Cụm từ “Cuộc khủng hoàng người tỵ nạn” có thể khó mà mường tượng ra được nếu bạn chưa nhìn thấy những bức hình của những người tỵ nạn.
Một em bé mới chập chững biết đi người Syria, nằm chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi chiếc thuyền chở gia đình em cố gắng vượt biển để đến Châu Âu đã bị lật chìm. Vô số những gia đình tuyệt vọng tràn ngập những nhà ga xe lửa Hungary, các em bé nằm lăn lóc trên sàn tàu và trên lối đi, sợ rằng người Hungary sẽ nhốt họ trong những trại giam giữ hãi hùng. Bên Hy lạp, những thị trấn du lịch ngập tràn những căn lều tạm cư và những nhân viên thiện nguyện nhân đạo. Họ ở đó để giúp những người tỵ nạn dạt vào bờ mỗi ngày trên những chiếc thuyền mong manh ọp ẹp.
Hiện nay, có hơn 19 triệu người đã bị bắt buộc phải trốn chạy khỏi chính quê hương của họ vì chiến tranh, vì bị ngược đãi và áp chế. Mỗi ngày có khoảng chừng 42,500 người gia nhập vào con số này. Rất nhiều người, dầu không phải là tất cả, đã hướng đến Châu Âu. Đó là lý do tại sao cuộc khủng hoảng trên lục địa này trở thành nghiêm trọng đến mức cùng cực như thế.Có hai nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng này và tại sao nó lại trở nên nghiêm trọng đến như vậy. Nguyên nhân thứ nhất là những hiện tượng móc nối với nhau chằng chịt của chiến tranh và khủng hoảng đã khiến cho hàng triệu người phải bỏ nhà cửa tại Trung Đông, Vùng Nam Sahara và những nơi khác để tháo chạy đến Âu Châu, nơi đã hé mở cánh cửa mà ngay từ trước đã đóng kín đối với người tỵ nạn.Nguyên nhân thứ hai và cũng là nguyên nhân ít được bàn luận đến, đó là chính sách chống làn sóng người tỵ nạn càng ngày càng thấy rõ tại những quốc gia phương tây giàu có lẽ ra thích hợp nhất để tiếp đón họ. Người dân tại những quốc gia giầu có này, vì cảm thấy bất an và sợ hãi do ảnh hưởng của những người tỵ nạn nên đã có sẵn trong đầu những ý tưởng tuy mơ hồ nhưng thâm căn cố đế về căn tính quốc gia cho nên họ đã lèo lái những nền chính trị mang nặng tính dân tộc đưa đến những chính sách tiếp tay cho cuộc khủng hoảng này.Kết quả là trong khi càng có nhiều người cần sự trợ giúp thì những nước giàu có lại do dự hơn trong việc trợ giúp. Chính điều này đã đẩy hàng ngàn và hàng triệu gia đình vô tội vào chốn hiểm nguy.Chiến tranh và đàn áp đã dẫn đến cuộc khủng hoảng không biết trước nàySyria là nơi tạo ra cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất. Bốn triệu người, tức là gần một phần năm dân số Syria đã phải bỏ chạy khỏi xứ sở của họ khi chiến tranh bắt đầu vào năm 2011.Lý do họ phải bỏ chạy thật dễ hiểu. Chế độ Bashar al-Assad đã nhắm vào người dân không thương tiếc với những vũ khí hoá học và bom khổng lổ. Đội quân Hồi Giáo ISIS cũng đã nhắm vào người dân thường và thực hiện việc chém giết, hành hạ, đóng đinh, nô lệ tình dục và các hình thức chém. giết kinh hoàng khác. Những nhóm khác như Jabhat al-Nusra cũng tham gia vào việc giết hại và hành hạ người Syrian nữa.Phần lớn những người tỵ nạn Syrian này đã phải giam mình trong những trại chật ních không được tài trợ tại những quốc gia lân bang. Nhưng vì thấy trước một tương lai mờ mịt cũng như biết rằng họ chẳng bao giờ có thể trở về nhà của họ, nhiều người đã quyết định lao vào cuộc hành trình vô vọng và nguy hiểm mong có được cuộc sống tốt hơn tại Âu Châu.Nhưng không phải chỉ xảy ra tại Syria. Những cuộc xung đột rất xưa và kéo dài rất lâu đã khiến người dân phải ra đi. Chẳng hạn như ở Somalia có một triệu mốt người tỵ nạn. Tại Afghanistan hai triệu năm trăm chín chục ngàn người phải bỏ nhà cửa.
Trần Bá Nguyệt