Islamabad – Tòa án Tối cao của Islamabad đã ra phán quyết rằng tất cả công dân phải công bố tôn giáo của mình khi xin việc làm trong chính quyền hay trong bất kỳ tài liệu chính thức nào, cũng như khi tuyên thệ để hoạt động trong công vụ, quân đội hoặc tư pháp. Tòa án cũng phán quyết rằng những người che dấu sự liên hệ tôn giáo của họ sẽ bị coi là có tội “phản quốc.”
Theo các nhà ủng hộ nhân quyền, điều này gây nên một cú sốc cho các nhóm thiểu số tôn giáo trong nước. Thực tế, điều khoản này “sẽ tạo thêm áp lực, ví dụ, cho cộng đồng Ahmadi, những người không được gọi là người Hồi giáo hay sử dụng các biểu tượng Hồi giáo trong thực hành tôn giáo của họ, một tội phạm có thể bị trừng phạt bởi luật báng bổ của Pakistan”.
Điều khoản này được đưa ra sau khi nhóm Hồi giáo Tehreek-e-Labaik kêu gọi thực hiện sự thay đổi có thể trong luật bầu cử. Đó là một đề xuất sửa đổi luật hiện hành, nhưng trên thực tế, là muốn thay thế lời tuyên thệ Hồi giáo bằng một tuyên bố long trọng, dành cho mọi công dân làm việc cho chính quyền. Đề nghị sửa đổi đó đã bị bỏ, nhưng nó để có một hệ quả khác về việc công bố niềm tin của một người trong việc nộp đơn xin việc làm trong các cơ quan công cộng.
Nasir Saeed, một Kitô hữu và là giám đốc của trung tâm trợ giúp pháp luật lo ngại về phán quyết của tòa án. Ông nói: “Trong bối cảnh xã hội hiện tại, nơi mà sự thù ghét và bất khoan dung tôn giáo tiếp tục gia tăng, quyết định như thế đưa các nhóm tôn giáo thiểu số trở nên dễ bị tổn thương cùng cực. Các nhóm tôn giáo thiểu số đã chịu đau khổ vì các luật lệ và đối xử phân biệt chính trị từ chính quyền. Thay vì đưa ra các quy luật như thế, chính quyền cần thăng tiến sự hòa hợp và bao dung tôn giáo, chăm lo cho sự an ninh, bảo về và bình đẳng.”
Còn Anjum James Paul, một tín hữu công giáo, giáo sư xã hội chính trị tại một học viện công và chủ tịch Hiệp hội giáo viên Pakistan thuộc nhóm thiểu số, chia sẻ với hãng tin Fides: “Tôi không thấy không có sự cần thiết nào trong việc biết căn tính tôn giáo của một công dân khi họ làm việc trong các cơ quan nhà nước nếu chính quyền bảo đảm bình đẳng giữa tất cả không dựa trên tôn giáo của họ.”
Phát ngôn viên của bộ trưởng bộ tôn giáo thì cho rằng việc xác định tôn giáo trên tài liệu chính thức không nhắm gây hại cho các tôn giáo thiểu số; nó chỉ nhắm giúp việc điều hành và giúp các nhóm thiểu số này tiếp cận giáo dục và các ban ngành trong nước dễ dàng theo tiêu chuẩn dành 5% vị trí có thể…. Chính quyền và các cơ quan quốc gia dấn thân bảo đảm sự an nình cho mọi công dân, không kể tôn giáo của họ, giai cấp hay tín ngưỡng. (Agenzia Fides 12/3/2018)
(Hồng Thủy, RadioVaticana 12.03.2018)