Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ bế mạc
Thượng Hội đồng Giám mục và tôn phong Chân phước
Đức giáo hoàng Phaolô VI
Chúng ta vừa nghe một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong toàn bộ Tin Mừng: “Hãy trả cho Caesar những gì thuộc vềCaesar, và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” (Mt 22,21).
Trước sự thúc bách của những người Pharisêu, là những người như muốn thử Chúa Giêsu về mặt tôn giáo để bắt lỗi Người,Chúa Giêsu đã đưa ra câu trả lời thật mỉa mai và khéo léo ấy. Đó là một câu nói đầy ấn tượng mà Chúa gửi đến tất cả những aicảm thấy lương tâm mình có điều băn khoăn, nhất là khi những tiện nghi, giàu có, uy tín, quyền lực và tiếng tăm của họ có vấn đề. Điều này xảy ra trong mọi thời đại; lúc nào cũng có.
Chắc chắn Chúa Giêsu đã nhấn mạnh đến phần thứ hai của câu trả lời: “trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”. Điều này đòi hỏi phải nhìn nhận và tuyên xưng –khi đứng trước bất kỳ thứ quyền lực nào– rằng chỉ có Thiên Chúa làChúa của nhân loại, không có ai khác. Đây là sự mới mẻ ngàn đời nhưng vẫn cần được tái khám phá mỗi ngày, và nó đòi hỏichúng ta phải làm chủ nỗi sợ hãi mà chúng ta thường cảm thấy trước những bất ngờ của Thiên Chúa.
Thiên Chúa không sợ những điều mới mẻ! Đó là lý do tại sao Người luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên, Người mở cõi lòng chúng ta và dẫn chúng ta vào những lối bất ngờ. Người đổi mới chúng ta: Người luôn làm cho chúng ta “nên mới”. Một Kitô hữusống Tin Mừng là “sự mới mẻ của Thiên Chúa” trong Giáo hội và trên thế giới. Thiên Chúa yêu mến sự “mới mẻ” này biết bao!
“Trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” nghĩa là ngoan ngoãn vâng theo ý Chúa, hiến dâng đời sống chúng tacho Người và làm việc cho vương quốc từ bi, yêu thương và bình an của Người.
Nơi đây có sức mạnh thực sự của chúng ta; có men làm cho sức mạnh ấy lớn lên và muối đem lại hương vị cho mọi nỗ lực của chúng ta để chống lại thái độ bi quan lan tràn mà thế gian đề ra cho chúng ta. Nơiđây cũng có niềm hy vọng của chúng ta, vì hy vọng nơi Thiên Chúakhông phải là chạy trốn thực tại hay tìm cớ thoái thác mà là nỗ lực trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao ngườiKitô hữu chúng ta nhìn về tương lai, tương lai của Thiên Chúa, để sống cuộc sống cách trọn vẹn nhất –với đôi chân vững vàng trên mặt đất– vàcan đảm đáp lại bất cứ thách đố mới nào xảy đến cho chúng ta.
Trong những ngày diễn ra Thượng Hội đồng Giám mục ngoại thường này, chúng ta đã thấy điều này đúng ra sao. “Synod (Thượng Hội đồng)có nghĩa là đồng hành, cùng đi với nhau”. Và quả thực các mục tử và giáo dân từ khắp nơi trên thế giới đã đến Roma, mang theo tiếng nói củaGiáo hội địa phương mình để giúp các gia đình ngày nay đi trên con đường Tin Mừng với ánh nhìn chăm chú vào Chúa Giêsu. Đó là mộtkinh nghiệm tuyệt vời, trong đó chúng ta đã sống tinh thần công nghịvà hiệp đoàn, và cảm nhận quyền năng Chúa Thánh Thần không ngừnghướng dẫn và đổi mới Giáo hội. Vì Giáo hội được kêu gọi mau mắn hàn gắn những vết thương chưa lành và thắp lên niềm hy vọng đã lụi tàn nơi biết bao người.
