Quá khứ và hiện tại các giám mục Hồng Kông đã bày tỏ suy tư triệt để về mối quan hệ giữa Trung quốc và Vatican, trong những bài viết dài của AsiaNews.
Đức Hồng Y John Tong và người tiền nhiệm của ngài, Đức Hồng y Joseph Zen, đồng ý rằng vị trí của Giáo hội Công giáo vẫn còn bị chi phối bởi các nguyên tắc được đặt ra bởi Đức Benedict XVI trong thư gửi cho Giáo Hội tại Trung quốc. Hai hồng y cũng đồng ý về sự cần thiết với việc tiếp tục đối thoại với Bắc Kinh, mặc dù họ thể hiện mức độ khác nhau các mối quan tâm về tình trạng hiện tại của cuộc đối thoại đó.
Đức Hồng y Tong giải thích rằng các cuộc đàm phán nhằm mục đích bảo đảm quyền tự do tôn giáo ở Trung quốc và thiết lập sự hiệp nhất trong Giáo Hội trên lục địa này. Tòa thánh Vatican, ngài viết, đã “đáp trả bằng nhân nhượng dai dẳng và kiên nhẫn hơn là những lời thù địch,” tránh sự đối chất, trong một nỗ lực nhằm trấn an các giới chức cầm quyền Trung quốc rằng Vatican không có hứng thú tham gia vào các vấn đề chính trị của đất nước này. Tuy nhiên, Đức Hồng y nói, Tòa Thánh vẫn cam kết tính độc lập của Giáo Hội, và không thể công nhận thẩm quyền của Hiệp hội Yêu nước do nhà cầm quyền kiểm soát.
Đức Hồng y Zen, Giám mục hồi hưu của Hồng Kông, người mà đã thẳng thắn đưa ra chỉ trích của mình đối với chế độ Bắc Kinh, đã hăng hái phản ứng lại để bị cáo buộc rằng ngài đã trở thành một đối thủ của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài khẳng định rằng ngài vẫn hoàn toàn trung thành với Tòa Thánh, và nhận xét rằng chính sách chính thức Vatican vẫn được kiểm soát bằng thư từ của Đức Thánh Cha.
Tuy nhiên, Đức Hồng y Zen lên tiếng về mối quan ngại sâu sắc của ngài đối với những cuộc đàm phán âm thầm giữa các quan chức Vatican và đối tác Trung quốc, nói rằng người Công giáo Trung quốc đã không được am tường về nội dung của các cuộc đàm phán này. Thâm chí một ủy ban được thành lập bởi Vatican để giám sát các cuộc đàm phán với Trung quốc đã không được phổ biến, ngài nói.
Đức Hồng y Zen nói rằng mặc dù tuổi cao sức yếu, nhưng ngài không thể im lặng mà sẽ là một “tiếng nói cho những người không lên tiếng” trong việc bảo vệ tự do của người Công giáo Trung quốc.
Jos. Tú Nạc, NMS