Giáo sư cho biết, ở Nhật Bản, các phương tiện truyền thông không đưa tin tình hình thực tế về số người già chết, các sự kiện cụ thể, chết ở đâu và chết như thế nào. Nỗi đau của con cháu và những người thân trong gia đình mất người thân không được công chúng chia sẻ. Trong bối cảnh công chúng thờ ơ với cái chết của người già, có sự phân biệt đối xử nghiêm trọng đối với những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm và cả khoảng cách giữa các thế hệ.
Mặt khác, những người trẻ sống và làm việc trong những tòa nhà chọc trời, trong vòng tròn khép kín, nạn bắt nạt trong lớp học rất phổ biến. Có những học sinh không thể chịu đựng được thường rơi vào trạng thái cô lập, đôi khi trong nhiều năm và trong trường hợp xấu nhất là tự sát. Trong thời điểm đại dịch, số nữ sinh tự tử ngày càng gia tăng. Người già sống với nỗi sợ hãi không nhận ra bất cứ ai, viết “những lời cuối cùng”, từ chối chăm sóc sau cùng trước khi mất khả năng tự quyết. Thêm vào đó, giữa các thế hệ không có sự đối thoại.
Bà Etsuo Akiba cho biết, trước thực trạng này, cách đây 30 năm, một y tá đã khởi xướng “Compact City Project”, một một dự án liên kết giữa các thế hệ và “Toyama Day Care System”, một hệ thống chăm sóc ban ngày. Cả hai dự án nhằm đấu tranh chống lại não trạng muốn xóa bỏ người già, và hiện nay đã trở thành dự án quốc gia.
Với những dự án này, những người già và trẻ em khuyết tật sống với nhau trong ngôi nhà lớn truyền thống của Nhật, được thiết kế để tiếp đón ba thế hệ, với sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình và các nhân viên. Hiệu quả được nhìn thấy ở nhiều cấp độ khác nhau: mọi người có điều kiện đào sâu hơn nữa cội nguồn, đưa đạo đức dân tộc trở về nguồn gốc cuối cùng của nó.
Theo giáo sư Etsuo Akiba, cuộc chiến Covid-19 “là một cơ hội hiếm có để chúng ta thoát khỏi não trạng cô đơn của một quốc đảo và vươn tới triển vọng quốc tế. Giờ đây, sự phát triển của Đạo đức sinh học toàn cầu, được Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về Sự sống khuyến khích, mở ra cho chúng ta nguồn gốc chung của nhân loại, hướng về Đấng Tạo Thành Vũ trụ, và có thể là một công cụ mạnh mẽ cho hoạt động truyền giáo. Thật vậy, thực tế ở Nhật Bản, số người được rửa tội trong giới trí thức là những người đã trưởng thành hoặc già không phải là ít”.
Ngọc Yến – Vatican News