Luôn là nguy hiểm khi đặc tính hóa tinh thần tu trì của một thời kỳ. Quá tổng quát hóa, người ta dễ sai lạc. Cần phải hiểu rõ cái diễn ra trong tu đức thời Cải cách công giáo. Cái chúng ta sẽ nói trong thế kỷ 17 của Pháp, Cải cách công giáo mang lại giá trị cho toàn bộ các vùng tùy theo mức độ.
Trước hết, người ta có tình cảm với một thế giới tái sinh. Tin Lành đã gây ra một cú sốc thật sự, sau một thời kỳ dài gây ra những khó khăn. Người ta cảm nhận rằng cú sốc này vượt ra ngoài, và một thế giới mới rõ ràng hơn xuất hiện. Họ tin rằng điều đó là do các nhà tu đức, do các thánh. Sự thánh thiện qua hành động, hoạt động hữu hiệu cần phải tiếp tục trong Giáo Hội. Từ đó các cuộc phong hiển thánh và chân phước có được tầm quan trọng. Ngày 12 tháng 3 năm 1622, 5 vị được cất nhắc lên bàn thờ : Inhaxiô Lôiôla, Phanxicô Xavier, Philíp Nêri, Têrêxa Avila, Isodore le Laboureur. Biến cố này đánh dấu sự khải hoàn của việc Cải cách công giáo ở Ý, ở Tây Ban Nha và cũng là niềm hy vọng cho các quốc gia khác. Qua đó, tiến trình này phát triển. Có nhiều đợt phong thánh hơn thời Trung Cổ. Người ta đề nghị tôn kính các tín hữu là những mẫu gương lớn của việc canh tân Giáo Hội : giám mục, sáng lập dòng, tu sĩ nam nữ danh tiếng, các hoàng tử công giáo, các nhà thần bí lớn, nhưng cũng cả những người khiêm tốn. Các nhân vật phần lớn là Ý và Tây Ban Nha. Qua phương thế của các thánh, Thiên Chúa đã thăm dân của Ngài. Sự hiện diện của Đức Mẹ rất rõ nét. Dù nước Pháp không diễn tả tình cảm này theo một nghệ thuật ca tụng như các nước khác, thì cũng tham dự vào niềm vui, thậm chí là khích lệ. Chúng ta hãy nhớ rằng cảm xúc tự do và hy vọng còn được nhấn mạnh, cuối thời kỳ, bắt đầu từ lúc đẩy lùi người Thổ sau sự thất bại của họ trước Vienne (Áo quốc) năm 1683.
Thứ đến, thời hiện đại là một thế giới, được ra lệnh và hướng dẫn. Ít nhất, người ta đã theo một giáo lý hệ thống. Đọc những tác giả luân lý hay tu đức. Cái mà Descartes cho rằng Giảng theo phương pháp phải đi song song với thế giới tu đức. Họ biết tại sao là người kitô giáo và công giáo. Người ta đã tìm hiểu và cân đo những lý do. Trước mặt Thiên Chúa, họ ước muốn có một đời sống xứng đáng, nếu có, họ ít là ý thức cách đầy đủ. Trong đời sống kitô hữu này, họ biết cái phải làm ở mỗi hoàn cảnh. Một ngày, cuộc sống nói chung được tổ chức. Có những phương pháp cho cầu nguyện, suy ngẫm, đôi khi phân làm hai rất chính xác. Cũng có những khảo luận hệ thống thần học thần bí, thiết lập trên truyền thống Tôma, hay rất hiếm người theo thuyết scote, và trên kinh nghiệm thần bí Tây Ban Nha thế kỷ XVI. Họ đưa ra thị kiến từ hành trình nội tâm. Vả lại, hành trình này không luôn luôn ở trong những khung cảnh này : Thiên Chúa giữ gìn tất cả tự do của Ngài, như nơi Marie Nhập thể Guyart đã cho thấy. Tất cả đưa ra một cảm giác vững vàng, nghiêm túc, mà từ ngữ “cổ” diễn tả khá hay. Nhưng đó không phải là một thuyết cổ rối reng, một tôn giáo hình thức. Đó là một đời sống diễn tả trong những khung cảnh được chấp nhận và kiểm chứng, sống động và đầy cân đối.
So với thời Trung Cổ, thời hiện đại có ý nghĩa riêng tư hơn. Mỗi người có đời sống cho riêng mình, có cầu nguyện, có tương quan với Thiên Chúa. Điều đó được diễn tả rất rõ nét trong những hình thức cầu nguyện. Người ta nhấn mạnh nhiều đến nguyện gẫm cá nhân, về tìm kiếm gặp gỡ riêng với Thiên Chúa. Không phóng đại. Cũng có nghĩa là hòa nhập vào Giáo Hội. Họ biết không được phát minh chân lý : chân lý là khách quan. Nhưng ai có quyền nói điều đó ? Vậy kitô hữu là con cái phục tùng và yêu mến Hội Thánh. Họ tôn trọng hàng giáo sĩ, nhất là khi họ đã được tái huấn luyện. Người ta cũng biết trách nhiệm đối với anh em mình. Tương quan này diễn tả qua cầu nguyện cho người khác, còn sống hay qua đời, và qua bác ái. Dưới mọi hình thức, bác ái là một yếu tố căn bản của đời sống kitô hữu.
