|
Hội nghị tại Kigali đã là hội nghị môi sinh lần thứ 28 của các nước đã ký nhận hiệp định Montreal về môi sinh năm 1987, trong đó cấm việc sử dụng các chất khiến cho lớp ozon bị thủng, và các chất clorofluorocarburi hồi đó được dùng trong các tủ lạnh và các loại hộp spray, như thuốc xịt tóc, khử mùi hôi vv… Trong các năm qua tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn hiệp định Montreal. Với hội nghị tại Kigali các nước đã phê chuẩn hiệp định thêm vào việc thiết định bắt đầu làm sao loại trừ các các chất idrofluorocarburi được dùng thay thế cho các chất clorofluorocarburi.
Chất anidride carbonica không phải là thán khí duy nhất khi thải quá nhiều vào không trung gây hiện tượng hâm nóng trái đất. Chẳng hạn chất metano phát xuất từ việc chăn nuôi súc vật và các loại idrofluorocarburi dùng để làm chạy máy lạnh, tủ lạnh, và các loại thuốc xịt spray cũng có các hậu quả của chúng. Có điều khác biệt là các chất idrofluorocarburi không làm hư hỏng lớp ozon trong khí quyển trên trái đất. Sự kiện lớp ozon bị mỏng đi khiến cho lượng các tia hồng ngoại của mặt trời lọt vào khí quyển của trái đất quá lớn. Đó là lý do giải thích tại sao các quốc gia đã phê chuẩn hiệp định Montreal đã thay thế việc dùng clorofluorocarburi bằng idrofluorocarburi. Nhưng trong các năm qua idrofluorocarburi lại đã trở thành loại khí thứ ba khiến cho khí quyển bị hâm nóng, sau anidride carbonica. Các loại khí như idrofluorocarburi và clorofluorocarburi chiếm 8 % tổng lượng thán khí hâm nóng trái đất.
Tài liệu được ký nhận tại Kigali dự trù giảm việc sản xuất và sử dụng các chất idrofluorocarburi làm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu liên quan tới các quốc gia kỹ nghệ tân tiến như Hoa Kỳ và các nước Âu châu: từ nay cho tới năm 2019 các nước này phải giảm 10% việc thải các thán khí này vào khí quyển. Giai đoạn hai liên quan tới các quốc gia đang trên đường phát triển như Trung Quốc, và các nước Nam Mỹ: các nước này phải giảm 10% số lượng thán khí nội trong năm 2024. Riêng Trung Quốc phải giảm 10% nội trong năm 2029. Và giai đoạn ba liên quan tới các nước Ấn Độ, Pakistan, Iran, Iraq và các nước vùng Vịnh: giảm 10% nội trong năm 2028. Tuy nhiên, chính sự nhượng bộ đối với hai Trung Quốc và Ấn Độ làm suy yếu hiệu lực của thỏa hiệp. Bà Paula Tejon Carbalja, thuộc tổ chức Greenpeace bảo vệ môi sinh, cho biết là thế giới hướng tới mục tiêu giảm 0,5 độ nóng trên trái đất, nhưng chưa đạt được. Thoả hiệp Kigali đã được xây dựng trên thoả hiệp Paris hồi tháng 12 năm ngoái, trong đó 195 quốc gia tham dự đã dấn thân giảm lượng các khí gây ô nhiễm bắt đầu vào tháng 11 tới đây.
Ngày 17 tháng 10 vừa qua tổ chức Lương nông quốc tế, gọi tắt là FAO, đã công bố tài liệu liên quan tới tình trạng thực phẩm và nông nghiệp trên thế giới, trong đó có đề cập tới vai trò của nông nghiệp trong việc giảm khí thải gây ra hiện tượng hâm nóng trái đất. Tài liệu cho biết nông nghiệp, bao gồm cả việc trồng và sử dụng rừng cây, đánh cá, việc nghiên cứu chăn nuôi súc vật gia cầm chiếm 1/5 lượng thán khí thải vào trong không trung hâm nóng trái đất. Trong buổi giới thiệu tài liệu ông José Graziano da Silva, Tổng giám đốc FAO, cho biết ông hy vọng bản tường trình này sẽ góp phần lớn hơn vào nỗ lực chiến đấu chống lại hiện tượng khí hậu thay đổi và giảm bớt các tác hại của nó. Sự kiện khí hậu thay đổi có ảnh hưỏng sâu rộng trên an ninh thực phẩm. Nó đưa chúng ta trở về với các bất ổn của thời tiền sử, khi con người sống về nghề săn thú và hái trái. Chúng ta không còn chắc chắn thu hoạch được những gì chúng ta gieo trồng nữa. Ngoài ra, sự bất ổn thực phẩm biến thành sự thay đổi giá cả thực phẩm. Vì thế tổ chức FAO cảnh báo rằng trong tương lai sẽ có hàng chục triệu người gặp nguy cơ chết đói, nếu khí hậu tiếp tục thay đổi trong chiều hướng tiêu cực này. Các dân tộc đầu tiên có nguy cơ bị chết đói là các dân tộc các nước nghèo miền nam sa mạc Sahara, miền Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt các dân tộc sống về nghề nông. An ninh thực phẩm trong tương lai sẽ tồi tệ hơn tại nhiều quốc gia, nếu ngay bây giờ thế giới không ra tay can thiệp ngay.
Dĩ nhiên, việc duyệt xét lại các hệ thống nông nghiệp và thực phẩm sẽ không phải là điều dễ dàng, vì con số lớn lao của các chủ thể liên lụy và vì sự thay đổi của các thực phẩm sản xuất, cũng như vì các hệ thống môi sinh khác nhau. Tuy nhiên, dấn thân trong chiều hướng này phải bắt đầu ngay một cách nghiêm chỉnh, bởi vì ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng khí hậu thay đổi sẽ chỉ ngày càng tồi tệ hơn với thời gian qua đi.
Ông Graziano da Silva nhắc đến thoả thuận của cộng đồng quốc tế liên quan tới các Mục tiêu phát triển có thể thực hiện được và của Hiệp định về khí hậu tại Paris và nhấn mạnh rằng phải diễn tả các dấn thân đó ra bằng hành động ngay trong năm 2016 này. Ngoài ra cũng là để yểm trợ cho hội nghị nông nghiệp lần thứ 22 triệu tập tại Marốc ngày mùng 7 tháng 11 tới đây.
Tài liệu của tổ chức FAO nêu bật rằng sự thành công trong việc biến đổi các hệ thống thực phẩm và nông nghiệp sẽ tuỳ thuộc phần lớn sự yểm trợ mà các tiểu nông dân có thể nhận được, giúp họ thích ứng với tình trạng khí hậu thay đổi. Tại các nước đang trên đường phát triển có nửa tỷ gia đình nông dân sản xuất thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác trong những điều kiện nông nghiệp môi sinh và xã hội kinh tế rất khác biệt nhau. Do đó các giải pháp phải thích ứng với các điều kiện này, chứ không có một câu trả lời đồng nhất cho mọi người.
Tài liệu của tổ chức FAO cũng miêu tả các kiểu kinh tế thay thế khác nhau có giá trị để trợ giúp các tiểu nông dân thích ứng khiến cho cuộc sống của dân chúng các vùng quê thường gặp rủi ro vì khí hậu thay đổi, có nhiều khả thể kháng cự hơn. Tài liệu cũng trưng dẫn các thí dụ cụ thể liên quan tới việc thực hiện các thích ứng thông minh vào khí hậu, như dùng đủ lượng chất adốt và thay đổi các loại ngũ cốc có khả năng chống nóng tốt hơn, sửa soạn đất trồng tiả trước, và điều hợp toàn vẹn sự phong phú của đất đai sẽ giúp gia tăng khả năng sản xuất và thu nhập của các nông dân. Tài liệu cũng lượng định rằng chỉ nội việc sử dụng đủ lượng chất adốt thôi sẽ giúp cho hơn 100 triệu người tránh được nguy cơ thiếu dinh dưỡng.
Đàng khác tài liệu của tổ chức FAO cũng nhận diện các cách tưúc giảm việc thải thán khí trong lãnh vực nông nghiệp vào khí quyển. Thêm vào đó là kỹ thuật tích trữ nước liên quan tới việc nới rộng các ruộng lúa, có thể giúp giảm 45% lượng metano, trong khi các loại khí của sinh hoạt chăn nuôi gia cầm giảm 41% khi sử dụng các thực hành hữu hiệu hơn.
