Chúa Giêsu được hạ sinh khi “thời gian viên trọn”, nói như thế có nghĩa là gì? Nếu chúng ta coi đó là một thời điểm đặc biệt của lịch sử thì chúng ta có thể mau chóng bị lầm lẫn. Đế quốc Roma đã dùng quyền lực quân sự của mình để chinh phục một phần lớn thế giới thời bấy giờ. Hoàng Đế Augustus đã lên nắm quyền sau 5 trận chiến tranh dân sự. Chính dân Do Thái cũng đã bị Đế quốc Roma khống chế, và thành phần Dân Tuyển Chọn này đã bị mất tự do của mình. Đối với những người đồng thời của Chúa Giêsu thì chắc chắn đó không phải là thời điểm tốt đẹp nhất. Bởi vậy, để xác định thời điểm viên trọn, chúng ta không được nhìn theo khía cạnh về địa dư.
http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2016/documents/papa-francesco_20160101_omelia-giornata-mondiale-pace.html
Đức Thánh Cha Phanxicô – Lễ Mẹ Thiên Chúa: Huấn Từ Truyền Tin
“Kẻ thù của hòa bình không phải chỉ là chiến tranh,
mà còn là lãnh đạm nữa”
Hôm nay chúng ta cử hành Ngày Thế Giới Hòa Bình với đề tài ‘Thắng Vượt Lãnh Đạm – Chiếm Lấy Hòa Bình’. Thứ hòa bình mà Thiên Chúa muốn gieo trên thế giới này cần phải được chúng ta vun trồng.
“Không phải nó chỉ được ‘khống chế’. Nó bao gồm cả một thứ chống chọi thực sự, một trận chiến thiêng liêng xẩy ra trong lòng của chúng ta, vì kẻ thù của hòa bình không phải chỉ là chiến tranh, mà còn là lãnh đạm nữa, thứ lãnh đạm làm cho chúng ta chỉ nghĩ về bản thân mình và tạo nên những ngãng trở, ngờ vực, sợ hãi và khép kín lòng trí.
“Tạ ơn Chúa. Chúng ta có nhiều tín liệu; thế nhưng đôi khi chúng ta chúng ta bị tràn ngập bao nhiêu là tin tức đến độ chúng ta bị tách lìa khỏi thực tại, khỏi những người anh chị em cần đến chúng ta: chúng ta hãy bắt đầu mở lòng mình ra, bằng cách chú ý tới người bên cạnh.
“Đó là cách chiếm được hòa bình”.
http://www.news.va/en/news/pope-francis-angelus-appeal-for-peace
Kính chào Mẹ của Tình Thương!
Bắng lời kêu cầu này chúng ta hướng về Trinh Nữ Diễm Phúc Maria ở ngôi Đền Thờ Roma được dâng kính cho Mẹ dưới tước hiệu Mẹ Thiên Chúa này. Lời kêu cầu ấy là một bài thánh ca cổ kính mà chúng ta sẽ hát khi kết thúc Thánh Lễ này. Được sáng tác bởi một tác giả ẩn danh, nó đã được truyền tụng tới chúng ta như là một kinh nguyện chân tình xướng lên một cách tự nhiên từ cõi lòng của tín hữu: “Kính mừng Mẹ của tình thương, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của lòng thứ tha, Mẹ của niềm hy vọng, Mẹ của ân sủng và Mẹ đầy niềm vui thánh hảo”. Nơi mấy lời ấy chúng ta thấy một tóm lược đức tin của các thế hệ nam nữ, thành phần, mắt gắn chặt lấy hình ảnh của Vị Trinh Nữ Diễm Phúc này, đã xin Mẹ chuyển cầu và an ủi.
Thật là xứng hợp, vào ngày hôm nay, chúng ta kêu cầu Trinh Nữ Maria Diễm Phúc trên hết như là Mẹ của tình thương. Thật vậy, cửa chúng ta đã mở là Cửa Tình Thương. Những ai bước qua ngưỡng cửa của nó đều được kêu gọi hãy tiến vào tình yêu nhân hậu của Chúa Cha với một lòng tin tưởng hoàn toàn và không sợ hãi; họ có thể rời ngôi Đền Thờ này với ý thức rằng Mẹ Maria hằng ở bên họ. Mẹ là Mẹ của tình thương, vì Mẹ đã cưu mang trong cung dạ của Mẹ chính Dung Nhan của tình thương thần linh là Chúa Giêsu, Emmanuel, Niềm Mong Đợi của các dân nước, “Hoàng Tử Hòa Bình” (Isaia 9:5). Con Thiên Chúa, hóa thành nhục thể cho phần rỗi của chúng ta, đã ban cho chúng ta Mẹ của Người, Vị liên kết với chúng ta trong cuộc hành trình của chúng ta qua cuộc đời này, nhờ đó chúng ta không bao giờ bị lẻ loi cô độc, nhất là vào những lúc gặp trục trặc rắc rối và bất định.
Mẹ Maria là Mẹ của Thiên Chúa, Đấng thứ tha, Đấng ban ơn tha thứ, và vì thế chúng ta có lý để gọi Mẹ là Mẹ của lòng tha thứ. Chữ này – “tha thứ” – một chữ bị hiểu lầm rất nhiều trong thế giới ngày nay, là chữ nhắm tới một thứ hoa trái mới mẻ và nguyên tuyền của đức tin Kitô giáo. Một con người không thể tha thứ là người chưa biết gì đến tình yêu viên mãn. Chỉ có ai thực sự yêu thương mới có thể tha thứ và quên lãng. Ở dưới chân Thánh Giá, Mẹ Maria thấy Con Mẹ hoàn toàn dâng hiến bản thân của Người, cho chúng ta thấy yêu thương như Thiên Chúa thương yêu nghĩa là gì. Vào lúc ấy Mẹ đã nghe thấy Chúa Giêsu thốt ra những lời có lẽ đã phản ảnh những gì Người đã học từ Mẹ từ khi còn bé: “Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ lầm không biết việc họ làm” (Luca 23:34). Vào lúc ấy, Mẹ Maria đã trở nên Mẹ của lòng tha thứ đối với tất cả chúng ta. Theo gương Chúa Giêsu và nhờ ơn của Người, chính Mẹ đã có thể tha thứ cho những ai sát hại Người Con vô tội của Mẹ.
