Niềm say mê Đức Phanxicô của tôi

Niềm hy vọng mới cho Giáo Hội Công Giáo La Mã dấy lên qua lòng thương xót và nhân ái của ngài, Đức Phanxicô, người thân thiện với giới truyền thông, không những đã tạo cảm hứng cho các giáo dân lầm lẫn trở về mà lòng ái mộ này còn mở rộng ra – vì thiếu một thuật ngữ hay hơn – cho những người ngoài công giáo, ngoài Kitô giáo thậm chí họ thuộc bất cứ một tôn giáo nào khác.

POPE-FRANCIS.jpg

Hiệu ứng Francis lay chuyển tôi – tôi thuộc giáo phái Calvin (Presbyterian) kết hôn với một người Công giáo La Mã kiên định – con gái chúng tôi rửa tội ở giáo xứ địa phương.

Chẳng bao lâu nữa, Đức Phanxicô sẽ lên đường đi Mỹ. Tôi cảm thấy phấn khích được thấy ngài trong đoàn diễn hành và có thể qua hàng rào chắn ở Central Park thứ sáu 25-9, tôi giống như fan hâm mộ The Beatles, cảm thấy thế nào khi chờ đợi nhóm này hạ cánh tại New York  năm 1964.

Khi tôi chia sẻ với người khác về lòng ái mộ Đức Phanxicô của mình (ngài chăm lo cho người nghèo! Ngài thích ăn Pizza! Ngài là nhà môi sinh học! Ngài từng là vệ sĩ giữ trật tự ở quán rượu!), tôi thấy mình không phải là người duy nhất mê ngài. Trong khi chưa có số liệu thống kê chính xác cho hiện tượng này, có vẻ như là, đúng, niềm say mê này là một cái gì đó.

Như để khẳng định niềm say mê này, bức tranh tường Đức Phanxicô trên cao phủ bóng xuống đường phố Midtown, và đầy rẫy các hình ảnh ngài gật đầu “yes” của các sản phẩm thương mại bày bán khắp nơi trong thành phố.

Nhưng ở thời buổi của các mạng truyền thông xã hội, thì không có gì nhấn mạnh cái đáng say mê của một người như trên tài khoản Twitter. Hãy quên đi #bae, #wcw đi, và dọn đường cho  #popecrush – một địa chỉ có thể truy cập lại những ngày đầu của triều giáo hoàng của ngài.

Sự nổi tiếng của Đức Jorge Mario Bergoglio, sinh tại Buenos Aires, thường được quy cho những gì có vẻ như ngài là một chính trị gia tương đối thoải mái, một số người thậm chí còn nhấn mạnh, ngài là giáo hoàng của đam mê.

Tôi không muốn nói đến kiểu phi lý ngớ ngẩn của các khái niệm hipster Kitô giáo (kiểu như ‘Đức Kitô đã chết vì tội lỗi của tôi? Nghe thật oách.’) Trong tất cả mọi sự, Đức Phanxicô luôn tỏ ra là người nghiêm túc, khiêm tốn, chống mọi loại huyễn hoặc. Kinh Thánh hứa tất cả mọi thứ đều có thể làm mới lại được, có rất nhiều cách để tái tạo những câu chuyện cổ xưa, và ngài đã mang chúng lại thành điều cốt yếu: lòng thương xót, đức khiêm tốn, quan tâm đến người nghèo và những gì dễ bị tổn thương (bao gồm cả hành tinh chúng ta).

Tôi đặt tên con gái theo tên của bà cố nội cháu, một người mộ đạo, cháu được rửa tội trong một buổi lễ nhỏ với gia đình vào mùa thu năm ngoái. Sau khi đã tìm hết hơi mới mua được chiếc áo choàng rửa tội mà không biến cháu thành thí sinh hoa hậu thời trang nhỏ, hay xuất hiện với chiếc nón nhỏ qua đó cháu giống như một nhân vật trong truyện thần thoại “The Handmaid’s Tale,” hai vợ chồng tôi bồng cháu để cha đổ nước, xức dầu, gắn chặt cháu vào bí tích rửa tội.

