Triều Yết chung Yết Năm: Hành động của lòng thương xót

‘Hôm nay, Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy làm một kiểm tra nghiêm túc với Lương tâm’

PopeFrancis-30Jun2016-01.jpg

Đức Thánh Cha trong buổi Triều Yết Chung Năm Thánh

Dưới đây là bản dịch của ZENIT về bài giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi Triều Yết Năm thánh thứ 8 của ngài tại Quảng trường Thánh Phê-rô, một buổi gặp gỡ mà Đức Phanxico đã quyết định tổ chức cho các khách hành hương và tín hữu đến Roma trong Năm thánh Lòng Thương xót.

* * *

Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!

Đã bao nhiêu lần, trong suốt những tháng đầu tiên của Năm Thánh, chúng ta được nghe nói tớihành động của lòng thương xót! Hôm nay Thiên Chúa mời gọi chúng ta làm một bài kiểm tra nghiêm túc lương tâm. Quả thật, thật tuyệt vời nếu đừng bao giờ quên rằng lòng thương xót không phải là một từ trừu tượng, nhưng là một lối sống: một người có thể có lòng thương xót hay không có lòng thương xót: nó là một cách sống. Tôi chọn cách sống có lòng thương xót hoặc tôi chọn cách sống không có lòng thương xót. Một bên là nói về lòng thương xót và bên kia là sốnglòng thương xót. Diễn giải lời của Thánh Gia-cô-bê Tông đồ, (2:14-17), chúng ta có thể nói rằng: lòng thương xót không có hành động là đã chết trong chính bản thân nó. Quả thật nó đúng như vậy! Điều làm cho lòng thương xót trở nên sống động là những động lực liên tục của nó thúc đẩy ra ngoài để đáp ứng những nhu cầu và những điều cần thiết cho tất cả những ai đang thiếu thốn về tinh thần và khó khăn vật chất. Lòng thương xót có mắt để nhìn, có tai để lắng nghe, có đôi tay để giải quyết …

Đời sống hàng ngày cho phép chúng ta đụng chạm bằng tay đến rất nhiều những nhu cầu liên quan đến những người nghèo nhất và đang bị thử thách nhất. Đòi hỏi đối với chúng ta là phải có sự chú ý đặc biệt để giúp chúng ta ý thức được tình trạng đau khổ và nhu cầu mà quá nhiều anh chị em chúng ta đang gặp phải. Đôi khi chúng ta đi ngang qua những hoàn cảnh nghèo đói cùng cực và hình như nó chẳng có gì đụng chạm tới chúng ta; mọi việc vẫn diễn ra bình thường và dường như không có gì xảy ra, với sự thờ ơ cuối cùng làm cho chúng ta trở thành những người đạo đức giả và, nếu không nhận biết được, nó sẽ dẫn đến kết quả là một trạng thái ngủ mê tinh thần, nó làm cho tâm trí chúng ta không còn cảm nhận được và đời sống chúng ta trở nên cằn cỗi. Những người bước vội qua, những người luôn bước tới trong cuộc sống nhưng không ý thức được những nhu cầu của người khác, không nhìn thấy được rất nhiều những nhu cầu về tinh thần và vật chất, là những người cất bước đi qua nhưng không phải đang sống, những người không phục vụ người khác. Hãy nhớ điều này thật kỹ: người nào không sống để phục vụ, thì không phục vụ để được song.

Có bao nhiêu khía cạnh của lòng Chúa thương xót thể hiện ra cho chúng ta! Hay nói cách khác, có bao nhiêu khuôn mặt nhìn vào chúng ta để tìm kiếm lòng thương xót. Một người đã có kinh nghiệm về lòng thương xót của Chúa Cha trong cuộc sống thì không thể nào giữ trạng thái vô cảm trước khuôn mặt đang thiếu thốn của những người anh em. Lời dạy của Chúa Giê-su mà chúng ta vừa nghe không cho phép chúng ta bỏ qua: Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han (Mt 25:35-36). Chúng ta không thể né tránh khuôn mặt của một người đang đói: chúng ta phải cho người đó ăn. Chính đức Giê-su nói điều này với chúng ta! Hành động của lòng thương xót không phải là những chủ đề lý thuyết, nhưng là những chứng tá cụ thể. Những hành động đó bắt chúng ta phải xăn tay áo lên làm dịu những cơn đau.

