Tại sao có một vài chủng viện thu hút và một số khác đóng cửa?

Việc hai chủng viện đóng cửa năm 2019 cho thấy một chênh lệch rất lớn về số lượng của trung tâm đào tạo này với trung tâm đào tạo khác. Một khoảng cách lớn cần đặt câu hỏi.

Kết quả hình ảnh cho tuxedo
Các chủng sinh của Cộng đoàn Thánh Martinô học
dâng thánh lễ ©D.MEYER-AFP

Trong vòng hai tháng, hai chủng viện Lille và chủng viện Bordeaux thay phiên nhau đóng cửa. Ngày 3 tháng 3 vừa qua, Đức Tổng Giám mục Laurent Ulrich, giáo phận Lille viết: “Ngày nay chúng tôi không thể biết trước được bao nhiêu số ứng viên: như vậy khôn ngoan là cho biết chủng viện chúng tôi không nhận thêm người mới vào mùa tựu trường tháng 9 – 2019.Ngày 15 tháng 5, Đức Tổng Giám mục Jean-Pierre Ricard, giáo phận Bordeaux tuyên bố: “Thật đau lòng khi tôi quyết định đóng cửa chu kỳ đầu tiên. Lý do là con số quá thấp ở hai trung tâm đào tạo liên giáo phận: chỉ có chín chủng sinh ở giáo phận Lille và bảy ở giáo phận Bordeaux.

Và chưa xong. Một giám đốc chủng viện cho biết: “Sẽ có nhiều chủng viện khác cũng sẽ đóng cửa. Vấn đề đã được đặt ra ở chủng viện Strasbourg…” Chủng viện Prado “đóng cửa tạm thời”nhưng không ai nhắc đến, còn Trường Thánh Lu-i Quân đội, trong kỳ nhập học sắp tới buộc phải phân tán mười chủng sinh của mình đi các chủng viện khác. Thêm vào đó là việc đóng cửa trung tâm đào tạo Cộng đoàn Bỉ Emmanuel vì thuộc Viện thần học Bruxelles; tuy nhiên cộng đoàn sẽ dọn về Paris vào mùa tựu trường tới.

Đào tạo tại giáo phận

Vì sao các chủng viện đóng cửa (các giám đốc hy vọng là đóng cửa tạm thời)?

Trước hết là con số ơn gọi giảm. Số chủng sinh giáo phận năm 2000 là 142 chủng sinh, năm 2018 là 86 và năm 2019 là 91 chủng sinh. Nhưng chúng ta có thể đặt câu hỏi vì sao một số chủng viện đóng cửa, một số khác vẫn hoạt động mạnh. Một câu hỏi tế nhị.

Các chủng sinh sẽ không ngần ngại đưa ra các điểm yếu trong việc đào tạo trí tuệ và thiêng liêng của một số chủng viện và họ tránh các chủng viện này. Một linh mục giáo phận cho biết: “Có nhiều thiệt hại trong những năm 1970-1980. Phải chạy trốn ý thức hệ phóng túng của phong trào Tháng Năm 68 (phong trào chủ trương cấm không được cấm tại Pháp) để được đào tạo đúng. Các chủng viện giáo phận tiếp tục đau khổ về tiếng xấu này dù hố ý thức hệ đã được thu hẹp giữa các chủng viện giáo phận và các chủng viện của các cộng đoàn”, linh mục cho biết, trong những năm đầu các năm 1990, cha đã thích được đào tạo ở chủng viện Rôma thay vì chủng viện của giáo phận. Linh mục nhấn mạnh, sự thu hút của một vài chủng viện đòi hỏi chủng viện đó phải có một bản sắc mạnh, được các cộng đoàn năng động hoặc các giám mục có đặc sủng hỗ trợ. “Đây là một sự thật: có một số giám mục tuyển chủng sinh tốt hơn một số giám mục khác”.

 

Vì thế một chủng viện càng thu hút chủng sinh thì có nhiều khả năng có nhiều người đến, ngược lại thì phải chịu cảnh nhà trống, càng trống thì càng không có chủng sinh! Một chủng sinh thổ lộ: “Ở Lille, chính các chủng sinh cũng không vui với số lượng ít ỏi của mình. Và nó trở thành gánh nặng cho đời sống cộng đồng. Khi mình chỉ có sáu hay tám người cầu nguyện trong nhà nguyện thì không hứng thú mấy”.

Bắt lại từ đầu?