Từ nay con gái chúng tôi sẽ là một đứa bé tò mò, tôi dự đoán, khi lớn lên cháu sẽ hỏi tôi nhiều câu đại đại khái như: “Mẹ ơi, con từ đâu đến?” hoặc “Mẹ ơi, mẹ con mình từ đâu đến?”

Không có gì thúc đẩy bạn tới ngôi nhà thiêng liêng của mình để bạn trở thành cha mẹ. Đức tin thì phức tạp – đặc biệt trong một hôn nhân khác tôn giáo – và cái mới nảy sinh, được gọi là “đi cùng Chúa” nhiều hơn một loạt tình cờ, chướng ngại và lộ diện. Nhưng tôi phải sắp xếp nó. Nếu không cho tôi, thì cho con gái của chúng tôi.

Niềm say mê giáo hoàng mà tôi nói đã mở ra các cuộc thảo luận khiêu khích về đức tin giữa những người bạn của tôi. Trong khi hoài nghi hữu lý về tôn giáo có tổ chức, những người gần nhất-và-thân nhất của tôi không có niềm tin – cùng với các quan sát viên quy ước cũng tự xưng là Công giáo phục hồi, một số người xác định không phải là Do Thái, nhưng có khuynh hướng Do Thái, và các thành viên các nhóm Tâm Linh nhưng Không Tôn giáo mỗi ngày một tăng. Tôi hiểu cái nhìn đôi khi chòng chọc, những giả định không thoải mái hoặc câu hỏi khó chịu của họ.

Thập giá là biểu tượng đã trở nên nhiều đến nỗi tự nó không còn có thể nói, nhưng ít nhất tôi có thể tham gia vào xung quanh những gì có ý nghĩa cho cá nhân tôi.

Nhất định là phải thành thạo trong các tiêu chuẩn đối thoại có tầm quan trọng rộng hơn như hòa nhập, tiến bộ và khẳng định, tôi chấp nhận trở thành Kitô hữu ngày nay trong thế giới thế tục là được giao nhiệm vụ bảo vệ đội ngũ Đức Giêsu.

Đôi khi, lời tôi nói thất bại, tôi đã phải viện đến Stephen Colbert. Đối với Kitô hữu ngày nay, Colbert là người trong nội bộ chúng tôi, một sứ giả (tôi muốn nói là nhà “truyền giáo”) trong các phương tiện truyền thông chính thống.

Bài nói chuyện của ông về GP (Gentlemen’s Quarterly) mới đây, ông đề cập trực tiếp Thiên Chúa giáo La Mã, đây là ví dụ xúc động của một cuộc phỏng vấn kiểu nhân chứng. Cuộc phỏng vấn với Phó Tổng thống Joe Biden ngày 10 tháng 9, về làm cách nào đức tin đã nâng đỡ ông khi con trai Beau của ông mất, đã là một tuyên xưng mạnh mẽ về quyền năng chữa lành của tôn giáo, hơn những gì tôi đã từng thấy. (Ông Colbert đang chuẩn bị một nhóm toàn Công giáo cho chương trình ngày 24 tháng 9, gồm Tổng Giám mục Thomas Wenski của Miami, diễn viên hài Jim Gaffigan, nhà báo Maria Shriver và tác giả Andrew Sullivan.)

Ngoài ra, tôi có thể giới thiệu với mọi người video BuzzFeed gần đây “Tôi là Kitô hữu, nhưng tôi không phải…” trong đó một loạt các thanh niên phát biểu từ một môi trường tuyền Kitô hữu đã thu hút một cách đáng kinh ngạc 11 triệu lượt xem trên Facebook, chỉ  trong ba ngày kể từ ngày ra mắt.

