Những hành động của đời sống chúng ta bị quyết định bởi những ý tưởng chủ đạo nhất. Vì thế, hãy hướng tâm trí bạn tới những điều tốt lành, chân thực, đẹp đẽ (chân thiện mỹ) và cao thượng, và rồi cuộc sống của bạn sẽ là một sự phản chiếu những điều ấy.
Một tâm trí điềm tĩnh là hoa trái của sự khôn ngoan. Sự điềm tĩnh của tâm trí là kết quả của sự kiên trì thực hành việc tự chủ. Tôi biết một vài thực hành, giống như kinh Mân Côi, sẽ giúp bạn đạt được sự điềm tĩnh của tâm trí và tinh thần. Và nhờ việc học cách hướng những ý tưởng của bạn về Thiên Chúa, bạn sẽ học cách biết hướng cuộc đời bạn lên Chúa.
Trong kinh Mân Côi, chúng ta có hai mươi mầu nhiệm đem lại hai mươi bài học trong cuộc sống, tình yêu, đạt được nhân đức, và sự kỳ vĩ của kế hoạch Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Mầu nhiệm sự vui
Truyền Tin: Trong mầu nhiệm vui đầu tiên này, chúng ta học biết sức mạnh của việc thưa vâng với thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta khi chúng ta chứng kiến Đức Maria ngoan ngùy quy phục hoàn toàn trước kế hoạch của Thiên Chúa dành cho cuộc đời của Mẹ (x. Lc 1,28-38). Hoa trái của mầu nhiệm này: Khát mong thực thi thánh ý Thiên Chúa.
Thăm Viếng: Trong mầu nhiệm vui thứ hai, chúng ta học biết giá trị của việc phục vụ khi Đức Maria từ bỏ gia đình đến chăm sóc người chị họ là Elizabeth (x.Lc 1,39-42). Hoa trái của mầu nhiệm này: Sự khiêm hạ.
Việc Giáng sinh của Đức Giêsu: Trong mầu nhiệm vui thứ ba này, chúng ta gặp gỡ sự khiêm hạ của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, sinh ra trong hang bò lừa (x. Lc 2,1-7). Hoa trái của mầu nhiệm này: Không dính bén những sự thế gian.
Dâng Chúa trong Đền thờ: Trong mầu nhiệm vui thứ tư này, chúng ta chứng kiến một gương mẫu có tác động mạnh mẽ về sự vâng phục khi Đức Maria trình diện con Mẹ, Con của Thiên Chúa, theo Luật Môsê (x.Lc 2,23-320. Hoa trái của mầu nhiệm: Sự vâng phục.
Tìm thấy Đức Giêsu trong Đền thờ: Trong mầu nhiệm vui thứ năm này, chúng ta học biết rằng sự khôn ngoan đích thực không đơn thuần đến từ việc đạt được sự hiểu biết nhưng đó là một quà tặng đến từ Thiên Chúa (x.Lc 2,45-49). Hoa trái của mầu nhiệm này: Ơn gọi và việc rao giảng Tin Mừng.
Mầu nhiệm sự sáng
Phép rửa của Đức Giêsu: Trong mầu nhiệm sự sáng đầu tiên này, chúng ta nghe thấy tiếng của Chúa Cha nói: “Này là con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,16-17) và chúng ta học biết để ở gần Chúa Cha. Hoa trái của mầu nhiệm này: Mở lòng trước Chúa Thánh Thần.
Phép lạ tại Cana: Trong mầu nhiệm sự sáng thứ hai này, Đức Giêsu hóa nước thành rượu (Ga 2,12) và chúng ta được nhắc nhở rằng Ngài có thể biến chuyển cuộc sống của chúng ta và biến chuyển thế giới. Hoa trái của mầu nhiệm này: Tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Loan báo Nước Trời: Trong mầu nhiệm sự sáng thứ ba này, Đức Giêsu mời gọi hết thảy mọi người thuộc mọi thời đại hãy hoán cải – “Hãy hoán cải vì Nước Trời đã đến gần” (Mc 1,15) – và chúng ta xin được phủ lấp bởi khát mong thánh thiện. Hoa trái của mầu nhiệm này: Sự thống hối.
Sự biến hình: Trong mầu nhiệm sự sáng thứ bốn này, chúng ta chứng kiến Đức Giêsu thực sự là ai, Ngài là ánh sáng thế gian, và chúng ta xin cho được sự can đảm thiêng liêng để kiếm tìm chân lý và ánh sáng ở bất cứ nơi nào mà Ánh Sáng ấy hướng dẫn chúng ta. Hoa trái của mầu nhiệm này: Khát mong thánh thiện.
Thiết lập Bí tích Thánh Thể: Trong mầu nhiệm sự sáng thứ năm này, Đức Giêsu dạy chúng ta cách thức yêu thương quên mình bằng việc chẳng giữ lại điều gì, hoàn toàn từ bỏ chính mình (Ga 6,51). Hoa trái của mầu nhiệm này: Lòng mến yêu Bí tích Thánh Thể.
Mầu nhiệm thương
Hấp hối trong Vườn Cây Dầu: Trong mầu nhiệm thương thứ nhất, chúng ta học biết tầm quan trọng của sự kiên trì trong cầu nguyện (Lc 22,41-45). Hoa trái của mầu nhiệm này: Lòng kiên nhẫn.
Chịu đánh đòn: Trong mầu nhiệm thương thứ hai, tinh thần của chúng ta được đổi mới nhờ những hy sinh mỗi ngày, và chúng ta học biết là không bao giờ coi thường những điều nhỏ bé và giá trị của việc lưu tâm tới những chi tiết nhỏ (x. Ga 19,1). Hoa trái của mầu nhiệm này: Tự chủ.
Đội mào gai: Trong mầu nhiệm thương thứ ba này, chúng ta học biết cảm thương những người bị nhạo báng và bị khước từ, và chúng ta xin ơn tha thứ vì những lần chúng ta đã lăng mạ người khác (x.Mt 27,27-30). Hoa trái của mầu nhiệm này: Đức can đảm.
Vác thánh giá: Trong mầu nhiệm thương thứ bốn này, chúng ta được đánh động để giúp Đức Giêsu vác thánh giá, bằng việc chống lại sự bất công và tác động cách tích cực lên môi trường sống của chúng ta (x. Ga 19,17-18). Hoa trái của mầu nhiệm này: Khát mong hiến mạng sống vì tha nhân.
Đóng đinh trên thánh giá: Trong mầu nhiệm thương thứ năm này, chúng ta trải nghiệm sự đau đớn do ma quỷ gây ra và cảm nhận sức nặng tội lỗi của chính chúng ta (x. Lc 23,42-46). Hoa trái của mầu nhiệm này: Sự từ bỏ và phó thác.
Mầu nhiệm mừng
Chúa phục sinh: Trong mầu nhiệm mừng thứ nhất, chúng ta được nhắc nhớ về thực tại của đời sống sau khi chết, và chúng ta học biết để sống điều ấy trong tâm trí (x. Mc 16,1-7). Hoa trái của mầu nhiệm này: Đức Tin.
Thăng thiên: Trong mầu nhiệm mừng thứ hai, chúng ta được nhắc nhở về phận vụ tiếp tục công việc của Đức Giêsu trên trần gian bằng cách loan truyền Tin Mừng (x. Mc 16,15-20). Hoa trái của mầu nhiệm này: Đức Cậy.
Chúa Thánh Thần hiện xuống: Trong mầu nhiệm mừng thứ ba, chúng ta được nhắc nhớ rằng trong việc nỗ lực thực hiện những điều tốt, chúng ta nhận được sự trợ giúp bởi sức mạnh khôn thấu của Chúa Thánh Thần hằng sống trong chúng ta (x. Cv 2,1-4). Hoa trái của mầu nhiệm này: Sự khôn ngoan.
