng y người Việt gốc Ý đại lợi chúng mình sẽ là sự lựa chọn tối ưu và lại có một sự dung hòa mới giữa Ta và Tây. Vì dù sao Việt Nam cũng là nước có số người Công Giáo đông thứ nhì tại Châu Á, ông Sáu lý luận không kém phần sắc bén.
– Kể ra ông nói cũng có lý nhưng xem ra con đường đó còn vòng vo Tam Quốc lắm và có khi còn phải đợi hàng ngàn năm nữa – ông Tư phân trần đoạn nói tiếp – Theo tôi có một con đường khác ngắn hơn rất nhiều và mang tính khả thi cao hơn, đó là khuyến khích các gia đình công giáo đông con Việt Nam ở bên Phương Tây sang Ý đại lợi sinh sống, vì tại Châu Âu có sự thông thương đi lại và sinh sống tự do giữa các quốc gia thành viên. Các gia đình này lại khích lệ con cái mình đi tu, làm linh mục, rồi được bổ nhiệm làm giám mục, tổng giám mục, và hồng y. Bằng chứng là bên các nước văn minh tại Âu Mỹ Úc có rất nhiều các linh mục người gốc Việt mình, lại có cả các giám mục Việt Nam mình, thậm chí có vị còn được bổ nhiệm làm sứ thần Tòa Thánh nữa.
Về phần mình, ông Tư cũng trạc tuổi đó nhưng xem ra khuôn mặt của ông có vẻ già hơn trước tuổi. Số là vợ ông không được khỏe cho lắm. Bệnh tình của bà tới lui như cơm bữa. Tháng trước ông đã phải lận đận chăm sóc cho bà suốt bốn tuần lễ tại bệnh viện tuyến trên. Hơn nữa con cái của ông cưới vợ gả chồng đều ở những làng thuộc các huyện khác. Thành ra khi bà xã đau yếu, ông kiêm luôn công việc nội trợ bếp núc. Tuy thế, ông vẫn dành được chút thời gian uống cà phê để điểm tình hình khắp đó đây trong và ngoài nước, đạo cũng như đời.
Miệng vừa nhâm nhi giọt cà phê, sau đó tay khẽ đặt ly xuống cái đĩa nhỏ, ông Tư mở đầu câu chuyện thời sự bằng việc bình luận sự kiện vừa mới xảy ra trong Giáo Hội tại Vatican trong vòng hơn một tháng vừa qua hãy còn sốt dẻo.
– Cái thời buổi internet ngày nay tiện ghê. Chuyện xảy ra ở đẩu ở đâu mà mình cũng biết hết trơn. Thậm chí thông tin được cập nhật rất nhanh chóng là đàng khác. Kể cũng lạ khi thấy Việt Nam và Rôma ngàn trùng xa cách vì mỗi nơi ở một phía của địa cầu với sự chênh lệch múi giờ từ năm đến sáu giờ nữa. Ấy thế mà chúng ta lại có thể theo dõi chi tiết được những gì diễn ra trong dịp cơ mật viện bầu giáo hoàng tận bên kinh đô của Giáo Hội là như vậy.
Rít một hơi thuốc thật dài sau đó từ từ nhả khói lan tỏa chung quanh, đôi mắt tư lự nhìn theo làn khói mỗi lút bay xa và khuất dần trong tầm nhìn, trầm ngâm trong giây lát, ông Sáu ông tiếp lời.
– Đúng như vậy. Ngay hôm Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vừa đưa ra quyết định thoái vị trước mật nghị Hồng Y, chỉ ít phút không lâu sau đó tin này đã lan đi trên toàn thế giới. Nghe đâu cả trên dưới 600 năm nay trong Giáo Hội mới có thêm một vị giáo hoàng làm điều này.
– Ồ nếu quả như thế thì chúng ta là những người có phước vì được chứng kiến một sự kiện hy hữu có một không hai vừa mới xảy ra, ông Tư buông lời bình luận đoạn nói tiếp :
– Mà cái vụ cơ mật viện cũng thu hút dư luận quốc tế ghê thiệt. Vatican là một quốc gia nhỏ bé nhất trên thế giới mà có tới hơn 5000 ký giả đến xin đăng ký tác nghiệp đưa tin. Đấy là chưa kể hơn 600 hãng thông tấn khác đặt văn phòng thường trực tại Rôma.
Ông Sáu hồ hởi thêm vào :
– Nghe đâu trước khi cơ mật viện diễn ra. Đức Hồng Y Việt Nam chúng mình từng là chủ đề chính của cánh nhà báo. Ngài có chân trong số 115 Hồng Y có quyền bầu giáo hoàng nên vắng mặt ngài là không xong. Chả thế mà Hồng Y đoàn chưa có thể đưa ra quyết định ngày khai mạc cơ mật viện được.
– Cái khó khăn mà Hồng Y gặp phải ở đây là không có chuyến bay trực tiếp giữa Ta và Rôma. Do đó, ngài không thể chủ động trong việc đi lại được. Hơn nữa, trong suốt hành trình còn phải chuyển sang các chuyến bay khác. Như vậy thời gian chờ đợi tại mỗi san bay không phải là ít. Đấy là chưa tính đến sự thay đổi đột xuất vì lý do kỹ thuật, thời tiết hoặc an toàn nào đó nữa kia, ông Tư nói với vẻ đầy tâm tắc về sự am hiểu ngọn nguồn của mình, đoạn nói tiếp.
– Mà kết quả bầu cũng hấp dẫn ghê lắm chứ. Trước đó, có biết bao nhiêu dự đoán với một danh sách hàng loạt các hồng y có khả năng làm giáo hoàng mà giới báo chí đưa ra dài dằng dặc mà cuối cùng bị trật khấc hết trơn. Đúng là trước khi vào cơ mật viện, vị nào được xem là có máu mặt thì khi ra vẫn là hồng y chớ có sai.
– Ồ đúng như vậy, tôi cũng thấy ngạc nhiên với kết quả cơ mật viện. Đấy thì ông thấy đấy, vị giáo hoàng mới này phá kỷ lục rất nhiều thứ, này nhé ngài là giáo hoàng đầu tiên chọn tên hiệu Phanxicô, nào là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên làm giáo hoàng, nào là giáo hoàng đầu tiên đến từ Châu Mỹ. Nghe đâu trên hơn một ngàn năm nay mới có một vị giáo hoàng ngoài Châu Âu, ông Sáu tỏ ra là người am tường lịch sử.
Ông Tư cũng muốn chứng minh mình là người hiểu biết không kém bèn bình luận :
– Tuy ngài là người Á-căn-đình nhưng cả cha lẫn mẹ đều là người Ý đại lợi. Dù sao ngài quả là sự lựa chọn tối ưu vì vừa mang lại niềm vui cho Châu Mỹ nhưng cũng không làm cho Châu Âu thất vọng vì ngài vẫn còn gốc gác Tây Phương của mình. Đặc biệt người Ý đại lợi cũng tự hào vì ngài mang 100% dòng máu của dân tộc này và như thế con số làm giáo hoàng thuộc chủng tộc của họ bao giờ cũng là phần đa. Vả lại ngài còn nói được lưu loát tiếng Ý là tiếng mẹ đẻ của cha mẹ ông bà mình nữa kia. Mà đây cũng là điều kiện rất thuận lợi để làm việc tại Vatican.
Một ý tưởng vụt lên trong đầu, ông Sáu hào hứng nói :
– Thế thì trong tương lai, sao lại không nghĩ đến một vị giáo hoàng Á Đông. Cơ mật viện vừa rồi dư luận cũng để ý đến Đức Hồng Y trẻ trung người Phi luật tân đấy là gì. Sau này càng có thể sẽ là người Việt Nam chúng ta.
Số là bà vợ của ông Sáu có một anh trai làm giám mục. Trước đây khi ngài còn làm chủng sinh thì được đức cha giáo phận gửi đi tu học bên Rôma. Sau khi chịu chức linh mục, người anh trai ấy còn theo học thêm vài năm nữa để có được văn bằng tiến sĩ thần học. Đúng là đi một ngày đàng học sàng khôn. Hơn cả thế, người linh mục này đi rất nhiều ngày đàng và còn được học hỏi tận bên kinh đô Rôma. Do đó ngài có quan hệ rất rộng và cách tổ chức mục vụ khi trở về giáo phận rất bài bản đâu ra đấy. Chỉ ít lâu sau ngài được chọn làm giám mục. Cũng nhờ thế mà danh từ Rôma đã dần dần hình thành trong đầu của ông. Thế là chủ đề bầu giáo hoàng bên thành Rôma lần này được ông theo dõi rất sát sao cũng là vì vậy.
– Sao ông ước mơ hão huyền thế. Không nói đâu xa xôi, ngay tại Việt Nam từ khi vị thừa sai Tây Phương có cái tên I- ni- khu mang Tin Mừng vào làng Ninh Cường và Trà Lũ nước mình năm 1533 cho đến khi có được đấng vít vồ tiên khởi là người An nam Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng năm 1933 thì tính sơ sơ vị chi cũng phải mất đúng 400 năm. Vậy thì làm sao dám nghĩ có vị giáo hoàng mãi bên Rôma là người Việt mình được, ông Tư lập luận.
Chẳng là khi tham gia ban mục vụ giáo xứ, ông cũng được học hỏi đôi chút. Khi thì cha sở mời cha giáo của chủng viện về hướng dẫn cho một khóa Thánh Kinh, khi thì khóa Giáo Lý, và còn thêm cả khái quát lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Thế nên cái mốc thời gian mà ông vừa nói trên vẫn còn nhớ như in trong đầu của ông.
– Không có gì là không thể, ông Sáu tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình. Trước đây Giuse trong Cựu Ước bị anh em thù ghét suýt nữa bị mất mạng. Ấy thế mà sau đó vẫn làm quan to bên nước I-chi-tô và cứu cả gia đình khỏi nạn đói. Cũng vậy, một đứa bé trôi sông Môsê lại được nuôi dưỡng trong triều đình vua Pharaôn để sau này lãnh đạo dân thoát khỏi ách nô lệ. Lại nữa mới đây trường hợp Đức Giáo Hoàng Phanxicô là bằng chứng rành rành ra đấy thôi. Bây giờ tại Việt Nam đã có Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, vị đại diện Tòa Thánh không thường trực người Ý đại lợi. Rồi bên Rôma kinh đô của Giáo Hội có vô số các linh mục Việt Nam du học từ trước đến nay. Với điều kiện thuận lợi này, rồi đây sẽ có sự kết thân giữa hai Giáo Hội. Từ đó sẽ có những gia đình đạo đức đông con người Ý đại lợi sang lập nghiệp tại nước ta. Biết đâu con cái họ sau này có người đi tu làm linh mục sau đó lại đi du học rồi được cất nhắc làm giám mục, tổng giám mục, hồng y. Cứ như tình trạng hiện nay do không còn nhiều ơn gọi, Châu Âu thiếu hụt linh mục trầm trọng, thì lúc đó hồng y người Việt gốc Ý đại lợi chúng mình sẽ là sự lựa chọn tối ưu và lại có một sự dung hòa mới giữa Ta và Tây. Vì dù sao Việt Nam cũng là nước có số người Công Giáo đông thứ nhì tại Châu Á, ông Sáu lý luận không kém phần sắc bén.
– Kể ra ông nói cũng có lý nhưng xem ra con đường đó còn vòng vo Tam Quốc lắm và có khi còn phải đợi hàng ngàn năm nữa – ông Tư phân trần đoạn nói tiếp – Theo tôi có một con đường khác ngắn hơn rất nhiều và mang tính khả thi cao hơn, đó là khuyến khích các gia đình công giáo đông con Việt Nam ở bên Phương Tây sang Ý đại lợi sinh sống, vì tại Châu Âu có sự thông thương đi lại và sinh sống tự do giữa các quốc gia thành viên. Các gia đình này lại khích lệ con cái mình đi tu, làm linh mục, rồi được bổ nhiệm làm giám mục, tổng giám mục, và hồng y. Bằng chứng là bên các nước văn minh tại Âu Mỹ Úc có rất nhiều các linh mục người gốc Việt mình, lại có cả các giám mục Việt Nam mình, thậm chí có vị còn được bổ nhiệm làm sứ thần Tòa Thánh nữa.
– Ồ quả là chí lý, ông Sáu tán thành. Thế nào cũng được, nhưng nhất định trong tương lai giáo hoàng nếu không phải là người Việt gốc Ý đại lợi thì cũng phải là người Ý đại lợi gốc Việt hoặc là người Âu Úc Mỹ gốc Việt chúng ta cả thôi.
– Tiềm năng ơn gọi giáo hoàng của nước Nam rất lớn, ông Tư khoái chí. Cánh cửa Giáo triều Rôma đang rộng mở và ngai tòa Phêrô, vị giáo hoàng tiên khởi gốc dân chài, đang chờ đợi ứng cử viên sáng giá là người của mình.
Cả hai đều cười phá lên hết sức thoải mái, đoạn rời khỏi bàn uống nước và kết thúc câu chuyện uống cà phê buổi sáng để bắt đầu công việc mới trong ngày.
Tạ Ân Ban