Các câu hỏi – và những nghi ngờ đằng sau chúng – đều có nền tảng vững chắc, nó do sự rạn nứt thần học trong Giáo hội, như một cuộc trình diễn trên đấu trường pháp lý và xã hội, không giống cuộc đấu tranh văn hóa nhưng là một âm mưu đánh cắp quả tim của Chúa Kitô, và tôi, tôi dám khẳng định đôi khi nó xa rời khuôn mẫu căn bản.

Nhưng tin tức về Đức Phanxicô thì thật khích lệ, Đức Phanxicô ở hàng đầu nhiều tiêu đề hứa hẹn. Hồi đầu tháng này, ngài đã mở cánh cửa cho phụ nữ phá thai được giải tội. Trước đó trong năm nay, ngài đã viết, “Tôi biết rõ áp lực đã dẫn họ đến quyết định này. Tôi biết đó là một thử thách có thực và mang tính đạo đức.”

Ngài cũng làm dễ dàng nhanh chóng thủ tục tiêu hôn, thúc đẩy một quan điểm cởi mở hơn về giáo dân ly dị.

Một số người có thể coi đó là quá ít, quá muộn. Nhưng đối với những người cảm thấy như vậy, những người mà họ có thể thúc đẩy để tôi không còn ủng hộ cho một tổ chức cổ xưa như Giáo hội, dù là Công giáo La Mã hay Tin lành, tôi có câu hỏi của riêng tôi: Nếu tôi từ bỏ Giáo hội thì tôi từ bỏ nó với ai?

Trong cách nói văn bản, việc xây một nhà thờ mới được gọi là “trồng”, tôi yêu thích chữ này vì nó cho thấy nhà thờ tựa như một cái gì sống và thở, nó có thể phát triển và tiến hóa. Cũng giống như chúng ta vậy.

Trở lại lần Đức Gioan-Phaolô II qua Mỹ lần đầu tiên vào tháng 10-1979, chồng tôi đã trốn học tại trường trung học Stuyvesant để đi xem ngài tại Sân vận động Shea, New York, một vi phạm kỷ luật có thể bị phạt. Anh coi đó là một trong những sự kiện có ý nghĩa nhất trong đời.

Đối với anh, với tôi, với nhiều người trong chúng ta, những người cảm thấy bị đẩy ra ngoài vòng bao phủ của các vấn đề đức tin, điều mà đại diện tôn giáo không kiểm soát hoặc mù quáng vâng lời chiếc áo choàng thoái hóa nhưng chúng tôi không bị đẩy ra khỏi tình yêu và hy vọng. Với chúng tôi, Đức Phanxicô là tình yêu và hy vọng. Tình yêu trong quan hệ có ý nghĩa với truyền thống cũng như hy vọng ở tiến bộ trong tương lai.

Say mê là cái dại khờ sâu đậm nhất của thần tình yêu cho thấy, tối hậu trong thất thường lãng mạn. Nhưng cái say mê đặc biệt này cũng nói lên những gì tôn giáo đã đầu tư từ lúc khởi đầu: một bầu trời hứa hẹn, một nơi trú ẩn và nghỉ ngơi, một nhắc nhở rằng ngay cả khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta cũng không một mình.

Vì vậy, có, tôi có say mê Đức Giáo hoàng – một tình cảm lớn hơn là chính sự say mê. Điều có vẻ như đùa nhưng nhắc nhở, đức tin cũng có thể biểu hiện một vấn đề hóc búa, và đôi khi thấy như một chuyện lặt vặt, đức tin cũng có thể là một niềm vui.  Khao khát tâm linh nào có thể từ chối một chỗ trong tim của nó về điều đó?

(Trương Ngọc Thạch chuyển ngữ, phanxico.vn 21.09.2015/
Lily Burana, The New York Times, 2015-09-18)

Lily Burana là tác giả của ba quyển sách, gồm “I Love a Man in Uniform: A Memoir of Love, War and Other Battles.”