Nghi thức hôn phối khác tôn giáo có được cử hành trong thánh lễ không?

Trả lời:

  1. Marriage.jpgHÔN PHỐI KHÁC TÔN GIÁOHôn phối khác tôn giáo là hôn phối giữa một bên là Công giáo và một bên không phải là Công giáo.

    – Hôn phối giữa một người Công Giáo (một người đã được rửa tội trong Giáo Hội Công giáo hoặc đã được nhận vào Giáo Hội Công giáo sau khi được rửa tội) với một người đã được rửa tội thành sự trong một Giáo Hội hoặc một cộng đoàn Giáo Hội không  thông hiệp trọn vẹn với G iáo Hội Công giáo (Chính Thống Giáo, Anh Giáo, Tin Lành…) được gọi là hôn nhân hỗn hợp (mixed marriage).
     
    – Hôn phối giữa một người Công Giáo với một người không được rửa tội (Phật giáo, Cao Đài, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, hay không theo tôn giáo nào), hoặc với một người được rửa tội nhưng không được nhìn nhận là thành sự (Giáo phái Mormon, Nhân chứng Giê-hô-va….) được gọi là hôn nhân dị giáo hay hôn nhân khác đạo (disparity of cult).
     
    2. CỬ HÀNH NGHI THỨC HÔN PHỐI KHÁC TÔN GIÁO
     
    2.1. Hôn phối hỗn hợp
     
    2.1.1. Thể thức pháp định

    Hôn phối hỗn hợp được cử hành theo thể thức pháp định. Tuy nhiên, nếu xảy ra khó khăn nghiêm trọng trong việc tuân giữ thể thức giáo luật, thì Đấng Bản Quyền địa phương bên Công giáo có thể miễn chuẩn, tuy buộc phải có một hình thức công khai nào đó. Và giáo luật cấm không được cử hành hai nghi thức tôn giáo khác nhau; hoặc vị chứng hôn của hai tôn giáo lần lượt yêu cầu đôi bạn bày tỏ sự ưng thuận.
     
    Điều 1127:
     
    §1. Về thể thức được áp dụng trong hôn nhân hỗn hợp, phải tuân giữ những quy định của điều 1108; tuy nhiên nếu bên Công giáo kết hôn với bên không Công giáo thuộc lễ điển Đông Phương, thì thể thức cử hành theo giáo luật phải được tuân giữ để hôn nhân được hợp thức mà thôi; nhưng để hôn nhân được thành sự, thì buộc phải có sự can thiệp của thừa tác viên có chức thánh, miễn là vẫn giữ những luật khác phải giữ.
     
    §2. Nếu có những khó khăn nghiêm trọng ngăn cản việc tuân giữ thể thức giáo luật, Đấng Bản Quyền địa phương bên Công giáo có quyền miễn chuẩn khỏi giữ thể thức ấy trong từng trường hợp, nhưng phải tham khảo ý kiến của Đấng Bản Quyền địa phương tại nơi cử hành hôn nhân và phải giữ một thể thức công khai nào đó, để hôn nhân được thành sự; việc ấn định những quy tắc để ban phép chuẩn nói trên một cách đồng nhất thuộc Hội Đồng Giám Mục.

  • 3. Dù trước hay sau khi cử hành hôn nhân theo giáo luật chiếu theo quy tắc của §1, cấm cử hành hôn nhân theo nghi thức tôn giáo một lần nữa để bày tỏ hay lặp lại sự ưng thuận hôn nhân; cũng không được cử hành nghi thức tôn giáo, trong đó vị chứng hôn Công Giáo và thừa tác viên không Công giáo cùng yêu cầu các bên bày tỏ sự ưng thuận, mỗi vị cử hành theo nghi thức của mình.2.1.2. Có được cử hành trong thánh lễ hay không?

    Cuốn “Nghi Thức Cử Hành Hôn Nhân”, ấn bản mẫu II, 1991, số 36, quy định như sau: “Nếu là hôn nhân giữa một người Công giáo và một người có rửa tội ngoài Công giáo, phải sử dụng nghi thức cử hành hôn nhân ngoài thánh lễ (số 79 – 117). Nếu cần và có phép của thường quyền sở tại, có thể cử hành trong thánh lễ (số 45-78). Riêng về việc cho người không Công giáo rước lễ, phải giữ những luật đã quy định cho những trường hợp khác nhau.”
     
    2.2. Hôn phối khác đạo
     
    2.2.1. Thể thức pháp định
     
    Cuốn “Nghi Thức Cử Hành Hôn Nhân”, ấn bản mẫu II, 1991, số 36 quy định như sau: “Nếu là hôn nhân của một người Công giáo với một người dự tòng hay chưa rửa tội, thì dùng nghi thức hôn nhân khác đạo (số 152-178) với những thay đổi đã được dự liệu cho những hoàn cảnh khác nhau.”
     
    Đối với người chưa Rửa Tội, không đọc câu: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” khi trao nhẫn (x. số 167).
     
    2.2.2. Có được cử hành trong thánh lễ hay không?
     
    Nghi thức Hôn nhân khác đạo có thể được cử hành trong nhà thờ hay tại một nơi thích hợp khác (Điều 1118 §3; “Nghi Thức Cử Hành Hôn Nhân”, ấn bản mẫu II, 1991, số 152).
     
    Tuy nhiên, nghi thức Hôn nhân khác đạo không dự trù trường hợp cử hành trong Thánh lễ.
     

Lm. LG Huỳnh Phước Lâm, GP.Long Xuyên