Với ân huệ là Thượng Hội đồng này và với tinh thần xây dựng mà mọi người đã thể hiện, trong sự hiệp nhất với Tông đồ Phaolô, “chúng tôikhông ngừng cảm tạ Thiên Chúa về tất cả anh chị em, và nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện” (1 Th 1,2). Xin Chúa Thánh Thần, Đấng đã giúp chúng ta quảng đại làm việc với tinh thần tự do đích thực và ócsáng tạo khiêm tốn trong những ngày bận rộn này, tiếp tục hướng dẫn chúng ta trên cuộc hành trình; cuộc hành trình trong cácGiáo hội trên toàn thế giới dẫn đưa chúng ta đến Thượng Hội đồng Giám mục thường lệ vào tháng 10 năm 2015. Chúng ta đãgieo và vẫn tiếp tục gieo trong nhẫn nại và kiên trì, với xác tín rằng chính Chúa là Đấng làm cho những gì chúng ta đã gieo được lớn lên” (x. 1 Cr 3, 6).
Trong ngày tôn phong Chân phước Đức giáo hoàng Phaolô VI hôm nay, tôi nghĩ đến lời của ngài khi thiết lập Thượng Hội đồngGiám mục: “Khi nhận định các dấu chỉ của thời đại một cách cẩn trọng, là chúng ta đang nỗ lực thích ứng những cách thức vàphương pháp … với nhu cầu ngày càng gia tăng trong thời đại của chúng ta và với những hoàn cảnh đổi thay của xã hội” (Tôngthư – Tự sắc Apostolica Sollicitudo).
Khi chúng ta nhìn ngắm vị giáo hoàng vĩ đại này, người Kitô hữu can đảm này, vị tông đồ không mệt mỏi này, chúng ta chỉ cóthể thốt lên trước mặt Chúa lời nói đơn sơ nhưng chân thành và quan trọng: “Xin cảm ơn!” Xin cảm ơn, cảm ơn Đức giáo hoàng Phaolô VI yêu quý của chúng con! Cảm ơn Đức giáo hoàng vì chứng từ khiêm tốn và tiên tri của ngài về lòng yêu mến Chúa Kitô và Giáo hội!
Trong nhật ký, vị hoa tiêu vĩ đại của Công đồng đã viết –khi bế mạc phiên họp Công đồng cuối cùng– như sau: “Có lẽ Chúa đãgọi tôi và dành riêng tôi phục vụ việc này không phải vì tôi đặc biệt thích hợp với công việc này, hay để tôi dìu dắt và cứu vãnGiáo hội thoát khỏi những khó khăn hiện nay, nhưng để tôi chịu đau khổ cho Giáo hội, và như thế rõ ràng là Chúa, chứ khôngphải ai khác, là Đấng hướng dẫn và cứu rỗi Giáo hội” (P. Macchi, Đức Phaolô VI qua giáo huấn của ngài, Brescia, 2001, tr.120-121). Trong tâm tình khiêm tốn ấy ngời sáng lên sự cao cả của Chân phước Phaolô VI: trước sự xuất hiện của một xã hộitục hóa và thù nghịch, ngài vẫn vững vàng lèo lái con thuyền của Phêrô, với tầm nhìn xa và sự khôn ngoan –và đôi khi đơn độc–mà không hề đánh mất niềm vui và lòng tín thác vào Chúa.
Đức Phaolô VI đã thực sự “trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” bằng cách dâng hiến cả cuộc đời ngài cho“nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả và nặng nề là tiếp nối sứ mạng của Chúa Kitô trong lịch sử và mở rộng sứ mạng ấy trên mặt đất”(Bài giảng trong nghi lễ đăng quang: Insegnamenti I, 1963, tr. 26), là yêu mến Giáo hội và hướng dẫn Giáo hội để Giáo hội trở nên “một người mẹ yêu thương của gia đình nhân loại và đồng thời là thừa tác viên của ơn cứu rỗi” (Tông thư Ecclesiam Suam,Lời tựa).
(Minh Đức chuyển ngữ)
Đức giáo hoàng Phanxicô