Ngước nhìn bức tranh lụa vẽ hình người đưa đò treo trên tường, tôi dường như bị thôi miên và cuốn hút theo dáng xiêu xiêu của ông lái đò theo những làn sóng nhấp nhô nơi mũi đò. Những đường nét thật tinh sảo của “cây bút thần kỳ” cứ đưa lên đưa xuống với những nét đậm nhạt thật ảo huyền. Có lẽ từng nét bút cũng uốn mình theo những làn sóng cứ nhấp nhô muốn đùa cợt với bác đưa đò. Tôi thực sự bị quấn hút từ bức tranh lụa này, và có lẽ cũng vì sở thích tranh lụa của tôi từ nhỏ. Tôi rất thích những bức tranh lụa, đặc biệt với bức tranh người lái đò. Nhìn vào bức tranh, tôi cảm nhận dường như trước mắt tôi là cả một dòng sông rộng lớn, và người lái đò đang miệt mài đẩy những mái chèo nhỏ đưa khách bộ hành quá giang.
Người lái đò cứ miệt mài đẩy từng mái chèo ngược theo dòng nước để đưa hành khách qua sông. Từng mái chèo cứ gồng mình vượt sóng như đôi tay của vận động viên bơi lội đang với những sải dài lao mình về phía trước. Hàng ngày, trên bến sông ông lái đò vẫn ở đó chờ đợi chở khách qua sông. Không biết từ hồi nào ông đã yêu bến sông nước này, yêu con đò nhỏ, và yêu những mái chèo. Ông nhung nhớ mỗi khi vắng khách, dường như tiếng cười nói xôn xao trên những chuyến đò đã trở nên thân quen và gần gũi đối với ông. Những lúc như vậy, ông ngồi ghệ bên mạn đò trầm ngâm trà bóng đôi mái chèo, ông cứ mân mê mái chèo và miệt mài trà cho mái chèo thật bóng để mỗi khi chở khách, mái chèo sẽ lướt nhanh trên những làn sóng để đưa khách sang sông.
Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò”
Sông lấp – Tú Xương
Lẩn theo làn gió vọng lại tiếng hát thanh nhẹ “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy,….” Lời bài hát Bụi Phấn của Lê Văn Lộc – Vũ Hoàng mà Lương Bích Hữu đã hát rất “mùi”! Tôi muốn dùng từ “mùi” là mùi hương của lời bài hát! Chợt nghĩ ông lái đò trong bức tranh lụa kia, tôi cảm thấy ông rất gần gũi với những“ông lái đò tri thức” trên bục giảng. Những người thầy cũng đang miệt mài chuyên chở những chuyến đò tri thức cho tôi, cho bạn, và cho chúng ta lớn lên trong Đại dương tri thức. Ông lái đò có thể nhớ nhung bến đò và những chuyến đò qua sông đầy ắp tiếng nói cười, chứ mấy khi hành khách để ý và nhớ đến bến đò, và người đưa đò. Tôi và bạn đã được nhiều “ông lái đò tri thức” chở qua nhiều bến đò tri thức để đến với Đại dương tri thức bao la.Từng chuyến đò tri thức cứ trôi đi, từng lớp học trò cứ lớn dần nhờ những chuyến đò tri thức nuôi dưỡng và dìu dắt, cho đến một ngày đủ lông đủ cánh tung bay ra biển đời trí tuệ. Người thầy cứ miệt mài truyền “bí kíp” cho các đệ tử, bí kíp mà mình đã miệt mài trau dồi cả đời với bao mồ hôi và cả nước mắt nữa giờ đây truyền lại cho những thế hệ theo sau. “Ông thầy lái con đò tri thức” cũng không thể xa rời mái trường, xa rời chỗ ngồi thân quen, chiếc bảng đen bóng loáng, và đặc biệt, tiếng nói cười của đám học trò cứ tíu tít mỗi giờ lên lớp. Ông cũng nhớ nhung những kỷ niệm thân quen này giống như ông lái đò trên sông nhớ bến sông, mái chèo của mình. Có lẽ ông lái đò tri thức cũng “giật mình” trong đêm mỗi khi ưu tư làm sao để truyền hết bí kíp cho đệ tử!
Bụi phấn cứ bay, mái tóc thầy dần bạc! Mái tóc cứ bạc dần theo những bài giảng hay mà thầy truyền đạt cho học trò. Mái tóc thầy bạc trắng không phải do bụi phấn, nhưng vì tương lai của đám học trò. Mái tóc bạc vì trong đêm thầy hay “giật mình” ưu tư cách truyền bí kíp cho đệ tử! Bao chuyến đò tri thức đã qua sông, bao lớp học trò đã lớn khôn thành người nhờ ơn thầy. Cho dù nắng hay mưa, ông lái đò vẫn hiên ngang đưa mái chèo lướt trên làn sóng đưa khách quá giang. Với dáng liêu xiêu, ông vẫn đứng đó ngóng đợi “niềm nhung nhớ”!
Thầy vẫn đang miệt mài trong từng bài giảng, miệt mài trà bóng và trau chuốt cho mái chèo tri thức thêm sắc bén để truyền lại bí kíp cho nhiều thế hệ học trò theo sau. Ước mong sao thầy luôn giữ mãi được nhiệt huyết và niềm nhớ nhung những “kỷ niệm thân quen” này trong vai trò “người lái đò tri thức”!