Đối với chúng ta, Mẹ Maria là hình ảnh về cách thức Giáo Hội cần phải cống hiến sự tha thứ cho những ai tìm kiếm thứ tha. Người Mẹ của lòng tha thứ này dạy Giáo Hội rằng ơn tha thứ được ban phát trên Núi Sọ là những gì vô hạn. Không gì có thể cầm nó lại, kể cả luật lệ cùng với các thứ ngụy biện của nó, kể cả sự khôn ngoan của thế gian này cùng với những thứ phân biệt của nó. Việc tha thứ của Giáo Hội cần phải thực sự bao rộng như được Chúa Giêsu cống hiến trên Thánh Giá và Mẹ Maria ở dưới chân Người. Không có cách nào khác. Chính vì mục đích ấy mà Thánh Linh đã làm cho các Tông Đồ trở thành các thừa tác viên tha thứ một cách hiệu năng, nhờ đó những gì nhận được bởi cái chết của Chúa Giêsu có thể vươn tới tất cả mọi con người nam nữ ở hết mọi thời đại (xem Gioan 20:19-23).
Bài thánh ca này tiếp tục: “Mẹ của niềm hy vọng và Mẹ của ân sủng, Mẹ của niềm hoan lạc thánh hảo”. Hy vọng, ân sủng và niềm hoan lạc thánh hảo là chị em với nhau: chúng là tặng ân của Chúa Kitô; thật vậy, chúng là những danh xưng được viết trên thân thể của Người. Tặng ân mà Mẹ Maria ban cho khi hiến dâng Chúa Giêsu đó là một ơn tha thứ làm đổi mới cuộc đời, giúp chúng ta có thể làm theo ý Chúa trở lại và làm cho chúng ta tràn đầy hạnh phúc chân thật. Ân sủng này giải thoát cõi lòng để nhìn về tương lai với niềm vui xuất phát từ niềm hy vọng. Đó là giáo huấn của bài Thánh Vịnh: “Ôi Thiên Chúa, xin tạo cho con một tấm lòng thanh sạch, và đặt vào trong con một tinh thần mới và ngay chính […] Xin ban lại cho con niềm vui ơn Ngài cứu độ” (51:10.12). Quyền năng tha thứ là một kháng tố thực sự chống lại nỗi buồn thương gây ra bởi những gì là bất mãn và hận thù. Tha thứ dẫn tới niềm vui và thanh thản vì nó giải thoát tâm can khỏi những ý nghĩ của chết chóc, trong khi bất mãn và hận thù lại gây trục trặc cho trí óc và tổn thương cõi lòng, cướp mất những gì là nghỉ ngơi và an bình.
Vậy chúng ta hãy bước qua Cửa Thánh của Tình Thương, ý thức rằng bên cạnh chúng ta có Trinh Nữ Maria Diễm Phúc, Thánh Mẫu của Thiên Chúa, Vị chuyển cầu cho chúng ta. Chúng ta hãy để Mẹ dẫn chúng ta đến chỗ tái nhận thức được vẻ đẹp của một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Con Mẹ. Chúng ta hãy mở rộng cửa lòng của chúng ta cho niềm vui của sự tha thứ, ý thức rằng chúng ta đã được ban cho một niềm tin tưởng và hy vọng mới, nhờ đó làm cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta trở thành một dụng cụ thấp hèn của tình yêu Thiên Chúa.
Bằng tình yêu và lòng cảm mến của con cái, chúng ta hãy kêu lên cùng Đức Mẹ, như thành phần dân trung thành của Thiên Chúa ở Êphêsô trong Công Đồng lịch sử, là “Thánh Mẫu của Thiên Chúa!”.
http://www.news.va/en/news/pope-francis-opens-holy-door-at-st-mary-major
Đức Thánh Cha Phanxicô – Huấn Từ sau Kinh Te Deum Tất Niên ở Đền Thờ Thánh Phêrô
(một số câu nói cho thấy những ý tưởng chính yếu tiêu biểu)
“Trong bài thánh ca này, chúng ta trở về với lịch sử cứu độ, một lịch sử bao gồm và bao bọc – như thuộc về dự án huyền nhiệm của Thiên Chúa – các biến cố khác nhau đã xẩy ra trong cuộc sống của chúng ta trong năm qua…”
“Thật là ý nghĩa cùng nhau qui tụ lại để chúc tụng Chúa vào lúc cuối năm đây!… Trong bài thánh ca này, chúng ta trở về với lịch sử cứu độ, một lịch sử bao gồm và bao bọc – như thuộc về dự án huyền nhiệm của Thiên Chúa – các biến cố khác nhau đã xẩy ra trong cuộc sống của chúng ta trong năm qua…
http://www.lastampa.it/2015/12/31/vaticaninsider/eng/the-vatican/the-popes-te-deum-for-the-end-of-the-year-rome-needs-to-revive-honesty-and-solidarity-HYgUnz1uylaaRpdBTcETVJ/pagina.html
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chỗ tự ý nhấn mạnh