|
Ngày 4 tháng 4, hãng tin Asia News cho biết, các tín hữu kitô giáo Nepal yêu cầu chính phủ tái thiết lập ngay lập tức ngày lễ Giáng sinh theo như tình trạng cũ. Lễ Giáng sinh được xem là ngày lễ nghỉ chính thức cách đây tám năm, khi Nepal tuyên bố mình là quốc gia thế tục.
Một nhà chức trách của Bộ Nội Vụ đã xác nhận với hãng tin Asia News, quyết định này không nhằm để chống tín hữu kitô giáo nhưng ở trong chương trình chung nhằm giảm bớt tổng số các ngày nghỉ lễ mà con số cứ gia tăng không ngừng. Ông bảo đảm sẵn sàng để cho tín hữu kitô giáo làm việc trong chính quyền được nghỉ ngày lễ Giáng sinh.
Hàng chục ngày lễ hinđu giáo
Mục sư C.B. Gahatraj, Tổng thư ký Hiệp hội Quốc gia kitô hữu Nepal cho biết, các tín hữu kitô giáo không làm việc cho chính quyền sẽ không được mừng lễ Giáng sinh. Ông cho biết, chính quyền công nhận không dưới 83 ngày lễ hinđu và các cộng đoàn tôn giáo khác của Nepal, lễ Giáng sinh là lễ của kitô giáo duy nhất được công nhận cho đến bây giờ.
Theo mục sư, nhà cầm quyền Nepal bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng bài kitô. “Chính quyền muốn không biết đến chúng tôi và bỏ quyền của chúng tôi”, ông gằn mạnh. Nhiều nhóm tín hữu hinđu cực mạnh đã làm áp lực để Nepal trở thành Quốc gia hinđu. Các tổ chức này là tác giả của những vụ bạo lực chống kitô hữu. Ngày 20 tháng 9-2015, bốn quả bom đã nổ gần nhà thờ Tin lành ở phía đông phương của Nepal.
Người hinđu lo vì số tín hữu kitô giáo ngày càng đông
Một nhóm các nhà lãnh đạo kitô giáo đã họp ngày 3 tháng 4 để chống quyết định này và họ tổ chức một kiến nghị cũng như các cuộc xuống đường.
Cũng nhóm này kêu gọi chấm dứt việc bức bách các người thiểu số ở Nepal, họ yêu cầu chính quyền phải giữ lời hứa mà chính quyền đã hứa trong quá khứ về nơi chôn cất của tín hữu kitô giáo. Từ nhiều năm nay, các người hinđu cực đoan làm áp lực trên chính quyền để ngăn tín hữu kitô giáo không được chôn cất người thân ở những nơi mà họ cho là đất thánh của họ.
Các nhà lãnh đạo kitô giáo chỉ trích điều khoản 156 của Luật hình sự mới, theo đó, luật cấm không cho trở lại. Theo mục sư Gahatraj, điều khoản 156 gián tiếp nhắm đến tín hữu kitô, thường xuyên bị người hinđu cho là đi chiêu dụ.
Chung chung các người cực đoan lo sợ sự gia tăng con số tín hữu kitô giáo ở Nepal. Theo lần kiểm tra dân số mới nhất, năm 2011, có 1.5 % dân số là người Công giáo và Tin lành trong khi năm 2006 chỉ có 0,5%. Trong sáu năm, người Công giáo đã tăng từ 4000 lên đến 10000 trên tổng số 30 triệu dân mà người hinđu chiếm đến 80% tổng số. Cộng đoàn công giáo đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và giáo dục.
(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 08.04.2016/
cath.ch, Raphael Zbinden, 2016-04-05)