Hãy giữ miệng lưỡi của bạn: Thể hiện Lòng Khoan Dung bằng cách biết Giữ Miệng Lưỡi. Có những lúc giữ miệng lưỡi là một “đòi hỏi của đức ái”
Xoay quanh những ý kiến khác nhau về Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm vui Yêu thương) mới đây của Đức Thánh Cha Phanxico, có một đoạn rất đặc biệt nói lên rất nhiều nhưng ít được chú ý. Trong chương 4, “Tình yêu trong Hôn nhân”, Đức Thánh Cha đã đưa ra một chú giải gây xúc động về bài thánh thư thường đọc trong các lễ cưới, bài trích thư của thánh Phaolo gửi tín hữu Cô-rinh-tô 1 là một tụng ca tình yêu.
Đó là điều còn vượt cao hơn cả hôn nhân; đó là lòng bao dung thể hiện bằng hành động. Đó là tình yêu mà Thánh Phaolo ca tụng là một nhân đức cao trọng nhất và lâu bền nhất nhằm tạo nên một khuôn mẫu cho mối tương quan của con người. Đó là lý do tại sao những suy tư của Đức Thánh Cha Phanxico (trong các đoạn 112-113 của Tông huấn Amoris Laetitia) có cụm từ “[Tình yêu] chịu đựng tất cả” đã làm tôi bùng cháy.
Trước hết, Thánh Phaolo nói rằng “tình yêu chịu đựng tất cả” (panta stégei). Đây là điều vượt xa hơn việc tránh mọi tội lỗi; đây là điều có liên quan đến việc thận trọng trong cách nói năng. Động từ này cũng còn có thể mang nghĩa “giữ bình an cho một người” tránh làm tổn thương đến người khác … Khi tìm kiếm và giữ những giới răn của Chúa chúng ta không bao giờ được quên đòi hỏi vô cùng quan trọng này của tình yêu.
Vậy thì những gợi ý Năm Thánh của tuần này về việc thực thi Lòng Thương Xót (#17), đây không phải là một điều dễ thương muốn làm hay không cũng được, nhưng là một “đòi hỏi đặc biệt của đức ái.”: Hãy giữ Miệng Lưỡi của Bạn. Vượt lên trên những gì tôi muốn thừa nhận, hãy thể hiện lòng khoan dung, đức ái qua việc biết giữ miệng lưỡi.
Đây không phải là một khái niệm mới. Thư của Thánh Gia-cô-bê tông đồ đã nói rất hùng hồn về sức mạnh tàn phá của những lời nói cay độc giữa những Ki-tô hữu tiên khởi.
Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao! Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự ác. Cái lưỡi có một vị trí giữa các bộ phận của thân thể chúng ta, nó làm cho toàn thân bị ô nhiễm, đốt cháy bánh xe cuộc đời, vì chính nó bị lửa hoả ngục đốt cháy. (Giacôbê 3:5-6)
Ngày nay chúng ta phải bổ sung vào bài mô tả của Thánh Gia-cô-bê: ngón tay gõ bàn phím và ngón cái nhắn tin, cũng có khả năng mạnh mẽ tương tự để đốt lên ngọn lửa hỏa ngục và đưa những cuộc đời rơi vào ngọn lửa hỏa ngục.
Ở đây là một vài cách giữ miệng lưỡi của tôi trong những tình huống tôi cần phải thi hành đức ái — và chuộc lỗi lại cho những lần tôi không kìm chế được.
– Khi tôi phải là người nói lời sau cùng. Bất kể đó là một cuộc tranh cãi giữa các thành viên trong gia đình về phân chia công việc nhà, hay ai là người khởi xướng vấn đề, hay một cuộc tranh luận chính trị trên mạng, tôi ít khi nào biết nên dừng ở đâu. Nhưng hoàn toàn không có chuyện giữ điểm số trong tình yêu và lòng bao dung (hay chúng ta là người phạm tội ở đâu?). Chẳng ai trong chúng ta đúng hoàn toàn, và rất hiếm khi những điều chúng ta tranh luận có 10 phần trăm quan trọng. Có một lý do để chúng ta gọi một số người là người thua nhân lành — vì họ thể hiện lòng khoan dung qua cách giữ sự an tịnh của mình.
– Khi tôi bắt được một mẩu tí xíu thông tin đồn đại. Đức thánh Cha Phanxico gọi là cái run sợ trước tin đồn, đặc biệt tin đồn về người chúng ta không thích, “niềm vui trong bóng tối”. Tôi thú thực nó còn cám dỗ tôi hơn cả chocolate nâu. Nhưng khi nói xấu về người khác chính là quăng một que diêm bất nhân xuống sườn đồi cỏ khô hạn. Thánh Philip Neri ví von tin đồn bằng một hình ảnh rất sinh động là xé chiếc gối lông chim trong cơn gió bão – rồi cố đi tìm nhặt từng cái lông đã bay tứ tán. Giữ gìn cái miệng đồn thổi của tôi cũng đồng nghĩa với tích cực bỏ không nghe, không đọc những tin đồn.
– Khi tôi nghĩ tôi là người thông minh. Tôi lớn lên trong một gia đình Ireland nơi mà những lời châm chọc lại là ngôn ngữ có chủ đích của tình yêu. Chúng tôi được huấn luyện để làm cho mình trở nên cứng rắn trước những chòng ghẹo giống như sắt được tôi luyện cứng hơn để biến thành thép. Những lời dí dỏm của tôi sắc bén như dao và nó đã cắt đứt các mối quan hệ. Trong tác phẩm Phí công cho những điều vô ích (Much Ado About Nothing) của Shakespeare, cặp người tình làm tổn thương người yêu bằng sự thông minh của mình. “Ôi Chúa ơi, thưa ngài,” Benedick nói về Beatrice (đầy tính châm chọc trong đó) “đây là một món mà tôi thích. Tôi không chịu nổi Quý bà Mồm miệng của tôi nữa.” Có lẽ đã quá muộn để không biến mình thành món ăn đó, nhưng tôi có thể ngưng không phục vụ món ăn đó hàng ngày.
– Khi tôi cố ra vẻ cảm thông giúp đỡ! Đây là một cái bẫy rất nhiều chúng ta rơi vào, là chạy đến với những người đang trầm mặc hay buồn bã hay đang cần giúp đỡ với một đống những lời khuyên nhưng không. Hầu như trong mỗi trường hợp như vậy thái độ chia sẻ chân thành hữu ích nhất và bao dung nhất là sự thinh lặng đồng cảm và hiện diện lắng nghe. Rất thường khi, thay vì vậy tôi lại tìm đến các đường dẫn đến các websites y khoa, nhà phân tích tâm lý nửa vời, hay (tệ nhất là) nghĩ ra một câu chuyện kể lý do tại sao những trải nghiệm buồn chán ngày càng tệ hơn. Những cách giúp đỡ người, những người đang cần sự hỗ trợ, như vậy đều là không tôn trọng họ. Tôi cần một lời nhắc nhở, có lẽ đặt ngay trên bàn là HÃY IM LẶNG VÀ CẦU NGUYỆN. VÂNG, HỠI BẠN. NGAY BÂY GIỜ.
Trong năm Thánh này, tôi sẽ cố thực hành giữ miệng lưỡi của tôi, kín miệng để được hưởng ơn Lòng Chúa Thương Xót. Xin các bạn cầu nguyện cho tôi nhé. Vâng, chính các bạn. Ngay bây giờ.
[Nguồn: http://aleteia.org]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/04/2016]