Đức Phanxicô công bố lá thư giải thích ý nghĩa của máng cỏ

Trong bức thư ký ngày 1 tháng 12 tại Greccio, miền Trung nước Ý, Đức Phanxicô nói lên ý nghĩa của máng cỏ, theo ngài đây là một “tác phẩm có tính cách truyền giáo tuyệt vời.” Ngài đưa ra suy tư về ý nghĩa các yếu tố cấu thành máng cỏ, một biểu hiện để giới thiệu Chúa Giáng Sinh.PopeFrancis_01Dec2019_11.jpgMáng cỏ được Thánh Phanxicô Axixi dựng đầu tiên vào tháng 12 năm 1223, tông thư này nhằm cổ động một “truyền thống đẹp” của gia đình chuẩn bị máng cỏ trong Mùa Vọng. Nhưng theo phong tục, máng cỏ cũng được dựng lên tại nơi làm việc, các bệnh viện, trường học và các nơi công cộng.

Ngài nói, dấu chỉ của máng cỏ trong lòng người tín hữu kitô là sự “ngạc nhiên và kinh ngạc”. Việc dựng máng cỏ trong Mùa Giáng Sinh là loan báo mầu nhiệm Nhập thể Con Thiên Chúa trong “hân hoan và đơn sơ.” Giống như “phúc âm sống”, máng cỏ thể hiện việc chiêm ngắm khung cảnh Giáng sinh và “đi theo con đường thiêng liêng” dẫn đến việc Chúa làm người.

“Hình dung suy niệm sáng tạo” này mang “tấm lòng mộ đạo bình dân phong phú”, Đức Phanxicô mong muốn, “truyền thống này không bị mai một mất và mong máng cỏ giúp khám phá lại và làm hồi sinh khi bây giờ bị nhiều người cho là lỗi thời”.

Theo Đức Phanxicô, “máng cỏ là một tác phẩm truyền giáo lớn lao”. Ngay cả ngày hôm nay, “kiệt tác nhỏ bé” này vẫn còn biểu lộ tâm tình dịu dàng của Thiên Chúa trong hình hài em bé sơ sinh. Qua cảm xúc, máng cỏ giúp chúng ta “chạm vào sự kiện duy nhất và phi thường đã làm thay đổi tiến trình lịch sử”.

 

“Làm sống lại” lịch sử Cứu độ

Do đó, dựng máng cỏ trong nhà là làm sống lại giây phút duy nhất ở Bêlem. Các Tin mừng là nguồn để nhắc chúng ta biết và suy niệm sự kiện này, việc nhớ lại câu chuyện Chúa giáng thế giúp chúng ta “hình dung các cảnh Giáng sinh và mời chúng ta tham dự vào lịch sử Cứu độ”.

Như thế máng cỏ đóng vai trò quan trọng trong việc “trao truyền đức tin”. Việc dựng máng cỏ có thể không quan trọng, có thể luôn giống nhau mà cũng có thể khác nhau mỗi năm. Điều quan trọng là ý nghĩa của máng cỏ: nơi Chúa Giêsu sinh ra trong hình hài em bé nói lên tình yêu của Ngài đối với mỗi người chúng ta.

Đức Phanxicô nhấn mạnh, máng cỏ mang nhiều huyền nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu, giúp chúng ta gần gũi với các huyền nhiệm này hơn trong đời sống hàng ngày. Vì thế máng cỏ nơi Chúa sinh ra trở thành nôi của Đấng là bánh từ trời ban xuống, là thực phẩm nuôi sống nhân loại chúng ta.

Các dấu hiệu khác nhau của máng cỏ

Trong tông thư, Đức Phanxicô đưa ra các yếu tố khác nhau để trang hoàng máng cỏ như các con giống. Từ các dấu hiệu này, mỗi dấu hiệu tự nó mang ý nghĩa. Nếu “bầu trời đầy sao” tượng trưng khoảnh khắc Chúa hiện diện trong “đêm” của sự sống, để trả lời cho các câu hỏi về ý nghĩa của cuộc hiện sinh thì “cảnh đổ nát” là dấu chỉ hữu hình của “nhân loại sa ngã” và chứng tỏ sự “mới mẻ” Chúa Kitô mang đến cho thế giới xưa cũ. Các thiên thần và ngôi sao Bêlem là dấu hiệu mời gọi chúng ta lên đường đến máng cỏ hang lừa để thờ lạy Chúa.

Đức Phanxicô nói thêm, đôi khi trong máng cỏ người ta trang hoàng thêm các con giống, các hình tượng này không liên quan gì đến câu chuyện của Tin Mừng. Dù vậy, trí tưởng tượng này nói lên chỗ đứng đã được Chúa dự định cho “tất cả con người và mọi tạo vật”. Các mục đồng, người thợ rèn, người làm bánh, người nhạc sĩ đại diện cho sự “thánh thiện trong đời sống hàng ngày, niềm vui làm những chuyện trong cuộc sống một cách phi thường”.

Trung tâm máng cỏ là Thánh gia: Đức Mẹ đang nhìn ngắm con mình, Thánh Giuse mang hình ảnh người cha bảo vệ và Chúa Giêsu ở giữa máng cỏ. “Thiên Chúa trong hình hài Giêsu bé nhỏ để được chúng ta ôm vào lòng mình. Trong sự yếu đuối và mong manh ẩn giấu một quyền lực tạo dựng và biến đổi tất cả. Việc Chúa giánh sinh trên quả đất là việc có vẻ như “không thể có được” nhưng dù vậy “Chúa Giêsu là hài đồng và trong hình hài em bé, Ngài đã mạc khải tình yêu vĩ đại của mình”.

Đức Phanxicô kết thúc bức thư: “Sự kiện này khơi dậy niềm vui và kiêu ngạo trong lòng người tín hữu, bởi vì sự kiện này đặt con người trước “mầu nhiệm lớn lao của sự sống”, mầu nhiệm Nhập Thể”.

Đức Phanxicô ký bức thư tại Greccio ngày 1 tháng 12-2019.

 PopeFrancis_01Dec2019_12.jpg
PopeFrancis_01Dec2019_13.jpg
PopeFrancis_01Dec2019_14.jpg
PopeFrancis_01Dec2019_15.jpg

Marta An Nguyễn dịch

(phanxico.vn 02.12.2019/ cath.ch, 2019-12-01)