giải thích một số từ trong phụng vụ như từ Amen, Haleluia, Lễ Misa…..

Hỏi : Xin giải thích một số từ trong phụng vụ như từ Amen, Haleluia, Lễ Misa…..

Trả lời : Giải thích mt s t trong

PHỤNG V

 

 

Alleluia (hay Halêluia)

 

Tiếng do-thái, có nghĩa “hãy ngi khen Thiên Chúa”. Alleluia, được đọc hoặc hát trước khi nghe công bố Tin Mừng (Phúc Âm), diễn tả niềm hân hoan, tán dương và ngợi khen, và mời gọi chúc tụng Thiên Chúa vinh quang. Do đó, trong Mùa Chay, mùa sám hối và hoán cải, mùa tưởng niệm mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Kitô, chúng ta không đọc hoặc hátAlleluia trong các nghi thức phụng vụ.

 

 

Amen

(Xem câu hỏi số 12)

 

 

Bài giảng (hay bài din ging)

 

Giảng ở đây có nghĩa là giảng Lời Chúa : linh mục chú giải về đoạn Tin Mừng vừa nghe, quảng diễn và áp dụng Lời Chúa trong đời sống hằng ngày.

Bài giảng là phần phụng vụ phải có trong các thánh lễ chúa nhật và lễ trọng, vì sau Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của Tin Mừng, của Thánh Kinh trong thánh lễ cũng như trong đời sống Kitô hữu.

 

 

Bí tích

 

Danh từ bí tích ( : kín, dấu kín không biết được ; tích : dấu vết để lại) dịch từ chữ hy-lạp mysterion hoặc từ chữ la-tinhsacramentum.

Bí tích cũng còn được gọi là Nhiệm tích.

Sách “Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo” (1992) định nghĩa bí tích như sau : “Các bí tích là những du hiu hu hiu ca ân sng do Chúa Kitô thiết lp và được trao li cho Giáo Hđể ban s sng thn linh cho chúng ta. Các nghi thức hu hìnhđể c hành các bí tích thì nói lên và thực hin nhng ân sng riêng ca mi bí tích” (số 1131).

Bí tích là máng chuyển ơn Chúa cho chúng ta. Mọi bí tích đều là hành vi của Chúa Kitô được Giáo Hội cử hành qua nghi thức phụng vụ gồm sự vật, cử chỉ và lời nói kèm theo. Thí dụ : trong bí tích Rửa Tội, linh mục đổ nước ba lần trên đầu thụ nhân hoặc dìm thụ nhân ba lần trong giếng rửa, và đọc : “T…, cha ra con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thn”.

Có tất cả bảy bí tích : Rửa Tội (hoặc Thánh Tẩy), Thêm sức, Thánh Thể, Hòa Giải (hoặc Giải Tội), Xức Dầu bệnh nhân, Truyền Chức, Hôn Phối.

 

 

Hiến tế t ơn

 

Hiến tế t ơn là một cách gọi khác của thánh l và l Misa. Từ ngữ này (dịch từ động từ hy-lạp eucharistein : tạ ơn) diễn tả rõ ràng mục đích chính của thánh lễ : cảm tạ và ngợi khen Chúa Cha nhờ Chúa Kitô, với Người và trong Người, cũng như sự kết hợp của Giáo Hội với các tác động này của Chúa Kitô (xem câu hỏi số 1).

 

 

Kinh Tin Kính

 

Có hai bản kinh Tin Kính : kinh Tin Kính các Tông Đồ và kinh Tin Kính Nixêa (Nicée). Dưới hình thức này hay hình thức khác, kinh Tin Kính được cộng đoàn đọc trong các thánh lễ Chúa nhật và lễ trọng như là sự chấp nhận và đáp lại Lời Chúa mà giáo dân đã nghe trong các bài đọc và bài diễn giảng (xem câu hỏi số 18).