Mỗi người sống trong một tình trạng xã hội và có một chức vụ. Xã hội dân sự rất nhạy cảm với khái niệm “tình trạng”, và xã hội tôn giáo không kém hơn. Từ đó tầm quan trọng của “bổn phận tình trạng”, mà người ta nhấn mạnh trong các bổn phận giáo xứ, và người ta cũng viết nhiều tác phẩm. Người ta là thánh nơi nào họ ở, là người lao động hay hoàng tử, thẩm phán hay nghệ sĩ. Đó là nơi chiến đấu thiêng liêng của mỗi người.
Sau cùng, nói chung, tương quan với thế giới là khá cân bằng. Chúng ta sẽ thấy rằng nơi đó, cần phải mang những sắc thái. Một số ít hay nhiều bị thế giới hủy diệt ; số khác muốn chạy trốn và khinh bỉ nó. Cũng có những người ghét người khác. Nhưng một cách chung, xã hội xuất thân từ Phục Hưng, với những chữ viết và nghệ thuật diễn tả điều đó, được chấp nhận. Đơn giản là sửa chữa những điều thái quá và sống là người kitô hữu. Ở đó, người ta nhận ra ảnh hưởng của tu đức Ý thế kỷ XVI và của cuộc chiến đấu thiêng liêng.
Minh Sáng chuyển ngữ
Nguồn: Bernard Peyrous, Histoire de la spiritualité chrétienne, Editions de l’Emmanuel 2010
Thứ đến, thời hiện đại là một thế giới, được ra lệnh và hướng dẫn. Ít nhất, người ta đã theo một giáo lý hệ thống. Đọc những tác giả luân lý hay tu đức. Cái mà Descartes cho rằng Giảng theo phương pháp phải đi song song với thế giới tu đức. Họ biết tại sao là người kitô giáo và công giáo. Người ta đã tìm hiểu và cân đo những lý do. Trước mặt Thiên Chúa, họ ước muốn có một đời sống xứng đáng, nếu có, họ ít là ý thức cách đầy đủ. Trong đời sống kitô hữu này, họ biết cái phải làm ở mỗi hoàn cảnh. Một ngày, cuộc sống nói chung được tổ chức. Có những phương pháp cho cầu nguyện, suy ngẫm, đôi khi phân làm hai rất chính xác. Cũng có những khảo luận hệ thống thần học thần bí, thiết lập trên truyền thống Tôma, hay rất hiếm người theo thuyết scote, và trên kinh nghiệm thần bí Tây Ban Nha thế kỷ XVI. Họ đưa ra thị kiến từ hành trình nội tâm. Vả lại, hành trình này không luôn luôn ở trong những khung cảnh này : Thiên Chúa giữ gìn tất cả tự do của Ngài, như nơi Marie Nhập thể Guyart đã cho thấy. Tất cả đưa ra một cảm giác vững vàng, nghiêm túc, mà từ ngữ “cổ” diễn tả khá hay. Nhưng đó không phải là một thuyết cổ rối reng, một tôn giáo hình thức. Đó là một đời sống diễn tả trong những khung cảnh được chấp nhận và kiểm chứng, sống động và đầy cân đối.
So với thời Trung Cổ, thời hiện đại có ý nghĩa riêng tư hơn. Mỗi người có đời sống cho riêng mình, có cầu nguyện, có tương quan với Thiên Chúa. Điều đó được diễn tả rất rõ nét trong những hình thức cầu nguyện. Người ta nhấn mạnh nhiều đến nguyện gẫm cá nhân, về tìm kiếm gặp gỡ riêng với Thiên Chúa. Không phóng đại. Cũng có nghĩa là hòa nhập vào Giáo Hội. Họ biết không được phát minh chân lý : chân lý là khách quan. Nhưng ai có quyền nói điều đó ? Vậy kitô hữu là con cái phục tùng và yêu mến Hội Thánh. Họ tôn trọng hàng giáo sĩ, nhất là khi họ đã được tái huấn luyện. Người ta cũng biết trách nhiệm đối với anh em mình. Tương quan này diễn tả qua cầu nguyện cho người khác, còn sống hay qua đời, và qua bác ái. Dưới mọi hình thức, bác ái là một yếu tố căn bản của đời sống kitô hữu.
Mỗi người sống trong một tình trạng xã hội và có một chức vụ. Xã hội dân sự rất nhạy cảm với khái niệm “tình trạng”, và xã hội tôn giáo không kém hơn. Từ đó tầm quan trọng của “bổn phận tình trạng”, mà người ta nhấn mạnh trong các bổn phận giáo xứ, và người ta cũng viết nhiều tác phẩm. Người ta là thánh nơi nào họ ở, là người lao động hay hoàng tử, thẩm phán hay nghệ sĩ. Đó là nơi chiến đấu thiêng liêng của mỗi người.
Sau cùng, nói chung, tương quan với thế giới là khá cân bằng. Chúng ta sẽ thấy rằng nơi đó, cần phải mang những sắc thái. Một số ít hay nhiều bị thế giới hủy diệt ; số khác muốn chạy trốn và khinh bỉ nó. Cũng có những người ghét người khác. Nhưng một cách chung, xã hội xuất thân từ Phục Hưng, với những chữ viết và nghệ thuật diễn tả điều đó, được chấp nhận. Đơn giản là sửa chữa những điều thái quá và sống là người kitô hữu. Ở đó, người ta nhận ra ảnh hưởng của tu đức Ý thế kỷ XVI và của cuộc chiến đấu thiêng liêng.
Minh Sáng chuyển ngữ
Nguồn: Bernard Peyrous, Histoire de la spiritualité chrétienne, Editions de l’Emmanuel 2010