Mẹ lên trời: Trong mầu nhiệm mừng thứ bốn, chúng ta được nhắc nhớ về vẻ đẹp nguyên tuyền của tâm trí, thân xác, tinh thần và ý hướng (x. Kh 12,1). Hoa trái của mầu nhiệm này: Sự trong sạch.
Vương miện của Đức Maria Nữ Vương Thiên Đàng: Trong mầu nhiệm mừng thứ năm này, chúng ta học biết tôn kính và tìm kiếm sự chỉ bảo của những người sống đời nhân đức (x. Dc 4,7-12). Hoa trái của mầu nhiệm này: Tâm tình con thảo với Đức Maria.
Trên đây là hai mươi bài học đáng để suy niệm không ngừng; hai mươi bài học ấy không ngừng khích lệ chúng ta. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ cân nhắc để biến việc thao luyện thiêng liêng cổ xưa này trở thành một phần trong những thói quen thiêng liêng của bạn.
Một tâm trí điềm tĩnh là hoa trái của sự khôn ngoan. Sự điềm tĩnh của tâm trí là kết quả của sự kiên trì thực hành việc tự chủ. Tôi biết một vài thực hành, giống như kinh Mân Côi, sẽ giúp bạn đạt được sự điềm tĩnh của tâm trí và tinh thần. Và nhờ việc học cách hướng những ý tưởng của bạn về Thiên Chúa, bạn sẽ học cách biết hướng cuộc đời bạn lên Chúa.
Trong kinh Mân Côi, chúng ta có hai mươi mầu nhiệm đem lại hai mươi bài học trong cuộc sống, tình yêu, đạt được nhân đức, và sự kỳ vĩ của kế hoạch Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Mầu nhiệm sự vui
Truyền Tin: Trong mầu nhiệm vui đầu tiên này, chúng ta học biết sức mạnh của việc thưa vâng với thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta khi chúng ta chứng kiến Đức Maria ngoan ngùy quy phục hoàn toàn trước kế hoạch của Thiên Chúa dành cho cuộc đời của Mẹ (x. Lc 1,28-38). Hoa trái của mầu nhiệm này: Khát mong thực thi thánh ý Thiên Chúa.
Thăm Viếng: Trong mầu nhiệm vui thứ hai, chúng ta học biết giá trị của việc phục vụ khi Đức Maria từ bỏ gia đình đến chăm sóc người chị họ là Elizabeth (x.Lc 1,39-42). Hoa trái của mầu nhiệm này: Sự khiêm hạ.
Việc Giáng sinh của Đức Giêsu: Trong mầu nhiệm vui thứ ba này, chúng ta gặp gỡ sự khiêm hạ của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, sinh ra trong hang bò lừa (x. Lc 2,1-7). Hoa trái của mầu nhiệm này: Không dính bén những sự thế gian.
Dâng Chúa trong Đền thờ: Trong mầu nhiệm vui thứ tư này, chúng ta chứng kiến một gương mẫu có tác động mạnh mẽ về sự vâng phục khi Đức Maria trình diện con Mẹ, Con của Thiên Chúa, theo Luật Môsê (x.Lc 2,23-320. Hoa trái của mầu nhiệm: Sự vâng phục.
Tìm thấy Đức Giêsu trong Đền thờ: Trong mầu nhiệm vui thứ năm này, chúng ta học biết rằng sự khôn ngoan đích thực không đơn thuần đến từ việc đạt được sự hiểu biết nhưng đó là một quà tặng đến từ Thiên Chúa (x.Lc 2,45-49). Hoa trái của mầu nhiệm này: Ơn gọi và việc rao giảng Tin Mừng.
