…Cho đến ngày hôm nay, vẫn không ai biết tên cô bé đã vẽ nên bức tranh, Điều duy nhất cộng đồng nhận được, đó là cuộc nội chiến Syria quá tàn khốc qua ánh mắt trẻ thơ, một nửa bức tranh vẽ các ngôi nhà sụp đổ, cô gái chống nạng đứng giữa xác người và máu. Nửa còn lại là ngôi nhà nhỏ với lá cờ Đức và chữ “Polizi” (viết sai chính tả từ “cảnh sát” trong tiếng Đức).
BỨC TRANH CỦA CÔ BÉ TỊ NẠN SYRIA
Chỉ vỏn vẹn trong 2 trang giấy học sinh, bức tranh của bé gái Syria vô danh đã gây chấn động nước Đức với một nửa là cuộc nội chiến đẫm máu tại quê hương, nửa còn lại vẽ nước Đức thanh bình và đầy hạnh phúc.
Bức tranh này đến từ trung tâm đăng ký tị nạn thành phố Passau, Đức, tại đây luôn có những tờ giấy trắng và bút màu cho trẻ em. Sau khi cô bé vẽ xong và đem dán lên tấm bảng tại trung tâm, một sĩ quan Đức nhìn thấy và chụp lại đăng lên tài khoản Twitter cá nhân của anh.
Ngay sau đó, bức tranh ngây thơ này đã được retweet 8000 lần trên mạng xã hội Twitter, lan tràn sang Facebook và Instagram với hashtag #sprachlos và#Fluechtlingskrise, nghĩa là “không thể nói lên lời” và “khủng hoảng tị nạn”.
Cho đến ngày hôm nay, vẫn không ai biết tên cô bé đã vẽ nên bức tranh, Điều duy nhất cộng đồng nhận được, đó là cuộc nội chiến Syria quá tàn khốc qua ánh mắt trẻ thơ, một nửa bức tranh vẽ các ngôi nhà sụp đổ, cô gái chống nạng đứng giữa xác người và máu. Nửa còn lại là ngôi nhà nhỏ với lá cờ Đức và chữ “Polizi” (viết sai chính tả từ “cảnh sát” trong tiếng Đức).
Theo sĩ quan cảnh sát Schweikl, người thường xuyên được trẻ em chờ đợi tại trung tâm tị nạn tặng tranh vẽ, rất nhiều tranh có dòng chữ “cảm ơn cô chú cảnh sát”. Tuy nhiên, không có bức nào gây sốc cho họ như tranh của cô bé Syria vô danh này, trong đó mô tả cả nỗi kinh hoàng và niềm hy vọng trong một tờ giấy trắng, nói lên tâm hồn của những đứa trẻ Syria lớn lên trong chiến tranh.
Từ đầu năm 2015 đến nay, hàng trăm nghìn người tị nạn chạy trốn chiến tranh và nghèo đói ở Trung Đông và châu Phi đã đến châu Âu. Nước Đức dự kiến sẽ nhận khoảng 800 nghìn đơn xin tị nạn trong năm nay.
Chỉ vỏn vẹn trong 2 trang giấy học sinh, bức tranh của bé gái Syria vô danh đã gây chấn động nước Đức với một nửa là cuộc nội chiến đẫm máu tại quê hương, nửa còn lại vẽ nước Đức thanh bình và đầy hạnh phúc.
Bức tranh này đến từ trung tâm đăng ký tị nạn thành phố Passau, Đức, tại đây luôn có những tờ giấy trắng và bút màu cho trẻ em. Sau khi cô bé vẽ xong và đem dán lên tấm bảng tại trung tâm, một sĩ quan Đức nhìn thấy và chụp lại đăng lên tài khoản Twitter cá nhân của anh.
Ngay sau đó, bức tranh ngây thơ này đã được retweet 8000 lần trên mạng xã hội Twitter, lan tràn sang Facebook và Instagram với hashtag #sprachlos và#Fluechtlingskrise, nghĩa là “không thể nói lên lời” và “khủng hoảng tị nạn”.
Cho đến ngày hôm nay, vẫn không ai biết tên cô bé đã vẽ nên bức tranh, Điều duy nhất cộng đồng nhận được, đó là cuộc nội chiến Syria quá tàn khốc qua ánh mắt trẻ thơ, một nửa bức tranh vẽ các ngôi nhà sụp đổ, cô gái chống nạng đứng giữa xác người và máu. Nửa còn lại là ngôi nhà nhỏ với lá cờ Đức và chữ “Polizi” (viết sai chính tả từ “cảnh sát” trong tiếng Đức).
Theo sĩ quan cảnh sát Schweikl, người thường xuyên được trẻ em chờ đợi tại trung tâm tị nạn tặng tranh vẽ, rất nhiều tranh có dòng chữ “cảm ơn cô chú cảnh sát”. Tuy nhiên, không có bức nào gây sốc cho họ như tranh của cô bé Syria vô danh này, trong đó mô tả cả nỗi kinh hoàng và niềm hy vọng trong một tờ giấy trắng, nói lên tâm hồn của những đứa trẻ Syria lớn lên trong chiến tranh.
Từ đầu năm 2015 đến nay, hàng trăm nghìn người tị nạn chạy trốn chiến tranh và nghèo đói ở Trung Đông và châu Phi đã đến châu Âu. Nước Đức dự kiến sẽ nhận khoảng 800 nghìn đơn xin tị nạn trong năm nay.
Theo Hoàng Ân