Vì những thay đổi của thế giới toàn cầu hóa, những cái đói về vật chất và tinh thần tăng lên gấp nhiều lần: vì thế chúng ta hãy để khoảng trống cho khả năng sáng tạo bác ái để tìm ra được những cách hoạt động mới. Từ đó con đường của lòng thương xót sẽ trở nên cụ thể hơn bao giờ hết. Do vậy, đòi hỏi cho chúng ta là phải giữ tinh thần cảnh giới như những người lính gác, để không còn xảy ra những trường hợp khi đối mặt với những cảnh nghèo hèn do nền văn hóa thịnh vượng tạo ra, đôi mắt của người Ki-tô hữu không bị mờ đi hay trở nên bất lực không nhìn đến yếu tố cần thiết. Nhìn đến yếu tố cần thiết nghĩa là gì? Là nhìn đến Chúa Giê-su, là nhìn thấy Giê-su trong những người đói, người tù đày, người đau bệnh, người trần truồng, người không có việc làm và vẫn phải lèo lái gia đình tiến lên. Là nhìn thấy Giê-su trong những anh chị em của chúng ta; là nhìn thấy Giê-su trong người cô đơn, buồn bã, trong người phạm lỗi lầm và đang cần được dạy bảo, trong người đang cần bước đi với Ngài trong thinh lặng, để cảm nhận có Ngài đang đồng hành. Đây là những hành động Chúa Giê-su yêu cầu chúng ta làm! Là nhìn thấy Giê-su trong họ, trong những người này. Tại sao? Vì đó là cách Giê-su sẽ nhìn thấy tôi, cách Ngài sẽ nhìn thấy tất cả chúng ta.

* * *

Bây giờ chúng ta chuyển sang vấn đề khác. Trong những ngày qua Chúa đã ban ơn cho cha đến thăm Armenia, dân tộc đầu tiên nhận Ki-tô giáo, vào đầu thế kỷ thứ 4 — một dân tộc, theo dòng lịch sử lâu đời của họ, đã làm chứng tá cho đức tin Ki-tô bằng sự tử đạo. Cha xin cảm tạ Chúa về chuyến đi này và Cha chân thành cảm ơn ngài Tổng thống Cộng hòa Armenia, Đức Giáo Chủ Karekin II, Đức Đại thượng phụ và các Giám mục Côn giáo và toàn thể người dân Armenia vì đã chào đón cha như là một khách hành hương cho tình huynh đệ và hòa bình.

Trong ba tháng tới, cha sẽ thực hiện, theo ý Chúa, một chuyến đi nữa — đến Georgia và Azerbaijan, hai quốc gia trong vùng biên giới Âu-Á. Cha nhận lời mời đến thăm 2 quốc gia này vì 2 lý do: về một mặt là để tri ân những cội nguồn Ki-tô giáo cổ xưa hiện diện trong những vùng đất đó – luôn luôn trong tinh thần đối thoại với những tôn giáo và văn hóa khác – và mặt khác là để cổ vũ cho hy vọng và những con đường hòa bình. Lịch sử dạy chúng ta rằng con đường hòa bình đòi hỏi tính kiên trì lớn và những bước đi liên tục, bắt đầu bằng những bước nhỏ và, từng tí từng tí, làm những bước lớn, người này sẽ đến gặp gỡ người kia. Quả thật vì điều này mà cha mong ước rằng mỗi người trong tất cả chúng ta hãy đóng góp và công cuộc hòa giải này.

Là Ki-tô hữu, chúng ta được kêu gọi để củng cố sự kết hiệp huynh đệ giữa chính chúng ta, để làm chứng tá cho Tin mừng của Chúa Ki-tô và để là men trong một xã hội công bằng và đoàn kết hơn. Vì thế, toàn bộ cuộc viếng thăm được chia sẻ với Đức Đại Thượng phụ Tối cao của Giáo hội Tông tòa Armenia, ngài đã tiếp đón cha như anh em trong nhà của ngài suốt 3 ngày.

Cha một lần nữa gửi những cái ôm huynh đệ đến các giám mục, các linh mục, các chị em và anh em tu sĩ và tất cả giáo hữu ở Armenia. Nguyện xin Mẹ Maria Đồng Trinh, Mẹ của chúng ta, trợ giúp họ giữ vững đức tin, mở lòng để gặp gỡ và hào phóng qua những hành động của lòng thương xót. Xin cảm ơn.

[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch của ZENIT]
[Nguồn: ZENIT]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 01/07/2016]