Mầu nhiệm sự sáng
Phép rửa của Đức Giêsu: Trong mầu nhiệm sự sáng đầu tiên này, chúng ta nghe thấy tiếng của Chúa Cha nói: “Này là con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,16-17) và chúng ta học biết để ở gần Chúa Cha. Hoa trái của mầu nhiệm này: Mở lòng trước Chúa Thánh Thần.
Phép lạ tại Cana: Trong mầu nhiệm sự sáng thứ hai này, Đức Giêsu hóa nước thành rượu (Ga 2,12) và chúng ta được nhắc nhở rằng Ngài có thể biến chuyển cuộc sống của chúng ta và biến chuyển thế giới. Hoa trái của mầu nhiệm này: Tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Loan báo Nước Trời: Trong mầu nhiệm sự sáng thứ ba này, Đức Giêsu mời gọi hết thảy mọi người thuộc mọi thời đại hãy hoán cải – “Hãy hoán cải vì Nước Trời đã đến gần” (Mc 1,15) – và chúng ta xin được phủ lấp bởi khát mong thánh thiện. Hoa trái của mầu nhiệm này: Sự thống hối.
Sự biến hình: Trong mầu nhiệm sự sáng thứ bốn này, chúng ta chứng kiến Đức Giêsu thực sự là ai, Ngài là ánh sáng thế gian, và chúng ta xin cho được sự can đảm thiêng liêng để kiếm tìm chân lý và ánh sáng ở bất cứ nơi nào mà Ánh Sáng ấy hướng dẫn chúng ta. Hoa trái của mầu nhiệm này: Khát mong thánh thiện.
Thiết lập Bí tích Thánh Thể: Trong mầu nhiệm sự sáng thứ năm này, Đức Giêsu dạy chúng ta cách thức yêu thương quên mình bằng việc chẳng giữ lại điều gì, hoàn toàn từ bỏ chính mình (Ga 6,51). Hoa trái của mầu nhiệm này: Lòng mến yêu Bí tích Thánh Thể.
Mầu nhiệm thương
Hấp hối trong Vườn Cây Dầu: Trong mầu nhiệm thương thứ nhất, chúng ta học biết tầm quan trọng của sự kiên trì trong cầu nguyện (Lc 22,41-45). Hoa trái của mầu nhiệm này: Lòng kiên nhẫn.
Chịu đánh đòn: Trong mầu nhiệm thương thứ hai, tinh thần của chúng ta được đổi mới nhờ những hy sinh mỗi ngày, và chúng ta học biết là không bao giờ coi thường những điều nhỏ bé và giá trị của việc lưu tâm tới những chi tiết nhỏ (x. Ga 19,1). Hoa trái của mầu nhiệm này: Tự chủ.
Đội mào gai: Trong mầu nhiệm thương thứ ba này, chúng ta học biết cảm thương những người bị nhạo báng và bị khước từ, và chúng ta xin ơn tha thứ vì những lần chúng ta đã lăng mạ người khác (x.Mt 27,27-30). Hoa trái của mầu nhiệm này: Đức can đảm.
Vác thánh giá: Trong mầu nhiệm thương thứ bốn này, chúng ta được đánh động để giúp Đức Giêsu vác thánh giá, bằng việc chống lại sự bất công và tác động cách tích cực lên môi trường sống của chúng ta (x. Ga 19,17-18). Hoa trái của mầu nhiệm này: Khát mong hiến mạng sống vì tha nhân.
Đóng đinh trên thánh giá: Trong mầu nhiệm thương thứ năm này, chúng ta trải nghiệm sự đau đớn do ma quỷ gây ra và cảm nhận sức nặng tội lỗi của chính chúng ta (x. Lc 23,42-46). Hoa trái của mầu nhiệm này: Sự từ bỏ và phó thác.