 

 

Kinh Vinh Danh

 

Bài thánh ca này đã có từ lâu đời cũng được gọi là “khúc hát thiên thn” (le cantique des anges, the canticle of angels). Giáo Hội, được đoàn tụ trong Chúa Thánh Thần, dùng kinh Vinh Danh để tôn vinh Chúa Cha và cầu khẩn Chúa Chiên Con. Kinh Vinh Danh được hát hay đọc vào phần đầu thánh lễ Chúa nhật (trừ Mùa Vọng và Mùa Chay), trong các lễ trọng, lễ kính và trong các dịp lễ khá long trọng. Người ta không biết tác giả là ai cũng như năm sáng tác, nhưng biết rằng kinh Vinh Danh đã có trong kinh sáng bên Đông Phương vào thế kỷ thứ IV.

 

 

Lễ Misa

 

Trong Sách Lễ Rôma, bản chính bằng tiếng la-tinh, để kết thúc thánh lễ, chủ tế đọc “Ite missa est”. Missa (do động từ la-tinh mittere : gửi đi) có nghĩa là s tr v. Do đó “Ite missa est” có nghĩa là “Hãy đi, đây là lúc giải tán”, cũng như khi ta nói : “Thôi về đi, mọi viđã xong rồi !” Đương nhiên, chúng ta biết công thức bằng tiếng Việt : “L xong, chúc anh ch em đi bình an” (xem câu hỏi số 34).

Từ thế kỷ thứ IV, chữ missa chỉ định toàn bộ thánh lễ. Từ đó, có tiếng Pháp Messe, tiếng Anh Mass, và tiếng Việt L Misa.

 

 

Năm phụng v

 

Năm phụng vụ, bắt đầu từ Chúa nhật I Mùa Vọng (vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12, tùy theo năm) cho đến thứ bảy của tuần 34 Thường Niên, nhằm kể lại toàn bộ lịch sử ơn cứu độ và cuộc đời của Chúa Kitô mà lễ Phục Sinh là đỉnh điểm.

Mỗi lễ phụng vụ làm nổi bật một khía cạnh nào đó của mầu nhiệm cứu độ duy nhất.

Năm phụng vụ gồm các mùa sau đây, theo tuần tự :

– Mùa Vọng : khoảng 4 tuần trước lễ Giáng Sinh.

– Mùa Giáng Sinh : từ lễ Giáng Sinh tới cuối tuần lễ Hiển Linh.

– Mùa Thường Niên (hoặc Quanh Năm) (phần I) : từ Chúa nhật sau lễ Hiển Linh đến thứ tư Lễ Tro. Vì ngày lễ Phục Sinh không cố định nên Mùa này kéo dài từ 5 đến 9 tuần, tùy theo năm.

– Mùa Chay : gồm 40 ngày (không tính các ngày Chúa nhật), từ thứ tư Lễ Tro đến Thứ Bảy Tuần Thánh.

– Mùa Phục Sinh : gồm 50 ngày, từ Chúa nhật Phục Sinh đến Chúa nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.

– Mùa Thường Niên (phần II) : kéo dài từ 25 đến 29 tuần (tùy theo năm), từ lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đến Chúa nhật I Mùa Vọng. Năm phụng vụ mới lại bắt đầu.

 

* Ngày lễ Phục Sinh được tính vào Chúa nhật đầu tiên sau trăng tròn đầu tiên của mùa xuân (tính theo Bắc bán cầu). Từ ngày lễ Phục Sinh này, người ta xác định được ngày của ba lễ khác : thứ Tư Lễ Tro, 40 ngày trước đó (không tính các ngày Chúa nhật) ; lễ Thăng Thiên, 40 ngày sau (vào ngày thứ năm) ; lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, 50 ngày sau (vào ngày Chúa nhật).

 

 

Nhà Chầu, nhà Tm.

 

Nhà Chầu hay Nhà Tạm là một chiếc tủ nhỏ chứa đựng Mình Thánh Chúa. Tùy kiến trúc từng nhà thờ mà Nhà Chầu được đặt tại gian cung thánh hoặc bên cạnh.

Theo lịch sử phụng vụ, việc giữ Mình Thánh Chúa trong Nhà Chầu, hay Nhà Tạm, trước tiên là để dành cho những người bệnh hoặc những người hấp hối sắp ra đi như “của ăn đàng”. Ngày nay, Giáo Hội tiếp tục giữ Mình Thánh Chúa trong Nhà Chầu để cho tín hữu có thể đến viếng và cầu nguyện trong ngày, ngoài những nghi thức phụng vụ chính thức. Đèn chầu, được đăït bên cạnh, ngày đêm thắp sáng nói lên sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa dân Người.

