Cha Fr. Peter Gumpel, người trình bày án phong thánh của Đức Piô XII:
“Hitler không muốn Otto Wolff cho ai biết kế hoạch này vì ông ta biết rằng có những người Đức Quốc xã khác chống lại kế hoạch này và họ sợ rằng sẽ có một phản ứng toàn cầu sẽ không phát huy tác dụng tiềm ẩn từ việc bắt cóc Đức Giáo Hoàng.”
Đây là một trong những câu chuyện được kể trong bộ phim tài liệu mới của đài truyền hình RAI, Ý. Bộ phim có những hình ảnh mới về Đức Giáo hoàng trị vì trong Thế chiến thứ Hai và giải thích chiến lược của Đức Giáo Hoàng Piô XII trong việc ngăn chặn việc trục xuất hàng ngàn người Do Thái.
Grazia Di Veroli, cháu của người Do Thái bị trục xuất:
“Nhiều người đã được cứu vì các nhà thờ và tu viện đã mở cửa, chắc chắn họ đã làm điều đó bởi vì họ biết ai đó đang theo dõi họ. Mẹ tôi, bà tôi và dì của tôi là người Do thái và được các nữ tu của Holy Child Mary đưa đến. Ông bà tôi và chú tôi được những tu sỹ Dòng Augustini sống ở bên cạnh đón tiếp.”
Matteo Luigi Napolitano, Giáo sư lịch sử và quan hệ quốc tế:
“Việc mở cửa các nhà thờ tôn giáo của Rôma được ghi chép rõ ràng và cần phải mất nhiều thời gian để ghi lại những gì đã được thực hiện ở những nơi khác của Ý.”
Án phong thành của chân phước cho Piô XII được Đứa Phaolô VI đưa ra, và theo cáo thỉnh viên, chỉ còn một bước để thực hiện thực.
Fr. Marc Lindeijer, Cáo thình viên án phong thánh của Đức Piô XII:
“Trở ngại duy nhất cho việc phong thánh của ngài là chúng tôi vẫn cần một phép lạ. Tôi không có lý do gì tin rằng Đức Thánh Cha Phanxicô là trái với việc phong chân phước cho Đức Piô XII.
Những năm khó khăn của chiến tranh đã thử nghiệm những tài năng ngoại giao mà Đức Giáo hoàng đã học được trong suốt nhiều năm làm việc tại Bộ Ngoại giao Vatican.
Một số người nói rằng ngài không thể hiện rõ ràng trong việc chống lại cuộc bách hại của Hitler đối với người Do Thái, trong khi những người khác thì ngược lại, ngài đã hành động thận trọng và nhờ đó đã cứu được hàng ngàn sinh mạng bằng cách hành động âm thầm. Hai quan điểm khác nhau thể hiện sự phức tạp và khó khăn của thời điểm lịch sử mà ngài phải đối mặt.
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn