Christoph Theobald: “Đối với Đức Phanxicô, sứ mệnh truyền giáo chính là cải cách”

Christoph Theobald: "Đối với Đức Phanxicô, sứ mệnh truyền giáo chính là cải cách"

Christoph Theobald: “Đối với Đức Phanxicô, sứ mệnh truyền giáo chính là cải cách”

Theo thần học gia Dòng Tên Christoph Theobald, khi làm cho ăn khớp đà vươn lên của sứ mệnh truyền giáo với cải cách Giáo hội là Đức Phanxicô đã ghi điều này vào trong giáo hội học của Công đồng Vatican II và làm nối tiếp công việc này.

Năm 1962 lúc mở Công đồng Vatican II, Jorge Mario Bergoglio mới 26 tuổi và khi công đồng kết thúc năm 1965, Jorge 29 tuổi. Từ Argentina, làm sao ngài theo dõi công việc của các nghị phụ? 

Cha Christoph Theobald: Trong những năm Công đồng, giáo hoàng Bergoglio vừa được đào tạo ở Dòng Tên xong, lúc đó ngài quan tâm đến thần học giải phóng, một nền thần học vừa mới được triển khai. Tuy nhiên, sự kiện có tác động quyết định đối với ngài trong những năm này là cuộc họp của Hội đồng Giám mục Châu Mỹ La Tinh  Medellin năm 1968, do giám mục Helder Camara người Ba Tây, giám mục địa phận Fortaleza đảm trách. Giám mục Helder Camara là thành viên trong nhóm được gọi là “hiệp ước các hầm mộ”,  hiệp ước đã tác động đến chàng trai trẻ Jorge Mario Bergoglio. 

Hiệp ước này là gì? 

Từ khi mở Công đồng Vatican II, một nhóm bao chung quanh giám mục Georges Hakim, giám mục phái giáo hội bảo hoàng công giáo  Hy Lạp của Nadarét, sau này giám mục là thượng phụ Maximos V, hồng y Giacomo Lercaro của địa phận Bologne, và linh mục Dom Camara. Hồng y Lercaro đề nghị dùng đoạn Phúc Âm Thánh Luca (4, 18), đoạn Chúa Giêsu “được gởi đi để rao giảng Tin Mừng cho người nghèo” làm kim chỉ nam để hành động, cho rằng việc rao giảng Phúc Âm cho người nghèo nhất sẽ là trục chính của công đồng. 

Và thế là một nhóm gồm bốn mươi nghị phụ công đồng – trong số này có hai mươi nghị phụ Châu Mỹ La Tinh – và đến cuối Công đồng, họ họp nhau ở hầm mộ Thánh Domitille ở Rôma, họ khấn luôn luôn rao giảng Tin Mừng cho người nghèo. 

Bản văn này gồm 13 điểm, sau đó được khoảng 250 giám mục ký và được công bố rất rộng rãi. Khi theo một lối sống đơn giản, thanh đạm và khi thường xuyên kêu gọi các giám mục bạn tránh xa lối sống thế gian xa hoa, Đức Phanxicô đã thực hiện ở mức cao nhất của Giáo hội tinh thần của hiệp ước các hầm mộ này. 

Bản văn công đồng nào đã ảnh hưởng nhiều nhất trên các bài viết của  ngài? 

Chúng ta nhận ra ảnh hưởng của nhiều bản văn lớn, bắt đầu là hiến chương giáo điều về Giáo hội. Trong quá khứ, Hiến chế Tín lý về Giáo hội  (Lumen Gentium) được chú ý đến rất nhiều, vì hiến chế cho rằng “duy nhất Giáo hội Kitô giáo hãy còn giữ nguyên trạng trong Giáo hội công giáo (…) dù có nhiều yếu tố thánh thiện và chân lý vẫn còn giữ nguyên trạng ngoài cơ cấu của Giáo hội công giáo” (LG 8). 

Nhưng, Đức Phanxicô lại nhấn mạnh phần tiếp theo của bản văn: nếu cho rằng “Giáo hội Chúa Kitô vẫn còn giữ nguyên trạng trong Giáo hội công giáo” thì có nghĩa Giáo hội này rao giảng Tin Mừng cho những người nghèo nhất. “Vì chính trong sự nghèo khó và bách hại mà Chúa Kitô đã hoàn thành công trình cứu chuộc, như vậy, Giáo hội được gọi để đi trong đường hướng này.” 

Vì vậy, hiến chế mục vụ Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes), bắt đầu bản văn của mình bằng việc nhắc lại sự hợp tác chặt chẽ của Giáo hội với “niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và lo lắng của con người, nhất là của người nghèo và tất cả những người đang đau khổ”, đã ảnh hưởng trên khá nhiều bài viết của Đức Phanxicô. Chúng ta cũng thấy tinh thần sắc lệnh Đến với muôn dân (Ad gentes) trên hoạt động truyền giáo của Giáo hội, “thực hiện chương trình hoạch định của Chúa để dẫn đưa lịch sử cứu độ cho đến cùng”. 

Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng của Đức Phanxicô có phải là một hành vi ghi nhận tinh thần Công đồng Vatican II không? 

Bản văn được trích lại nhiều nhất trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii gaudium) là bản văn trong Tông huấn Loan báo Tin Mừng (Evangelii nutiandii) mà Đức Phaolô VI đã công bố năm 1975 để kỷ niệm mười năm Công đồng Vatican II. 

Vì thế đương nhiên có một sự gần gũi giữa bản văn của Đức Phaolô VI và của Đức Phanxicô. Nơi Đức Phaolô VI, chủ đề lớn là chủ đề sứ nệnh truyền giáo. Nhưng khác với Đức Phanxicô, Đức Phaolô VI không làm cho ăn khớp giữa sứ mệnh truyền giáo với cải cách Giáo hội. Đức Phanxicô đã làm ăn khớp hai chuyện này. 

Đối với Đức Phanxicô, cải cách là điều kiện cho mọi sứ mệnh truyền giáo và mọi cải cách phải nhắm đến cách làm sao để cải thiện các khả năng rao giảng Tin Mừng. Cái mà Đức Giáo hoàng gọi là “phong cách truyền giáo” bao gồm sự hoán cải, phải được thực hiện qua “thần nghiệm vui vẻ”, một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa sống động, Đấng “đi ra khỏi” chính mình, để làm cho sự cải cách các cơ chế có thể thực hiện được. Vì thế cuộc cải cách Giáo hội này không phải là thứ hai, cũng không phải là phụ đối với việc loan báo Tin Mừng: nó chính là thực chất nằm trong cải cách. 

Chúng ta phải tiếp nhận gì trong Công đồng Vatican II để cải cách Giáo hội? 

Trong bài diễn văn ngày 17 tháng 10 của Thượng Hội Đồng Gia đình, Đức Phanxicô đã giải thích rõ chú giải của mình về giáo hội học của Công đồng Vatican II, khi ngài lấy ý tưởng về tinh thần hội đồng của Giáo hội. Năm mươi năm trước, ngày 28 tháng 10-1965, Đức Phaolô VI đã công bố sắc lệnh Nhiệm vụ Mục vụ của các Giám mục trong Giáo hội (Christus Dominus): đó là những người “được chọn trong các vùng khác nhau của Giáo hội trên thế giới để đến giúp Đức Giáo hoàng một cách hiệu quả”. 

Đức Bergoglio bảo vệ tính đồng đội của Giáo hội bằng cách thường hay đưa ra điều này trong các tài liệu riêng của mình hay trong các bài diễn văn đọc trước các giám mục, trên bình diện quốc gia cũng như trên bình diện châu lục. Do đó, ngài cũng là giáo hoàng đầu tiên đặt trên cùng một bình diện, tài liệu của Hội đồng Giám mục Châu Mỹ La Tinh và tài liệu của triều giáo hoàng. 

Về điểm này, ngài áp dụng nguyên tắc giáo hội học lấy từ Công đồng Vatican II, theo đó “các Giáo hội đặc biệt được thành lập theo hình ảnh của Giáo hội hoàn vũ; và nơi các Giáo hội đặc biệt và khởi đi từ Giáo hội này, tồn tại một Giáo hội công giáo duy nhất và hiệp nhất” (LG 23). 

Đến từ một châu lục khác châu lục xưa cổ Âu Châu, Bergoglio cực kỳ nhạy bén với tính đa dạng trong nội bộ, mà có lẽ đã bị lãng quên trong các thập kỷ gần đây do sự tái tập trung Giáo hội dưới  triều Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI. 

Sau cùng, tinh thần làm việc đồng đội trong Giáo hội là chấp nhận hai điểm quan trọng của Công đồng Vatican II: điểm thứ nhất là cảm thức đức tin (sensus fidei), “ý nghĩa siêu thiên nhiên của đức tin của toàn thể dân tộc (LG 12) mà các mục tử phải “cảm nhận” và phải xác nhận tính bất khả ngộ của dân tộc trong hành vi đức tin. Điểm thứ hai là, tình bình đẳng căn bản của tất cả giáo hữu đã được rửa tội, cân nhắc rằng chính giáo dân ở trọng tâm Giáo hội chứ không phải tôn ti thứ bậc mới phục vụ dân tộc. 

Linh mục Christoph Theobald sinh năm 1946 ở Cologne, giáo sư thần học nền tảng và giáo điều ở phân khoa Dòng Tên Paris, Chủ biên tạp chí “Nghiên cứu Khoa học Tôn giáo” Paris, là tác giả của rất nhiều sách và bài báo. Linh mục đã góp phần thực hiện tập sách năm quyển Lịch sử Công đồng Vatican II (nhà xuất bản Cerf, 1988-2005), dưới sự điều khiển của Giuseppe Alberigo linh mục đã xuất bản tập sách hai quyển Tiếp nhận Công đồng Vatican II (nhà xuất bản Cerf, 2009 và 2015). 

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 06.12.2015/
la-croix.com, Claire Lesegretain, 2015-12-04)