Mầu nhiệm mừng
Chúa phục sinh: Trong mầu nhiệm mừng thứ nhất, chúng ta được nhắc nhớ về thực tại của đời sống sau khi chết, và chúng ta học biết để sống điều ấy trong tâm trí (x. Mc 16,1-7). Hoa trái của mầu nhiệm này: Đức Tin.
Thăng thiên: Trong mầu nhiệm mừng thứ hai, chúng ta được nhắc nhở về phận vụ tiếp tục công việc của Đức Giêsu trên trần gian bằng cách loan truyền Tin Mừng (x. Mc 16,15-20). Hoa trái của mầu nhiệm này: Đức Cậy.
Chúa Thánh Thần hiện xuống: Trong mầu nhiệm mừng thứ ba, chúng ta được nhắc nhớ rằng trong việc nỗ lực thực hiện những điều tốt, chúng ta nhận được sự trợ giúp bởi sức mạnh khôn thấu của Chúa Thánh Thần hằng sống trong chúng ta (x. Cv 2,1-4). Hoa trái của mầu nhiệm này: Sự khôn ngoan.
Mẹ lên trời: Trong mầu nhiệm mừng thứ bốn, chúng ta được nhắc nhớ về vẻ đẹp nguyên tuyền của tâm trí, thân xác, tinh thần và ý hướng (x. Kh 12,1). Hoa trái của mầu nhiệm này: Sự trong sạch.
Vương miện của Đức Maria Nữ Vương Thiên Đàng: Trong mầu nhiệm mừng thứ năm này, chúng ta học biết tôn kính và tìm kiếm sự chỉ bảo của những người sống đời nhân đức (x. Dc 4,7-12). Hoa trái của mầu nhiệm này: Tâm tình con thảo với Đức Maria.
Trên đây là hai mươi bài học đáng để suy niệm không ngừng; hai mươi bài học ấy không ngừng khích lệ chúng ta. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ cân nhắc để biến việc thao luyện thiêng liêng cổ xưa này trở thành một phần trong những thói quen thiêng liêng của bạn.
Hơn cả một con đường
Cầu nguyện bằng kinh Mân Côi có điều gì đó hơn việc chỉ đơn thuần đọc kinh Mân Côi. Bất cứ ai cũng có thể đọc kinh Mân Côi – chỉ cần dạy họ những lời ấy và họ có thể đọc liền một mạch. Nhưng để thành thật cầu nguyện bằng kinh Mân Côi, chúng ta phải có một mục tiêu rõ ràng trong tâm trí. Kinh Mân Côi không phải là trò ảo thuật. Không có trò mặc cả nào với Chúa ở đây. Vì thế, nhiều chuỗi Mân Côi cũng chẳng bằng một lời kinh được Chúa nhận lời.
Lời cầu nguyện không làm thay đổi Thiên Chúa; lời cầu nguyện thay đổi chúng ta. Đến với việc cầu nguyện để kiếm tìm sự hiểu biết thêm về Thiên Chúa thì ích lợi hơn nhiều so với việc coi đây như là cơ hội để đề nghị Chúa những việc phải làm trong ngày. Nếu chúng ta đến với việc cầu nguyện với một ước vọng tăng triển về đàng nhân đức, chúng ta sẽ không bao giờ phải thất vọng.
Có rất nhiều kiểu tiếp cận kinh Mân Côi cách thiết thực. Đầu tiên là tập trung vào những lời của kinh Mân Côi, đó là những lời gắn sâu trong Kinh Thánh và truyền thống Kitô giáo. Dĩ nhiên, Kinh Lạy Cha là lời kinh được chính Đức Giêsu trao cho chúng ta (x. Mt 6,9-13). Kinh Tin Kính tượng trưng cho sự bày tỏ đầu tiên của lời tuyên tín của người Kitô hữu. Phần đầu của Kinh Kính Mừng đến từ sứ điệp thiên thần gửi tới Đức Maria tại thành Nazareth: “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc. Đức Chúa Trời ở cùng Bà” (Lc 1,28). Sau đó, lời chào này được tiếp nối bằng những lời bà Elizabeth chào Đức Maria trong cuộc thăm viếng: “Em được chúc phúc giữa những người phụ nữ và người con em cưu mang cũng được chúc phúc” (x. Lc 1,42). Kinh Sáng Danh là sự diễn tả giản đơn nhất của lời ngợi ca và niềm tin của người Kitô giáo vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Và từ xa xưa, những người Kitô hữu đã đặt mình dưới danh Thiên Chúa và dấu hiệu của sự cứu chuộc, do đó trao cho chúng ta Dấu Thánh Giá.