 

 

Phụng v

 

Danh từ phng v (phng : vâng phục, tôn sùng ; v : công việc) được dịch từ chữ hy-lạp leiturgia (ghép bởi danh từ ergon= công việc, và tĩnh từ leitos = công cộng) có nghĩa : việc công cộng có ích cho dân chúng. Trong quá trình lịch sử, danh từleiturgia có thêm nhiều nghĩa khác nhau.

Theo tinh thần của Công Đồng Vaticanô II, phng v là tác động linh thiêng, qua đó, và dưới một nghi thức, hành vi tư tế của Chúa Kitô, nghĩa là công cuộc thánh hóa con người và vinh danh Thiên Chúa, được thực hiện và tiếp tục trong Giáo Hội và bởi Giáo Hội.

Nói một cách đơn giản, phụng vụ chỉ định các nghi thức thờ phượng công cộng của Giáo Hội. Các nghi thức phụng vụ, theo định nghĩa, phải có sự chủ tọa của một thừa tác viên của Giáo Hội (phó tế, linh mục, giám mục) với sự tham dự tích cực của các tín hữu.

Ngoài ra danh từ phng v còn có hai nghĩa khác nữa :

– bên Đông Phương, phụng v có nghĩa là chính thánh lễ.

– phụng v chỉ định môn học về các việc phụng tự khác nhau. Thí dụ : thần học phụng vụ, phụng vụ Đông Phương, v.v…

 

 

Thánh lễ đồng tế

 

Thánh lễ đồng tế do nhiều linh mục cùng cử hành, và dưới sự chủ tọa của một vị.

– Tại Tây Phương, trước thế kỷ thứ XIII, thánh lễ được đồng tế “âm thầm”, nghĩa là chỉ có vị chủ tế, là người có chức vụ lớn nhất, đọc kinh Tạ Ơn (Kinh nguyện Thánh Thể) mà thôi. Vào thế kỷ thứ XIII tại Rôma, các vị đồng tế cùng đọc kinh Tạ Ơn với Đức Giáo Hoàng, và mỗi vị cầm một bánh lễ trong tay của mình. Khoảng cuối thời Trung cổ, thánh lễ đồng tế không còn phổ thông nữa.

Công Đồng Vaticanô II (1962-1965) xác định giá trị cao cả của thánh lễ đồng tế, vì việc đồng tế biểu lộ cách thích đáng của chức linh mục và của hy tế, cũng như sự hợp nhất của toàn dân Chúa.

– Tại Đông Phương, thánh lễ đồng tế vẫn được duy trì từ xưa tới nay.

 

 

“Thánh ! Thánh ! Thánh !”

 

Bài hát này là bản tổng hợp của một số câu Kinh Thánh : (theo bản dịch mới)

– Thánh ! Thánh ! Thánh ! Chúa là Thiên Chúa các đạo binh (Is 6, 3 ; Kh 4, 8).

– Trời đấđầy vinh quang Chúa (Is 6, 3).

– Hoan hô Chúa trên các tầng tri (Mt 21, 9).

– Chúc tụng Đấng ng đến nhân danh Chúa (Tv 117, 26 ; Mt 21, 9).

– Hoan hô Chúa trên các tầng tri (Mt 21, 9).

Câu trong Isaia (6, 3) gồm : “(Toàn trái) đấđầy vinh quang Chúa”. Phụng vụ thêm chữ “tri”. Viễn ảnh trở nên bao la : cả trên trời và dưới đất, cả các thiên thần, các thánh và loài người, với muôn loài tạo vật, đồng thanh tung hô vinh danh Chúa Cha.

Theo sách Khải Huyền (4, 8), bài “Thánh ! Thánh ! Thánh” là lời tung hô của các thiên thần và các thánh trên trời. Như thế, mỗi thánh lễ được cử hành làm cho chúng ta hướng về lời tán tụng muôn đời này.