Một số người Bắc Triều Tiên đã có thể trốn khỏi nước cộng sản này và sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nó. Kim Eun Jin là một trong những người sống sót.
Người phụ nữ 31 tuổi này được sinh ra ở Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên. Lời khai của Kim là sự cân nhắc hiếm hoi những con số về Bắc Triều Tiên.
Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) của Hoa Kỳ ước tính có khoảng 24 triệu người sống ở Bắc Triều Tiên. Ước tính nhiều nhất là khoảng 2 phần trăm hoặc 480.000 người trong số họ là Kitô hữu.
“Lớn lên, giới chức trách đã nói với tôi rằng không có Thiên Chúa trong thế giới này,” cô Kim kể lại. “Chúng tôi được lệnh thay vào đó là thờ Kim Il Sung và Kim Jong Il, những nhà cầm đầu đất nước.”
Hiến pháp Bắc Triều Tiên bảo đảm tự do tôn giáo, nhưng thực ra nó không bao giờ cổ vũ, khuyến khích.
“Chúng tôi gặp nhau mỗi tối thứ bảy,” Kim nói, giải thích đó là điều mong muốn của một tín hữu ở Bắc Triều Tiên.
“Gia đình tôi tụ tập ở phòng trong cùng của căn hộ nhỏ của chúng tôi,” cô tiếp tục. “Chúng tôi phải tuyệt đối yên tĩnh. Chúng tôi thì thầm cầu nguyện, hát những bài hát hay đọc Kinh Thánh. Chúng tôi thường phải chùm kín đầu để âm thanh không lọt ra ngoài.”
Một tiết lộ bí mật
Lớn lên, Kim mới được nghe câu chuyện về thành phố quê hương của mình như thế nào, Bình Nhưỡng đã từng được gọi là “Jerusalem Đông phương.”
Năm 1945, 13 phần trăm dân số là Kitô hữu. Thành phố này là trung tâm của Kitô giáo trên bán đảo Triều Tiên. Nửa thế kỷ sau đó, niềm tin của Kim khiến cô trở thành mục tiêu.
“Cha mẹ tôi thường bảo tôi ở bên ngoài căn hộ vào ngày thứ Bảy để canh gác không cho ai được đến khi gia đình cầu nguyện. Chúng tôi không thể cho phép bất cứ ai biết những gì đang xảy ra,” cô kể.
Theo thời gian, những cuộc họp tăng dần gồm một vài người bạn và mở rộng đến những gia đình.
“Chúng tôi đã có một cuốn Kinh Thánh trong nhà. Bà tôi, một tín hữu từ thời Đế quốc Nhật Bản, có một cuốn Thánh Kinh của Trung quốc. Bà đã dịch Kinh Thánh bằng tay sang ngôn ngữ Hàn quốc trên những mảnh giấy. Đó là cách chúng tôi đọc Kinh Thánh. Chúng tôi tìm thấy sức mạnh ở các trang đó,” cô nói.
Nhưng nhà chức trách sớm phát hiện ra rằng cha cô là một tín đồ bí mật.
“Cha tôi là một thợ may ở thị trấn và cảnh sát nghi ngờ có điều gì đó đang xảy ra,” cô nhớ lại. “Chúng tôi ngĩ rằng họ đặt thiết bị nghe trong cửa hàng của ông và trên quần áo của ông.”
Năm 1994, cảnh sát phát hiện ra rằng cha của Kim điều hành một nhà thờ hầm trú bí mật. Họ lục soát nhà, bắt ông cùng với người chú, và cả hai kết cục đã ở một trong 6 trại lao động nằm rải rác ở Bắc Triều Tiên.
“Hôm cha tôi bị bắt tôi con đang đi học, nhưng tôi không bao giờ quên ngày hôm ấy. Ông ôm tôi trước khi tôi tới trường và cũng như mọi ngày khác, ông nhắc nhở tôi phải cẩn thận,” Kim nói.
“Mỗi buổi sáng ở bàn ăn sáng, ông nói cho chúng tôi biết rằng một ngày nào đó chính phủ sẽ đến và bắt chúng tôi vì là Kitô hữu. Ông cảnh báo chúng tôi về cái giá mà một ngày nào đó phải trả vì đức tin của chúng tôi. Tôi nhớ ông thường nói rằng ‘cho dù phải đối mặt với cái chết, bố sẽ vẫn theo Chúa Giêsu,’” Kim cho biết thêm.
Những tổ chức Kitô giáo bị bắt giữ
Khoảng 200.000 tù nhân đang bị giam giữ trong các trại tù chính trị ở Bắc Triều Tiên. Ước tính có khoảng 30.000 người trong số họ là Kitô hữu. Chế độ này thường bị xếp vào vi phạm bao lực nhân quyền.
Won Jae-chun là một giáo sư luật tại Trường Luật Handong quốc tế của Hàn Quốc, nói:
“Họ (các Kitô hữu của Bắc Triều Tiên) luôn bị đối xử như những tội phạm, đặc biệt như là những kẻ khủng bố, và họ bị truy tố tội phạm dựa trên an ninh quốc gia của Triều Tiên.”
Một đoạn video CBN News thu được cho thấy những gì được cho là sự hành hình các Kitô hữu của Bắc Triều Tiên. Nghe:
http://www.cbn.com/cbnnews/world/2012/February/Fleeing-N-Korea-Persecute…
“Do đó, tôi tuyên bố rằng các bị cáo này bị kết án tử hình. Hình phạt tử hình phải được thực hiện cùng một lúc. Sẵn sàng! Bắn! Bắn!” một người đàn ông trong đoạn video nói.
Kim nghi rằng cha cô vẫn sống đến hôm nay.
“Mọi người đều biết những gì sẽ xảy ra khi các nhân viên chính phủ bắt giữ các Kitô hữu ở Bắc Triều Tiên. Họ không bao giờ để cho sống,” cô cho biết.
“Tôi biết cha tôi đang trên thiên đàng và ông cầu nguyện cho Bắc Triều Tiên và gia đình tôi,” Kim nói trong nước mắt.
Tìm một nơi tốt hơn
Mẹ và bà cùng với anh chị em của Kim tìm cách chạy trốn lên núi.
Năm 2005, với sự giúp đỡ của một mục sư Trung quốc, cô đã vượt qua sông Tumen và đào thoát sang Trung quốc. Gia đình cô sau tháng sau đó.
“Đó là một quyết định khó khăn. Tôi biết rằng nếu tôi để bị bắt thì sẽ bị đưa đến trại tù,” cô nói. “Nhưng gia đình tôi đào thoát vì chúng tôi đã bị đàn áp ở Bắc Triều Tiên do đức tin của chúng tôi.”
Hôm nay Kim đã lập gia đình, có một bé trai và sống ở Hàn Thành, Hàn Quốc.
“Tôi lớn lên ở một vùng đất nơi họ nói rằng không có Thiên Chúa. Nhưng cha tôi nói với tôi khác. Ông yêu mến Đức Kitô và đã chết vì Người,” cô nói.
Kim ước mơ một ngày nào đó trở lại Bình Nhưỡng và chia sẻ tình yêu này với người dân Bắc Triều Tiên.
“Chúng tôi đang chuẩn bị cho ngày đó, khi những cánh cửa mở rộng,” Kim nói.
Jos. Tú Nạc, NMS