Những lời kinh làm thành kinh Mân Côi tràn đầy sức mạnh và chứa chan ý nghĩa, nhưng vì đó là các mầu nhiệm phong phú, nên chúng ta dùng như một phông nền cho mỗi chục kinh.
Có một điều chắc chắn là: Tâm trí bạn không thể làm hai điều cùng một lúc. Chính ở điểm này mà nhiều người nản lòng với việc cầu nguyện bằng kinh Mân Côi. Họ cố gắng cầu nguyện bằng lời kinh và suy niệm về mầu nhiệm ấy trong cùng một lúc. Không thể nào! Chúng ta phải lựa chọn giữa hai điều ấy.
Trong những trường hợp bạn lựa chọn việc suy niệm trên các mầu nhiệm, hãy để những lời kinh thanh thoát vút cao. Hòa mình vào khung cảnh. Tưởng tượng rằng bạn đang ở đó. Khi bạn lựa chọn tập trung vào lời kinh, thì việc suy niệm một chút trước mỗi chục kinh cũng có thể hữu ích cho bạn.
Tôi cũng nhận thấy, việc đặt một ý hướng trong mỗi chục kinh cũng thật hiệu quả. Dâng mỗi chục kinh để cầu nguyện cho một người hoặc một tình huống giúp tôi tập trung và có dịp để cầu nguyện cho nhiều người trong đời mình.
Có một số người nghĩ rằng chúng ta nên cầu nguyện bằng kinh Mân Côi mỗi ngày. Trong cuộc sống của cá nhân tôi, có những tháng, thậm chí những năm, tôi cầu nguyện bằng kinh Mân Côi mỗi ngày. Lại cũng có khi, những ngày tháng của tôi trôi qua mà chẳng có việc cầu nguyện bằng kinh Mân Côi. Thường thì, khi tôi dành thời gian thực hành việc cầu nguyện giản đơn nhưng sâu sắc này, tôi là một người tốt hơn. Khi tôi có được kỷ luật cầu nguyện bằng kinh Mân Côi thường xuyên, dường như tôi có được sự điềm tĩnh và ý thức vững vàng là những điều giúp tôi sẵn sàng tự nguyện sống đời nhân đức.
Tôi không nghĩ rằng chúng ta cần đi vào cuộc tranh biện về việc người Công Giáo có nên cầu nguyện bằng kinh Mân Côi mỗi ngày hay không. Tuy thế, tôi thực sự nghĩ rằng, tất cả mọi người Công Giáo đều có thể thăng tiến ngôi nhà thiêng liêng của mình nhờ việc phát triển kinh Mân Côi theo sự tác động của Chúa Thánh Thần.
Đời sống cầu nguyện của chúng ta cũng nên năng động giống như tình yêu vậy. Lòng mến của chúng ta không ngừng nghỉ, nhưng điều ấy có thể tự diễn tả mình trong nhiều cách thế khác nhau, vào những thời điểm khác nhau. Điều này cũng đúng với việc cầu nguyện. Hãy học biết để Chúa Thánh Thần hướng dẫn bạn đến với loại hình cầu nguyện nào sinh lợi ích nhất cho một ngày sống của bạn – không phải là loại hình cầu nguyện mà bạn “cảm thấy thích”, nhưng là loại hình cầu nguyện sẽ nảy sinh lợi ích nhất cho bạn trong ngày đó, tùy thuộc vào việc bạn trải lòng mình ra như thế nào.
