Các phương tiện truyền thông «minh bạch» có thể làm «điều tốt vô cùng».
Vu khống, đào quá khứ, bóp méo tin tức, thích tung tin xấu. Đó là bốn «cám dỗ» mà Đức Phanxicô nhắc giới truyền thông nên cẩn thận. Ngài kêu gọi nên «minh bạch» vì như thế «sẽ mang lại điều tốt vô cùng», Đức Phanxicô trả lời báo công giáo Bỉ Tertio như trên.
Trong bài phỏng vấn với tuần báo công giáo Bỉ Tertio công bố ngày 7 tháng 12, Đức Phanxicô nhấn mạnh «các phương tiện truyền thống có một trách nhiệm lớn». «Họ có trong tay dịp và khả năng để hướng dẫn dư luận quần chúng», tốt hay xấu về các sự việc.
Đức Phanxicô công nhận, «chính họ, họ có khả năng xây dựng, trao đổi, tạo tình huynh đệ, giáo dục, làm cho người khác suy nghĩ. Họ rất tích cực. (…) Họ có thể làm điều tốt vô cùng».
Nhưng họ cũng có thể trở thành «có hại». Và ngài nêu lên các «cám dỗ» của các phương tiện truyền thông, bắt đầu bằng «vu khống», bằng nói dối thường được «môi trường chính trị» dùng nhiều nhất.
Bôi nhọ một người bằng cách nói quá khứ của họ, đó là cám dỗ thứ hai: đó là «nặng» khi rọi ánh sáng lên «các vấn đề với công chính» hay «trong đời sống gia đình», những việc đã được «trả giá», ngài cho rằng: «Đó là hạ một người! (…) đó là một tội vì nó làm hại».
Cám dỗ thứ ba là bóp méo tin tức, đó là điều mà giới truyền thông «làm thiệt hại: chỉ nói một phần sự thật» bỏ đi phần kia, hướng dư luận và ngăn không cho độc giả hay khán giả có ý kiến «nghiêm túc» riêng của mình». Ngài nhấn mạnh: «Giới truyền thông phải trong sáng, minh bạch».
Cuối cùng, Đức Phanxicô chống nạn «sống trong bùn» của phương tiện truyền thông và khuynh hướng thích «tin xấu» của dân chúng: «Thích biết chuyện động trời, chuyện xấu, cho dù đó là sự thật, (…) thì nó cũng tạo nên sự xấu».
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch