Sau vụ tấn công Paris, dấy lên quan ngại về tương lai của lòng bao dung và đối thoại

Tôi tin chắc chắn rằng chúng ta không được chịu thua những áp lực tiêu cực này, nhưng phải xác nhận những giá trị như tôn trọng lẫn nhau, đoàn kết và hòa bình. Mạng sống của mỗi một con người đều thiêng liêng, cả người Kitô hữu lẫn người Hồi giáo.
Sau vụ tấn công Paris, dấy lên quan ngại về tương lai của lòng bao dung và đối thoại

Sau vụ tấn công Paris, dấy lên quan ngại về tương lai của lòng bao dung và đối thoại

Sau vụ tấn công Paris, gây thiệt mạng cho 132 người và hàng trăm người khác bị thương, tổng thống François Hollande đã thề ‘không dung tha cho quân man rợ ISIS.’ Đến ngày 15-11, nước Pháp đã bắt đầu thả bom ở trung tâm đầu não của ISIS, thành phố Raqua ở Syria. 

Hồng y Timothy Dolan, tổng giám mục New York, đã gọi các vụ tấn công Paris, là ‘những tội ác kinh khủng không nói nổi lên lời.’ Ngài nói, ‘Tôi chung lòng với Đức Thánh Cha, và Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, lên án những hành động khủng bố tàn ác này, và cầu nguyện cho những người thiệt mạng và bị thương, cùng với gia đình và những người thân yêu của họ.

Tôi đã liên lạc với hồng y André Vingt-Troi, tổng giám mục Paris, để bày tỏ sự đồng cảm và đoàn kết của người dân New York trong thời điểm khủng khiếp này.”

Đáng buồn thay, chính người dân New York cũng quá quen với nỗi đau và buồn sầu do bởi các hành động khủng bố như thế này, nhưng tôi đồng hưởng với lời mời gọi của hồng y rằng, ‘không một ai thích rơi vào hoang mang hay thù hận’ nhưng phải phản ứng với ‘sự kiềm chế, chừng mực, và có kiểm soát’ như người dân New York đã làm sau vụ 11-9.

Những thông tin về các hành động trả đũa đối với người tị nạn Syria ở châu Âu bắt đầu lan đi, và trên internet đầy những lời kêu gọi ngu ngốc đòi trả đũa Hồi giáo. Cha Thomas Rosica, thuộc văn phòng báo chí Tòa Thánh, đã cảnh báo rằng những biến cố ở Paris có thể bị lạm dụng để phá vỡ đối thoại Hồi giáo- Kitô giáo. ‘Các biến cố thương tâm và bạo lực trong những ngày qua ở Beirut và Paris, cũng như việc một máy bay Nga bị bắn rơi, khiến cho chúng ta đầy phẫn nộ, kinh hoàng và sợ hãi, khiến cho nhiều người tự hỏi: ‘Có còn khả năng đối thoại với người Hồi giáo nữa hay không?’

Câu trả lời là có, và có ngay bây giờ hơn bao giờ hết.’

Tôi tin chắc chắn rằng chúng ta không được chịu thua những áp lực tiêu cực này, nhưng phải xác nhận những giá trị như tôn trọng lẫn nhau, đoàn kết và hòa bình. Mạng sống của mỗi một con người đều thiêng liêng, cả người Kitô hữu lẫn người Hồi giáo. Có nhiều lĩnh vực để chúng ta cùng hành động để phục vụ các giá trị đạo đức căn bản. Các bài học trong quá khứ phải giúp chúng ta tránh lặp lại những sai lầm từng mắc phải. Chúng ta phải tìm kiếm những con đường hòa giải và học cách sống tôn trọng đặc tính của người khác.

Những gì chúng ta chứng kiến ngày hôm nay, là việc những kẻ cực đoan cố gắng chiếm độc quyền vai trò lãnh đạo tôn giáo, dù là Kitô giáo, Do Thái, hay Hồi giáo. Giết người nhân danh tôn giáo không chỉ là một sự xúc phạm Thiên Chúa, mà còn là một thất bại của nhân loại. Không một hoàn cảnh nào có thể biện minh cho hành động tội phạm này, một hành động sự dữ, và còn đau lòng hơn nữa khi nó núp bóng sau tôn giáo, và như thế là hạ thấp chân lý nguyên tuyền của Thiên Chúa thành mức độ mù quáng và sai lầm luân lý của những kẻ khủng bố.’

Sau khi gặp Đức Giáo hoàng Phanxicô hôm 14-11 ở Roma, sau khi dự sự kiện kỷ niệm 35 năm thành lập Tổ chức Phục vụ Người Tị nạn của Dòng Tên, giám đốc quốc tế của tổ chức, cha Thomas Smolich đã chung lời cầu nguyện với Đức Phanxicô cho các nạn nhân và những người sống sót sau vụ tấn công 13-11.

Cha thêm rằng, ‘Chúng tôi muốn bảo đảm rằng, những chuyện xảy ra đêm qua, không bị toàn cầu hóa mà nói rằng, ‘Đây hoàn toàn là do Hồi giáo, đây là tất cả đức tin Hồi giáo.’ Những kẻ khủng bố Paris nằm trong một nhóm người làm những chuyện ác dữ vì những lý do mà chúng ta không thể hiểu nổi.

Tôi nghĩ, điều quan trọng là nhận ra rằng những người đang trên đường đến châu Âu ngay lúc này, những người từ Syria và những nơi khác nữa, họ cũng đang phải chạy trốn một tình hình tương tự. Họ đã bỏ trốn bãi bom ở Aleppo, họ đã trốn khỏi những cuộc công kích bất chừng ở Damascus, ở Irắc, ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Họ đến đây để trốn chạy khỏi những chuyện này, mà đáng thương thay chuyện này giờ cũng xảy ra ở châu Âu, và châu Âu lại đang đổ lỗi cho họ vì việc này, một việc làm mà tôi nghĩ là không đúng và chỉ là do phản ứng bất thình lình. Cần phải nhận ra rằng những người này đến châu Âu vì họ muốn cùng sự tự do được sống mà chúng ta đang được hưởng ở châu Âu.’

(J.B. Thái Hòa chuyển dịch, phanxico.vn 17.11.2015/
America Mag | Kevin Clarke | 15-11-2015