Đối tượng đích thực
Nhìn chung, lý do đích thực khiến người Công Giáo hiện đại không mặn mà với kinh Mân Côi, theo tôi, là bởi vì chúng ta không bằng lòng với vai trò của Đức Maria trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Đã hàng trăm năm nay, những anh em tín hữu ngoài Công Giáo đã và đang kết án chúng ta về việc “thờ lạy” Đức Maria và các thánh, và tôi không nghĩ rằng chúng ta đã giải quyết vấn đề này một cách thỏa đáng.
Phải chăng người Công Giáo thờ lạy Đức Maria và các thánh? Không. Chúng ta cầu nguyện cùng các ngài nhưng không thờ lạy các ngài, và không cầu nguyện với các ngài theo cùng một cách thế như cầu nguyện với Thiên Chúa. Hãy thử nghĩ về điều đó theo cách này: Nếu bạn bị ốm đau và nhờ tôi cầu nguyện cho bạn, tôi sẽ làm điều ấy. Việc cầu nguyện như thế không phải là điều riêng biệt biến tôi trở thành Công Giáo hoặc ngay cả trở thành Kitô hữu. Có rất nhiều người không phải là Kitô hữu cũng tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện. Nếu hỏi những người bạn không phải là Kitô hữu của tôi rằng họ có cầu nguyện cho bạn đời hoặc con cái họ không, họ sẽ trả lời là có. Nếu tôi nhờ họ cầu nguyện cho tôi, họ cũng sẽ đồng ý. Nguyên lý vẫn là thế. Chúng ta tin rằng Đức Maria và các thánh đã khuất bóng ở thế giới này, nhưng chúng ta cũng tin rằng các ngài vẫn sống nơi thế giới bên kia. Thế nên chúng ta tin rằng lời cầu nguyện của các ngài có hiệu lực – thậm chí còn hiệu lực hơn là đàng khác. Về cơ bản, chúng ta thưa với các ngài rằng: “Chúng con đang đang gặp khó khăn dưới thế này. Các ngài thấu biết điều ấy là thế nào bởi vì các ngài cũng đã từng trải qua cuộc sống trần gian như chúng con. Vậy xin cầu nguyện cho chúng con”.
Những người bạn ngoài Kitô giáo của chúng ta không tin rằng con người vẫn có thể cầu nguyện nơi thế giới bên kia. Chúng ta thì tin. Thế giới thiêng liêng của chúng ta thì rộng lớn hơn. Trên thực tế, một trong những điều khó tin nhất trong niềm tin Công Giáo của chúng ta chính là sự bao la của thế giới linh thiêng của chúng ta.
Đức Maria
Đức Maria là người nữ nổi tiếng nhất trong lịch sử. Mẹ dẫn đường chỉ lối cho tất cả những người nữ có danh thơm lẫy lừng nhờ việc sống đời nhân đức. Mẹ đã truyền cảm hứng cho nghệ thuật và âm nhạc nhiều hơn bất cứ người nữ nào trong lịch sử, và thậm chí trong thế giới hiện đại, Mẹ vẫn còn làm say mê trí tưởng tượng của con người, nam cũng như nữ, thuộc tất cả mọi niềm tin. Trong thời đại của chúng ta, Đức Maria đã xuất hiện trên trang bìa của tạp chí The Times nhiều hơn bất kể nhân vật nào.
Tôi cho rằng, nếu chúng ta muốn hòa hợp sự bất cân bằng to lớn đang tồn tại giữa vai trò của người nam và vai trò của người nữ trong xã hội hiện đại, chúng ta thực sự cần sự hiểu biết sâu sắc vai trò của Người Nữ mẫu mực vĩ đại ấy. Nếu không có sự hiểu biết về Người Nữ ấy, liệu chúng ta có thể hiểu được phẩm cách, giá trị, mầu nhiệm và vẻ huyền diệu nơi người nữ?
