Các giám mục Nhật Bản và Hàn Quốc vượt qua lịch sử đau buồn để kết tình huynh đệ

 

“Người ta nói rằng Hàn Quốc và Nhật Bản gần nhau nhưng rất xa nhau; nhưng giám mục hai nước chúng tôi là anh em và luôn là thế”, Đức cha Kim nói vào ngày cuối hội nghị tại Seoul.

Các giám mục Nhật Bản và Hàn Quốc vượt qua lịch sử đau buồn để kết tình huynh đệ

 

Hội nghị thường niên chú tâm vượt qua chủ nghĩa dân tộc và xây dựng cầu nối truyền giáo

Tuần trước, các giám mục Hàn Quốc và Nhật Bản tổ chức hội nghị giao lưu văn hóa dài ba ngày tại Seoul nhằm giải quyết tình hình căng thẳng chính trị ở Đông Á và tiếp tục nỗ lực mang hai quốc gia này đến gần nhau hơn sau giai đoạn lịch sử đau buồn.

Hội nghị đã trở thành truyền thống hàng năm đối với các lãnh đạo Giáo hội đến từ hai nước mang chủ đề “Hoạt động truyền giáo vượt qua chủ nghĩa dân tộc”, do Đức Tổng Giám mục Kim Hee-geun của Gwanju, chủ tịch hội đồng giám mục Hàn Quốc, và Đức Tổng Giám mục Takeo Okada của Tokyo, chủ tịch hội đồng giám mục Nhật Bản, chủ trì.

Trước khi bắt đầu hội nghị, 10 giám mục đến từ mỗi quốc gia viếng thăm một khu nhà tập thể dành cho ‘phụ nữ mua vui’, các phụ nữ bị quân đội Nhật Bản ép làm nô lệ tình dục.

“Là người phải chịu trách nhiệm về lịch sử của đất nước mình, về những gì Nhật Bản đã làm đối với các bà, tôi xin chân thành xin lỗi”, Đức Giám mục phụ tá Goro Matsuura của tổng giáo phận Osaka nói trong cuộc hội kiến tại khu nhà tập thể này.

Ngài nói thêm Giáo hội Nhật Bản tìm cách thừa nhận lịch sử và truyền đạt lại cho các thế hệ mai sau.

Các giám mục còn viếng đài tưởng niệm An Jung-geun, một người Hàn Quốc theo chủ nghĩa dân tộc ám sát Hirobumi Ito, cựu thủ tướng Nhật, tại Trung Quốc năm 1909.

“Người ta nói rằng Hàn Quốc và Nhật Bản gần nhau nhưng rất xa nhau; nhưng giám mục hai nước chúng tôi là anh em và luôn là thế”, Đức cha Kim nói vào ngày cuối hội nghị tại Seoul.

“Thông qua các cuộc giao lưu này, chúng tôi sẽ nỗ lực trở thành cầu nối cho hòa bình của Đông Bắc Á và cho hòa bình thế giới”.

Đức cha Okada bày tỏ lòng biết ơn về việc hai quốc gia tổ chức cuộc họp thứ 20 như thế, “các cuộc họp này nhằm giúp vượt qua lịch sử đau buồn của hai quốc gia chúng ta và xóa bỏ sự khác biệt về ý thức lịch sử gây chia cách chúng ta”.

Ngài nói thêm: “Hai nước chúng ta vẫn còn đối mặt những thách thức chung” như bất bình đẳng về thu nhập, phân biệt đối xử, và tự tử, “và trong bối cảnh như thế chúng ta sẽ làm việc cùng nhau xây dựng Nước Thiên Chúa”.

(UCAN 19.11.2014)