”Một cách biểu tượng, đóng cửa một chủng viện là điều rất đau lòng, nhưng có phải đó là điều tốt hơn khi không còn bao nhiêu chủng sinh không? Và cũng không mang lại tinh thần phấn khích cho các chủng sinh. Việc đóng cửa cũng là một cách để đi ra khỏi một tình trạng phủ nhận nào đó và tích cực mở ra với một thực tế mới. Linh mục François Gonon cho biết: “Bảy hoặc tám chủng viện tại Pháp với các trang bị, các nhóm và phương thức đào tạo được xem lại là đầy đủ”, linh mục Gonon là người có nhiệm vụ đào tạo các tu sĩ và chủng sinh của Cộng đoàn Emmanuel. Hơn nữa, nhiều liên giáo phận đã gom lại các chủng sinh có khi tập hợp tới mười giáo phận, như các chủng viện của Lyon, Toulouse hoặc Issy-les-Moulineaux.

Linh mục Matthieu Raffray, giáo sư chủng viện Thánh Vinh Sơn của Viện Chúa Chiên Lành cho biết:“Khi một giám mục đến một giáo phận không còn chủng viện, ngài có thể làm lại từ đầu và tạo cho mình một dấu ấn. Đó là trường hợp của Đức Giám mục Madec, giáo phận Toulon hay Đức Giám mục  Aillet, giáo phận Bayonne”.

Song song với việc này, các vụ đóng cửa chủng viện đặt ra một câu hỏi tế nhị, việc chăm sóc mục vụ ơn gọi của các giáo phận. Một giám đốc chủng viện nêu ra: “Nó được tiến hành như thế nào? Các ưu tiên được đưa ra là gì? Động lực giám mục là gì?”. “Tại Cambrai, khi Đức Giám mục Dollman đến, ngài dành mỗi tối thứ năm để cầu nguyện cho ơn gọi linh mục.” Một ưu tiên không phải ở đâu cũng làm. Một chủng sinh lấy làm tiếc: “Trong một số giáo phận, Văn phòng ơn gọi bị bỏ trống. Chúng ta không cầu nguyện đủ cho ơn gọi. Một người bạn linh mục muốn phát động buổi cầu nguyện hàng tháng cho ơn gọi, và người ta đã trả lời cha: Cha còn nhiều việc khác để làm…”

Sự mất mát ý nghĩa về Thiên Chúa

Các vụ đóng cửa này cũng cho thấy một hình thức cấm kỵ về các nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ ơn gọi linh mục. Về vấn đề này, ngày 22 tháng 5 trên báo La Croix, Đức Giám mục Jeirroam Beau, phụ trách cải cách việc đào tạo các linh mục tương lai ở Pháp đã có bước nhảy vọt: “Không nên tạo cảm tưởng các ơn gọi đang tuột dốc qua các vụ đóng cửa này, nhưng trái lại, chúng tôi đang tạo điều kiện để khơi dậy một lần nữa và để chào đón ơn gọi một cách tốt nhất.” Một giáo sư trẻ của một chủng viện quan trọng liên giáo phận nổi giận: “Một tuyên bố như vậy rõ ràng là phản đề của niềm tin chung và lẽ thường. Mọi người đều biết ơn gọi đang sụp đổ, theo hướng đi xuống mà chúng ta đã biết. Và đó là lý do cho việc đóng cửa các chủng viện. Giải thích rằng việc đóng cửa các chủng viện là phương tiện để tái lập các ơn gọi linh mục là một cách nói mà chỉ có một nhóm nhỏ các giáo sĩ còn tin vào đó”.

Theo giáo sư, muốn tìm hiểu việc sa sút ơn gọi thì phải tìm nguyên do tận gốc: “Trong tất cả lãnh vực của đời sống Giáo hội, trong những năm hậu công đồng, rõ ràng chúng ta đã đi từ chủ nghĩa quy thần luận (đặt Thiên Chúa làm trọng tâm) qua chủ nghĩa đặt con người làm trọng tâm. Theo tôi, chính ở đây có sự hủy diệt hệ thống có thể làm nở ra ơn gọi. Hơn nữa, các nơi duy nhất, với những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, nơi có các ơn gọi giáo phận hiện nay là những nơi đi ngược với tác động hủy hoại của bước ngoặt này, một nơi được duy trì bởi gia đình, trường học, các nhóm hướng đạo, từ ý nghĩa đặt Thiên Chúa lên trên hết.”

Linh mục Emmanuel Goulard, giám đốc chủng viện Issy-les-Moulineaux cho rằng: “Phản ảnh hiện tại về ‘tỷ lệ quốc gia’ phải là dịp để ‘tái đề nghị ơn gọi chức thánh thực sự là gì”. Các ơn gọi là công việc của tất cả mọi người, không phải chỉ một mình các giám mục. Nó cần có đất đai màu mỡ. Tỷ số căn bản nhấn mạnh tầm quan trọng của các giáo sĩ, các gia đình, cộng đoàn kitô, các giáo xứ, các phong trào trong việc phát sinh ơn gọi. Một công trường khổng lồ, nhưng rất cần thiết.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

(phanxico.vn 30.06.2019/ famillechretienne.fr, Antoine Pasquier, Élisabeth Caillemer, 2019-06-26)