Nhưng vượt lên trên sự nổi trội và tầm quan trọng của Mẹ trong lịch sử là vai trò chủ chốt của Mẹ với đời sống Kitô giáo. Những người Kitô hữu đầu tiên đã quây quần bên Mẹ để được hướng dẫn và an ủi, ấy vậy mà, một số người Công Giáo thời hiện đại đối xử với Mẹ như thể Mẹ mắc một căn bệnh truyền nhiễm vậy. Với tư cách là những người Công Giáo hiện đại, một trong những thách thức lớn mà chúng ta phải đối mặt, đó là kiếm tìm một vị trí xác thực cho Mẹ Maria trong đời sống thiêng liêng của chúng ta.
Mới đây, vợ tôi sinh con trai đầu lòng. Việc trở nên một người bố đã lấp đầy cuộc sống của tôi với nhiều sự hiểu biết thiêng liêng sâu sắc và mới mẻ. Tôi yêu cậu quý tử này nhiều lắm, và nếu tôi có thể yêu mến con mình với tất cả sự mỏng giòn và giới hạn của mình thì Thiên Chúa còn yêu thương tôi nhiều hơn biết chừng nào. Qua người con của mình, tôi trải nghiệm tình yêu của Thiên Chúa theo một cách thế hoàn toàn mới. Tôi cũng luôn khát mong được ở với con mình. Khi tôi trên đường, thậm chí lúc ở công sở, tôi nóng lòng muốn về nhà để ẵm con, chơi đùa với con và ở với con mình. Điều ấy giúp tôi nhận biết rằng, có lẽ, trên tất cả mọi sự, Thiên Chúa cũng khát mong ở với chúng ta.
Việc con trai tôi chào đời cũng làm mới lại tương quan của tôi với Mẹ Maria. Tôi nhận thấy rằng, việc tôi yêu mến con trai bao nhiêu không thành vấn đề, vì vợ tôi sẽ luôn có một cách quan tâm và định liệu độc đáo về cuộc đời của con trai chúng tôi. Điều này không có nghĩa rằng vợ tôi yêu con nhiều hơn tôi. Chỉ đơn giản là, một người mẹ nhìn nhận cuộc sống của con mình theo một cách thế mà không ai khác có thể làm được. Nếu thỉnh thoảng tôi không biết dành thời gian để hỏi vợ tôi về tâm tình và dự liệu của nàng trong tư cách một người mẹ lo cho con mình, thì quả thực tôi đã bỏ lỡ cách đáng tiếc một phần trong đời sống của con trai mình.
Người mẹ có cách quan tâm và nhìn nhận mà không ai có được. Không ai có thể quan tâm và nhìn nhận về cuộc đời của một người con giống như cách người mẹ làm cho con mình được. Ngay cả người cha của em cũng không thể làm được điều đó. Đó chính là điều duy nhất mà chỉ có Đức Mẹ Maria mới có thể làm được cho cuộc đời Chúa Cứu Thế. Với tôi, dường như không chỉ người Công Giáo mà mọi Kitô hữu đích thực, nên quan tâm tới cách nhìn nhận ấy – mà không chỉ là quan tâm thôi, nhưng là hãy mê say cách nhìn ấy. Trong tràng hạt Mân Côi, chúng ta suy tư về cuộc đời của Đức Giêsu qua ánh mắt của Mẹ Ngài. Nếu chúng ta đi vào mầu nhiệm này cách trọn vẹn thì đây sẽ là một trải nghiệm mạnh mẽ phi thường.
ĐCV Bùi Chu chuyển dịch
Nguồn: Matthew KELLY, Rediscover Catholicism [Tái khám phá Đạo Công Giáo], Beacon Publishing, 2010, tr. 277-284)