Ngày nay, truyền thống này không có cùng ý nghĩa như ngày xưa. Người đàn ông đàn bà ở bất cứ thành phần nào đều trao nhẫn trong ngày lễ cưới như dấu chỉ của tình yêu, họ mang nhẫn ở ngón áp út trái.
Phong tục này có từ thế kỷ thứ 6 trong hôn nhân của các tín hữu kitô, sau đó được lan ra khắp toàn thế giới. Ở một vài nước, các chiếc nhẫn này được “long trọng” đặt trong chiếc gối nhỏ và một em bé mang lên cho cô dâu chú rể.
Khi cử hành bí tích hôn phối, linh mục rảy nước thánh lên nhẫn và mời đôi tân hoan trao nhẫn, họ thề hứa trưởng thành với nhau suốt đời.
Hôn nhân, một ơn gọi
Dĩ nhiên nghi thức này không bắt buộc phải có trong bí tích hôn phối, cũng không có một giá trị nào để chứng thực cho hôn nhân. Nhưng nhẫn cưới cũng có thể mang khía cạnh thiêng liêng theo hình ảnh chiếc nhẫn ngư ông của Đức Giáo hoàng khi ngài nhận vào đầu triều giáo hoàng của mình hoặc nhẫn của hàng giáo sĩ như của các hồng y, giám mục, các nữ tu…
Từ một chiếc vòng kim loại, chiếc nhẫn cưới được làm phép, được nâng giá trị và nó trở thành vật dụng thiêng liêng, nhắc cho cô dâu chú rể nhớ, hôn nhân cũng là một ơn gọi, cần có những từ bỏ, những hy sinh thánh hiến.
Dấu hiệu cầu nguyện của Giáo hội dành cho con cái mình, chiếc nhẫn thể hiện một sự trợ giúp thiêng liêng và có thể có sức mạnh loại được các cám dỗ và sự dữ đưa đến việc ngoại tình.
Còn hơn cả một hành vi yêu thương, trung tín hoặc bổn phận vợ chồng, mang nhẫn luôn là một cách tốt để bảo vệ vì có lời nói, khi một cặp vợ chồng kết hiệp, Thiên Chúa gởi một thiên thần đặc biệt đến bảo vệ họ để họ thành một da một thịt. Họ không là hai nhưng là một cho đến khi cheat: “Quả vậy, khi người ta từ cõi chết sống lại, thì chẳng còn lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời” (Mc 12, 25).
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Nguồn tin: Phanxico