Con người sống trong tình cảnh bi đát là vì không chịu chấp nhận sự cứu rỗi của Thiên Chúa, bởi vì họ muốn được cứu rỗi theo cách riêng của họ. Và chính Chúa Giêsu cũng phải rơi lệ vì sự ương ngạnh này của con người và Chúa đã tỏ ra lòng thương xót và tha thứ . Vâng chúng ta có thể thưa: Lạy Chúa, xin Chúa cứu chúng con nhưng theo cách lối riêng của chúng con !” Đức Thánh Cha nhấn mạnh điều này khi Ngài nói trong bài giảng trong thánh lễ ngày 3 tháng 10 nơi Nhà Nguyện ở Nhà Thánh Marta.
Trong bài Phúc Âm theo thánh Luca (10, 13-16) trình bày Chúa Giêsu “có vẽ buồn bã”. Và Chúa Giêsu đã tóm lược lịch sử của ơn cứu độ: đó chính là bi kịch và thảm cảnh của con người từ khước ơn cứu độ, đó cũng chính là thảm cảnh không chịu chấp nhận sự cứu độ của Thiên Chúa”. Ý tưởng luôn cùng có một luận điệu: “Chúng tôi muốn được cứu rỗi, nhưng theo như ý muốn riêng của chúng tôi ! Chứ không phải theo như thánh ý của Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha nói rỏ ràng là chúng ta đối diện với “thảm cảnh là chống đối lại ơn cứu độ“. Đó cũng là “gia sản mà chúng ta thừa hưởng” bởi vì trong tâm tư của chúng ta có sẳn mầm móng chống đối sự cứu rỗi mà Chúa muốn dùng để cứu rỗi chúng ta”. Trong ý nghĩa đó chúng ta thấy những đối thọai rất căng thẳng giữa Chúa Giêsu và giới lãnh đạo thời bấy giờ : họ cải cọ, tranh chấp , họ tìm mọi cách để sập bẩy Chúa Giêsu và muốn cho Chúa Giêsu phải vấp ngã” bởi vì nơi họ có sự chống đối “ơn được cứu độ”.Đến như những người đi theo Chúa Giêsu cũng muốn rút lui. Chúa Giêsu đã nhìn 12 người tông đồ và nói với họ rằng:” Các ngươi cũng muốn lìa bỏ Ta hay sao . . .”.
Lẽ dĩ nhiên đây là lời rất chua xót, Đức Thánh Cha giải thích, lời này thật rất chua xót, vì lời nói về thánh gía là luôn chua xót đau đớn”. Nhưng đây là con đường duy nhất để được cứu rỗi . Và những người có lòng tin chấp nhận : họ tìm đến Chúa Giêsu để được chữa lành và “lắng nghe lời của Ngài”. Và họ đồng thanh phát biểu: “Người này nói lời nói đầy uy quyền. Không phải nói như giai cấp lãnh đạo của chúng ta, những người Pharisêu, những nhà thần học, những người Saduxê, họ nói những điều mà chẳng một ai hiểu thấu. Đối với họ muốn được cứu rỗi phải hòan tất rất nhiều thứ lề luật “ được tạo thành do lòng hăng say trí tuệ và thần học”. Nhưng những điều đó không mang lại sự cứu độ cho quần chúng“. Và như quần chúng đã tìm thấy nơi Chúa Giêsu.
Cuối cùng họ đã hành xử đúng như cha ông của họ: “họ quyết định phải giết chết Chúa Giêsu“. Chúa Giêsu phủ nhận cách hành xử đó khi Chúa nói: “Cha ông các ngươi đã giết chết các đấng tiên tri”.
“Thảm kịch của sự chống đối sự cứu rỗi “ đưa đến sự việc là không tin tưởng vào “ lòng thương xót và sự tha thứ, những chỉ tin vào những sự tế lễ “. Và điều này hướng đến ý tưởng là phải được tổ chức chu đáo và rỏ ràng”.
Đức Giáo Hòang nhắc lại đó chính là thảm kịch mà mỗi người chúng ta đều mang trong mình “. Nên ngài muốn nêu lên những câu hỏi để chúng ta tự vấn lương tâm của mình: “Tôi muốn được cứu rỗi như thế nào ? Theo cách lối riêng của tôi ? Theo như trí tuệ của tôi, điều này rất tốt, vì đem lại cho tôi điều tốt lành, thật rỏ ràng và không có gì nguy hiểm ? Hay cách lối của Thiên Chúa, trên con đường đi theo Chúa Giêsu, là con đường luôn gặp những ngạc nhiên, luôn có những bí ẩn và quyền năng của Thiên Chúa là sự thương xót và sự tha thứ ?”.
Đức Giáo Hòang nhận định: “Chúa Giêsu nhìn thấy thảm cảnh của sự chống đối ơn cứu độ, Ngài nhìn thấy trong tâm can của chúng ta nên Ngài đã rơi lệ“.
Đức Giáo Hòang Phanxicô mời gọi chúng ta “hãy nhìn và suy tư thảm cảnh ấy trong tâm can chúng ta”, và đòi hỏi chúng ta tự vấn lương tâm: “Đối với tôi con đường cứu rỗi của tôi: là con đường của Chúa Giêsu hay là một con đường khác? Tôi có tự do để chấp nhận sự cứu rỗi của Thiên Chúa hay là tự do độc lập theo như tôi vạch ra và tôi cho là tốt lành? Tôi có thật tin tưởng Chúa Giêsu là Thầy đã dạy dỗ cho tôi sự cứu rỗi hay tôi tin tưởng vào một nhà tư tưởng nào khác? Một con đường mà tôi định đi theo với những lời chỉ dẫn được vạch ra với những lề luật của con người ? Và tôi có thực tình tin tưởng vào sự cứu rỗi mà Chúa Giêsu ban không cho tôi từ Thiên Chúa không?
Đó là những câu hỏi “chúng ta phải tự hỏi mình ngay từ bây giờ “ và câu hỏi cuối cùng mà Đức Giáo hòang đề nghị là : “ Tôi có chống đối lại sự cứu rỗi của Chúa Giêsu hay không? “.
Pt Huỳnh Mai Trác
(Nguồn tin : News.va)