Bản tường trình của FAO cũng đề ra các đường lối chính trị và khả thể tài trợ cho các dự án phát triển nông nghiệp có thể thực hiện được. Các hậu quả tiêu cực của hiện tương khí hậu thay đổi được nhận ra nơi việc sản xuất vài loại ngũ cốc. Chẳng hạn khả năng dinh dưỡng của vài thực phẩm giảm bớt như chất kẽm, sắt, và chất đạm của các ngũ cốc nền tảng, khiến cho sức khỏe của con người cũng suy yếu và gây ra nhiều chứng bệnh như tiêu chảy và một loạt các bệnh tật khác cho súc vật.
Dựa trên kết qủa của các nghiên cứu khoa học sau năm 2030 toàn thế giới sẽ cảm thấy ngày càng rõ ràng hơn các áp lực tiêu cực của việc sản xuất thực phẩm. Từ nay cho tới đó ảnh hưởng tiêu cực của nhiệt độ gia tăng sẽ được cảm nhận nhiều hơn tại các nước đang trên đường phát triển, khiến cho hy vọng tự đủ về thực phẩm có các viễn tượng xấu. Do đó việc trợ giúp các tiểu nông dân thích ứng với các nguy cơ của hiện tượng khí hậu thay đổi là một yếu tố khẩn cấp giúp giảm mức nghèo đói toàn cầu và gia tăng an ninh thực phẩm. Điều cần chú ý đó là phải dẹp bỏ các chướng ngại, mà giới nông dân có thể gặp phải và thăng tiến một môi trường tạo dễ dãi cho hoạt động cá nhân và tập thể.
Tổ chức FAO kêu gọi các giới hữu trách chính trị nhận diện và loại trừ các rào cản đó. Các chướng ngại này có thể bao gồm các phụ đới cho các sản xuất thăng tiến các thực hành nông nghiệp không thể chịu thực hiện nổi, các khuyến khích thiếu suy xét và việc đạt tới các thị trường, tín dụng, các dịch vụ quảng cáo và các chương trình bảo vệ xã hội không thích hợp, thường gây thiệt thòi cho nữ giới chiếm 43% sức lao động trong lãnh vực nông nghiệp. Tài liệu của tổ chức FAO cũng nhấn mạnh rằng cần dành ra nhiều ngân quỹ hơn để tài trợ cho các chương trình đối phó với hiện tượng khí hậu thay đổi tại các quốc gia đang trên đường phát triển. Tuy thế giới có bỏ ra nhiều ngân khoản hơn để tài trợ cho các chương trình trợ giúp đối phó với nạn khí hậu thay đổi và giảm các hậu quả tiêu cực của nó, nhưng với các chiều kích còn quá nhỏ. Cần làm sao khích lệ các đầu tư công và tư nhiều và lớn hơn cho lãnh vực này. Đặc biệt là cần tài trợ nhiều hơn cho một ngành nông nghiệp, đánh cá, và môi sinh có thể thực hiện được, để biến đổi việc phát triển các hệ thống sản xuất thực phẩm thông minh trên chiều kích rộng rãi thích ứng với khí hậu thay đổi và giảm bớt tối đa các hậu quả tiêu cực của nó. Nếu các chính quyền không đưa ra các biện pháp can thiệp và nông nghiệp cứ tiếp tục như hiện nay, thì nó là một trong các nguồn thải thán khí vào không trung hâm nóng trái đất. Nhưng nếu thực hành các biện pháp môi sinh bằng cách gia tăng khả năng của đất đai và các cánh rừng giúp hấp thụ thán khí, thì một đàng có thể giảm lượng thán khí thải ra, đồng thời bảo đảm được khả năng sản xuất thực phẩm đáp ứng nhu cầu dân số gia tăng trên thế giới. Các hệ thống thực phẩm có thể góp phần giảm các thất thoát và nạn phung phí thực phẩm, cũng như việc thăng tiến một kiểu ăn uống lành mạnh hơn khiến cho môi sinh cũng được trong lành hơn.
(Linh Tiến Khải, RadioVaticana 27.10.2016)