Bốn dấu chỉ

Thưa quý vị, các bạn. Bốn dấu chỉ mà đoạn Tin Mừng Chúa Nhật thứ III sau Phục Sinh hôm nay ( Lc 24, 35-48 ) cho chúng ta thấy đó là gì ? Thưa , đó là:

 

  • Dấu chỉ Bẻ Bánh
  • Dấu chỉ chúc Bình An
  • Dấu chỉ Đức tin ( củng cố đức tin )
  • Dấu chỉ Thiên Sai , ( Thứa Tác )

 

Vâng, đó là bốn dấu chỉ mà Chúa Giêsu đã thực hiện cho nhân loại qua các tông đồ sau Phục Sinh, mà Đoạn Tin Mừng hôm nay công bố.

 

  • Dấu chỉ bẻ bánh .

 

Chúng ta thấy rõ ràng, dù gần bên Chúa, hay Chúa ở gần bên, thì chúng ta cũng không thể nhân ra Người, nếu chúng ta không có con mắt đức tin.

 

Nhưng , con mắt đức tin được “ mở ra “ , hay được “ nhìn thấy “, thì phải có “ Người mở ”. Vâng, “ Người mở ” con mắt đức tin cho các môn đệ là chính Chúa Giêsu.

 

Vâng, ai cũng quen thuộc với đoạn Tin Mừng : ” Trên đường E-mau ” của hai môn đệ của Chúa Giêsu. Nhưng, qua dấu chỉ “ bẻ bánh”, thì họ mới nhận ra Chúa Giêsu. Thứ nhất, vì họ chưa “tin “ Đấng Phục Sinh, chưa tin ở đây không phải vì họ không “tin “ vào Lời của Chúa Giêsu trước lúc chịu tử nạn. Nhưng, chưa tin ở đây, vì họ chưa nhận ra “ dấu chỉ “ phục sinh từ Chúa. Có thể , họ tin vào Lời nói của Chúa Giêsu, nhưng họ chưa được “ mục kích sở thị “,  “ tâm trạng của thánh Tôma ” chăng ?!

 

Theo đó dấu chỉ “ bẻ bánh ”, là dấu chỉ “mở mắt đức tin “ cho các môn đệ.

 

  • Dấu chỉ chúc Bình An

 

Vâng, chúc bình an cũng là một dấu chỉ để nhận ra Chúa Giêsu:

 

Bởi vì, sau Phục Sinh, lần hiện ra thứ nhất, Chúa Giêsu cũng chúc bình an cho các môn đệ. Từ đó, dấu chỉ chúc bình an của Người cũng là một “ dấu chỉ” muôn đời cho thế hệ các tông đồ, và cho nhân thế.

 

Nhưng , qua dấu chỉ “ bẻ bánh”, Chúa Gêsu đã biểu lộ uy quyền của Đấng Phục Sinh, có nghĩa là Người không còn lệ thuộc hoàn toàn ở mầu nhiệm làm Người. Vì vậy, Người đã biến đi, nên các môn đệ, khi thấy Người hiện diện cứ tưởng là ma.

 

  • Dấu chỉ biểu lộ Đức Tin.

 

Dấu chỉ biểu lộ đức tin, cũng quen thuộc rồi. Khi hiện ra lần Thứ Nhất, Chúa Giêsu cũng cho các môn đệ xem tay và cạnh sườn của Người. Lần nầy, Người cũng biểu lộ “dấu chỉ” chịu nạn , như một chứng tích của “Lòng thương xót ”. Sự Phục Sinh là kết quả của Lòng Thương Xót, nhưng chứng tích tử nạn vì Lòng Thương Xót, chính là những “ Chứng Tíchh Tử Nạn “. Theo đó, “ Chứng Tích Tử Nạn “ Là ”THÁNH TÍCH CỨU ĐỘ ” của Đấng Phục Sinh.

 

Qua đó, chúng ta thấy, mọi đau thương , mọi bất công, mọi nhục nhã mà tội lỗi con người phải chịu, thì có những “Thánh Tích Cứu Độ” của Chúa Giêsu. Chính Người là Thiên Chúa. Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian.

 

Người đã biểu lộ” Chứng Tích” yêu thương, là dấu chỉ “ Thương xót “, một bằng chứng “ biểu thị” chân lý. Chân lý ấy là tình yêu từ Thiên Chúa.

 

Tất cả, những vĩ nhân mưu ích cho nhân loại, đều c1o những “ chứng tích “ anh hùng, hoặc giá trị cao về tinh thần hay vật chất, đều có những chứng tích để lại cho đời. Chứng tích là dấu chỉ sự thật, chứng tích của Chúa được biểu thị bởi Thần Khí là “chứng nhân bởi Thiên Chúa”, hầu những điều ấy được sai đi rao giảng. Vâng đó là “ sứ vụ Thiên Sai “, “Dấu Chỉ “ Thiên Sai.

 

  • Dấu Chỉ Thiên Sai .

 

Chính Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai duy nhất và hằng hữu bởi Thiên Chúa, là Cha. Vì Người được sai đến bởi Thiên Chúa, nhưng qua câu nói của Chúa Giêsu ( Lc 24 , 48): “ Các con sẽ là chứng nhân của Thầy “, Thì tất cả những ai “TIN “ vào Người đều là “Thiên Sai “ cho Thiên Chúa, đến với nhân loại. Mà Người là ” Đầu “, là Thủ Lãnh.

 

Vì vậy, mọi kẻ tin vào Chúa Giêsu đều là Thiên Sai cho mọi dân, mọi nước. Có nghĩa là tất cả Kitô, tức người có Chúa Kitô, người mang danh Kitô nói chung ( linh mục cộng đồng) , Rồi đến các linh mục thừa tác, các kitô hữu có chức thánh Linh Mục. Vì vậy, Sứ vụ Thiên sai của người Kitô nói chung, là chức tư tế cộng đồng, người đó không có quyền thực hành chức tư tế thừa tác, nhưng họ sống bằng, bởi ân sũng của Chức Tư Tế Thiên Sai của Đức Kitô. Còn chức tư tế thừa tác của các linh mục thừa tác, mặc nhiên cũng là chức vụ Thiên Sai của Đức Kitô. Vì vậy, khi cử hành chức thừa tác tư tế, họ cũng phải nhân danh Đức Kitô mà cử hành. Vì, khi cử hành  “ Mầu Nhiệm Đứcc Tin “, chính là thi hành sứ vụ Thiên Sai, đồng hành cùng các Bí Tích. Như vậy, mặc nhiên, cả chức tư tế cộng đồng và chức tư tế thừa tác là nhiệm vụ Thiên Sai của Đấng Cứu thế được nối dài, bởi Kitô hữu. Theo đó, khi goi chức linh mục thừa tác là ”Thiên Sai “ có người phản ứng “ tự nhiên “, họ cho rằng như thế là xúc phạm đến “Đức Kitô”, Chúa chúng ta. Nhưng, thật ra căn cứ vào Lời Chúa Giêsu chúng ta biết : “ Các con sẽ là chứng nhân của thầy “ ( Lc 24, 48). Điều đó có nghĩa là: “ Các con hãy nhận lấy Thần khí của Thầy. “ Vì “chứng nhân là Thần Khí ”, “Thần Khí là chứng nhân “ ( 1 Ga 5 ,6). Không có chứng nhân nào sự thật bằng Thần Khí.

 

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ban Thần Khí là chân lý, là sự thật cho chúng con, hầu làm chứng nhân cho Chúa. Không có sự thật nào lớn hơn Thần Khí. Cũng như không có chân lý nào lớn hơn sự thật. Xin ban cho chúng con biết nhận ra Thần Khí của Chúa mà bước theo, hầu xứng đáng với sự trao ban của Người. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời ./. Amen

 

19/04/2015

P.Trần Đình Phan Tiến