Sáng nay 22 tháng 3-2016, nhà chính trị học Bernard Conter, đại học Bỉ, phản ứng trước thảm kịch xảy ra ở đất nước ông. Bạo lực các vụ tấn công đã bẻ gãy một truyền thống thỏa thuận chung, qua đó nước Bỉ là cái bệ và vì thế đã tránh cho nước Bỉ được các bạo lực chính trị. Ký giả Samuel Pruvot ghi lại.
Khi nước Bỉ bị tấn công nặng như thế, phản ứng đầu tiên là phản ứng nào? Hãi hùng, sợ cho chính mình và cho người thân, giận dữ hay cầu nguyện?
Tôi không thể trả lời cho nước Bỉ, nhưng tôi có thể nói lên những gì tôi nghe và thấy suốt ngày hôm nay. Tôi nghĩ phản ứng đầu tiên của nhiều người là liên lạc với người thân để trấn an họ và để mình được trấn an. Cuộc tấn công ở bến xe điện ngầm là nơi có rất nhiều người qua lại. Người dân tìm xem người thân chồng, con, anh em của mình có ở trên trạm đó không. Mạng điện thoại đã nhanh chóng bị nghẽn.
Rồi họ hỏi tin tức. Dù kinh hoàng nhưng họ biết trước loại tấn công này sẽ xảy ra. Sau cuộc tấn công ngày 13 tháng 11-2015 ở Pháp, chúng tôi đã được báo động, đã đóng cửa trường học, đóng các trung tâm thương mại, các bến xe điện ngầm. Người dân đã biết có những người liên hệ đến các tác giả của các vụ khủng bố, họ thường trú hoặc họ quá cảnh ở nước Bỉ. Như thế một cuộc tấn công là ở trong chương trình dự định. Thủ đô Bruxelles cũng là một nơi biểu tượng vì các cơ quan quốc tế có trụ sở ở thành phố này. Chắc chắn sợ sệt ở khắp nơi. Nó đã được thấy rõ trên khuôn mặt của những người đi đường trong lần báo động trước và các ngày kế tiếp sau đó. Nhưng rồi, cuộc sống lại tiếp tục nhịp bình thường của nó.
Các vụ khủng bố này xảy ra chỉ vài ngày sau khi tên khủng bố Salah Abdeslam bị bắt ở Molenbeek. Khu vực này có phải là nơi tượng trựng cho sự lệch lạc của một chủ trương sống tập thể không?
Người ta đã nói và đã gán nhãn cho vấn đề này rất nhiều. Đúng ra đây là một trong những cộng đồng có mật độ dân số người di dân rất cao hoặc có nguồn gốc là người di dân. Chúng ta không thể phủ nhận các khó khăn trong công việc hội nhập. Nhưng cũng không thể quy tất cả dân số ở đây vào chủ nghĩa tôn giáo cực đoan hay của những lối đối xử khủng bố. Đó cũng là một cộng đồng, dù có một số khó khăn nào đó, nhưng đó cũng là nơi có sự kết hợp chung rất quan trọng mà truyền thông ít chú ý đến. Vào dịp lễ Giáng sinh, nhiều người thuộc mọi tín ngưỡng khác nhau hay quan điểm triết học khác nhau, họp nhau lại để tổ chức một bữa ăn trong nhà thờ cho những người nghèo nhất.
Đây là lần đầu tiên các vụ khủng bố tự sát xảy ra ở nước Bỉ. Ông nghĩ gì về bạo lực chưa từng có này với lịch sử của đất nước ông?
Các sự kiện hung bạo thì khá hiếm ở đất nước này. Dù có sự sống chung giữa các văn hóa, ngôn ngữ khác nhau, các chia rẽ lớn về mặt kinh tế, triết học hay ngôn ngữ, nước Bỉ luôn phát triển dưới hình thức đối thoại và thỏa thuận, họ biết giới hạn các bạo lực chính trị với một vài ngoại lệ như vấn đề về thể chế vua chúa sau thế chiến hay các cuộc đình công nổi dậy mùa đông 1960.
Chúng ta đã biết đến các liên hệ đến nạn băng đảng cướp phá hay các vụ khủng bố cực tả của những năm 1980, nhưng vụ khủng bố cực tả này chủ yếu nhắm đến các tòa nhà hay các cơ cấu mặt bằng (dù vậy cũng có hai nhân viên chữa lửa chết ở thành phố Bruxelles).
Trong khi nước Bỉ có vẻ như tránh được các làn sóng tấn công mà các thành phố Âu Châu đã vướng phải, nhưng nước Bỉ cũng bị một cuộc tấn công giết người ở Viện bảo tàng Do Thái ở thủ đô Bruxelles tháng 5 – 2014. Sau đó là các cuộc tấn công ở Paris mà người ta khám phá các đồng bọn của chúng ở Bỉ. Ở nước Pháp, có một phong trào ái quốc dậy lên sau các vụ tấn công ở nhà hát Bataclan. Người ta có thể hình dung một hiện tượng này ở nước Bỉ không?
Chắc chắn là phải phân biệt xúc cảm liên hệ đến các biến cố bi thảm và nhu cầu họp nhau lại giữa các công dân đoàn kết và xác quyết cùng chia sẻ số phận chung của quốc gia. Chúng ta không treo lá cờ quốc gia lên hay hát quốc ca nhanh như nước Pháp. Các hành vi biểu lộ xúc cảm và đoàn kết sau vụ tấn công sẽ không cho thấy cử tri sẽ bầu cho một trong những đảng chủ trương chia cách an sinh xã hội hay chia cách đất nước.
Tổng thống Pháp François Hollande cho rằng, các vụ khủng bố ở Bỉ không những chỉ nhắm vào nước Bỉ mà còn nhắm vào cả toàn Âu Châu. Ông nghĩ sao về lời tuyên bố này?
Thật khó để ở trong địa vị của những người làm những hành vi đê tiện này. Họ muốn trừng phạt nước Bỉ vì nước Bỉ cho quân đội tham dự ở ngoài biên giới? Họ muốn trả thù cho các vụ bắt bớ và chết người của họ gần đây? Họ muốn gây hoảng sợ cho Âu Châu? Đúng là thủ đô nước Bỉ có rất nhiều tùy viên báo chí thường trực ở đây. Nhưng cũng khó để dò tìm dấu vết nào liên hệ đàng sau các hành vi khủng bố này.
Trong giai đoạn của máu me và tang tóc này, người Kitô hữu mang lại gì cho quốc gia trong cơn sốc này?
Tôi mừng mỗi khi nghe các vị đại diện tôn giáo khẳng định, các hành vi này không thể nào biện minh rằng nhân danh Chúa để làm. Tôi càng thích, nếu càng có nhiều người lên tiếng và lên tiếng mạnh hơn. Cá nhân tôi rất xúc động với các tiến trình chung của các đại diện tôn giáo và giới thế tục. Người ta chỉ có thể phục vụ một lý tưởng, một Chúa trong sự tôn trọng người khác và tôn trọng luật lệ dân sự.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch